1.2.2 .2Marketing
2.3 Những đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại
Ban điều hành Ngân hàng LD Shinhan Vina luôn đặt ra mục tiêu hàng đầu là phát triển bền vững và ổn định. Khách hàng mục tiêu của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam và các cá nhân người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Chính vì các mục tiêu trên ngân hàng chỉ mở các chi nhánh nơi có các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Ngân hàng LD Shinhan Vina đang đi theo chiến lược tập trung với nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là các nhà đầu tư Hàn Quốc và các cá nhân người Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam. Nhưng nếu ngân hàng chỉ phục vụ một nhóm đối tượng như trên thì ngân hàng khơng thể tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và ngân hàng cũng không thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng được vì chi phí sẽ tăng cao.Trên con đường phát triển của mình, một lúc nào đó ngân hàng hoặc sẽ đứng trước hai lựa chọn:
-Phát triển theo chiều dọc: tức là tập trung vào sản phẩm chính đồng thời mở rộng nguồn cung cấp và kênh phân phối.
-Phát triển theo chiều ngang: bằng cách đa dạng hóa sản phẩm thậm chí mở rộng thêm những ngành nghề mới không liên quan nhiều đến lĩnh vực đang hoạt động.
Vậy đâu là sự lựa chọn tối ưu cho ngân hàng? Đa số các doanh nghiệp thành công thường chuyên biệt để khác biệt. Các công ty theo hướng tập trung thường thành công trong dài hạn. Khi áp dụng chiến lược này họ hình thành trong tâm trí khách hàng về sản phẩm dịch vụ của mình. Từ Microsoft đến IBM, từ McDonald đến Burger King, Volvo đến Chrysle tất cả đều cho thấy những cơng ty tập trung là những hình mẫu của sự ổn định, phát triển bền vững và thành công.
Ngân hàng phục vụ cho nhóm đối tượng là doanh nghiệp Hàn quốc, các doanh nghiệp này đã có quan hệ sử dụng dịch vụ của Shinhan Bank tại Hàn Quốc nên ngân hàng LD Shinhan Vina hiểu rõ được năng lực tài chính, điều hành của cơng ty mẹ tại Hàn Quốc do đó sẽ hạn chế được rủi ro khi phục vụ các nhóm khách hàng này.
Tốc độ phát triển về vốn huy động và cho vay năm sau luôn cao hơn các năm trước và ngân hàng LD Shinhan Vina luôn phát triển ổn định.
Tuy nhiên ngân hàng chỉ tập trung vào thị trường mục tiêu với một phân khúc nhỏ so với toàn bộ thị trường nên ngân hàng có một số hạn chế sau:
-Sản phẩm khơng đa dạng: ngân hàng chưa có sản phẩm dịch vụ như cho vay tài trợ mua nhà, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, huy động vốn bằng vàng, phát hành thẻ tín dụng, chi trả kiều hối, …
-Nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước giao dịch với ngân hàng ít do lãi suất huy động của ngân hàng thấpvà phí dịch vụ cao hơn so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
-Ngân hàng chưa tiếp cận và chưa thuyết phục được các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng do đó ngân hàng chưa huy động được nguồn vốn có giá rẻ từ các tập đoàn này.
Theo nhận định của các chuyên gia ngân hàng thì xu hướng nhóm khách hàng lớn chiếm tỷ lệ cao trong tương lai về sử dụng dịch vụ ngân hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng cá nhân. Hiện nhóm khách hàng này chưa được ngân hàng LD Shinhan Vina quan tâm đúng mức trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần đang phục vụ rất tốt cho nhóm này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích tình hình thực tế tại Ngân hàng LD Shinhan Vina đã chỉ ra rằng mỗi ngân hàng đều có những điểm mạnh và những điểm yếu cũng như ln ln có các cơ hội và thách thức trong kinh doanh.
Ngân hàng LD Shinhan Vina có nguồn vốn cịn tương đối nhỏ so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Các sản phẩm dịch vụ chưa đa
dạng. Mạng lưới hoạt động còn khiêm tốn. Marketing và quảng bá thương hiệu yếu. Công nghệ ngân hàng mới chỉ đáp ứng được cho giai đoạn hiện nay. Đặc biệt cơ chế liên doanh tạo ra những yếu điểm trong quản trị và điều hành ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng có một lượng
khách ổn định là các công ty Hàn Quốc và được sự giúp đỡtừ hai ngân hàng mẹlà Vietcombank và Shinhan Bank.
Trên cơ sở này ngân hàng đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù
hợp với điều kiện của mình.Qua phân tích mơi trường cạnh tranh ở trên
càng giúp cho nhà quản lý ngân hàng nhìn thấy rõ ngân hàng LD
Shinhan Vina đang ở vị trí nào trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Các phân tích này là những dữ liệu cần thiết giúp cho việc ra quyết
định ngắn hạn cũng như dài hạn trong việc cạnh tranh giữa ngân hàng
với các ngân hàng khác trên địa bàn. Trên cơsởnày chương ba sẽ đề ra các chiến lược cạnh tranh của ngân hàng LD Shinhan Vina.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH
3.1 Định hướng phát triển chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng LD Shinhan Vina
3.1.1 Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2020
Theo lộ trình hội nhập đã cam kết với WTO, Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng cho các ngân hàng nước ngoài vào năm 2010. Thị trường tài chính Việt Nam là một bộ phận của thị trường tài chính quốc tế, sân chơi cho các ngân hàng Việt Nam sẽ rộng hơn và luật chơi cũng sẽ công bằng hơn. Đồng thời với sự mở cửa thị trường tài chính tiền tệ thì các ngân hàng Việt Nam sẽ cạnh tranh gay gắt hơn và sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Trước yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra các mục tiêu chiến lược đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:
-Mục tiêu phát triển ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến 2010
và định hướng chiến lược đến năm 2020:
Theo quyết định của Chính phủ tại cơng văn số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu cho ngành ngân hàng Việt Nam là đổi mới Ngân hàng Nhà nước trong đó xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoáitheo cơ chế thị trường.
-Mục tiêu phát triển các Tổ chức Tín dụng Việt Nam đến 2010
và định hướng chiến lược đến năm 2020:
Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động Ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển hệ thống tín dụng hoạt động an tồn và hiệu quả.
Phát triển và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh tốn với chất lượng cao.
Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Bảo đảm quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh.
Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài theo cam kết củaViệt Nam với quốc tế.
Tiếp tục củng cố, lành mạnh hóa và phát triển các ngân hàng cổ phần, ngăn ngừa và xử lý kịp thời không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng.
Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển an toàn, hiệu quả.
Một số chỉ tiêu cụ thể về hoạt động ngân hàng đến 2010: Tăng trưởng bình qn tín dụng (%/năm) 18%-20%
Tỷ lệ an tồn vốn đến năm 2010(%) Không dưới 8% Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ đến năm 2010 Dưới 5%
Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến 2010 Chuẩn mực quốc tế Basel I Tăng cường năng lực thể chế (Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động): Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM. Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm. Xúc tiến sự hiện diện thương mại của NHTM Việt Nam ở các nước. Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển hệ thống thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trungtoàn hệ thống.
Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính): Nâng cao năng lực tài chính của các NHTM về quy mô và chất lượng. Tăng vốn
tài sản có, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản. Tăng vốn tự có bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất mua lại. Kiên quyết xử lý những NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. Từng bước cổ phần hóa các ngân hàng thương mại theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội và an toàn hệ thống. Trong tương lai Nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTM Nhà nước được cổ phần hóa.
Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng. Tạo cơ hội cho các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế.
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích. Tiếp cận nhanh dịch vụ ngân hàng có hàm lượng cơng nghệ cao. Đến năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam phấn đấu phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng ngang tầm với khu vực và có khả năng cạnh tranh quốc tế.
-Định hướng phát triển hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt
động ngân hàng đến 2010:
Xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD. Ban hành luật các TCTD mới thay cho luật các TCTD cũ nhằm phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả.
-Định hướng phát triển cơng nghệ và hệthống thanh tốn ngân
hàng đến năm 2010:
Phấn đấu xây dựng hệ thống thanh tốn ngân hàng an tồn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát triển của các nước trong khu vực.
Phát triển hệ thống thanh tốn điện tử trong tồn quốc, hiện đại hóa hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng và hệ thống thanh toán bù trừ và hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM.
-Định hướng phát triển thị trường tiền tệ đến 2010.
Tăng cường vai trò của NHNN trong việc giám sát, điều hành thị trường. Phát triển thị trường đấu thầu trái phiếu, tín phiếu kho bạc, …tăng số lượng chứng khốn có độ an tồn và tính thanh khoản cao.
3.1.2 Định hướng phát triển Ngân hàng LD Shinhan Vina
Trong giai đoạn mới sau khi Việt Nam tham gia WTO, quá trình hội nhập vào thị trường tiền tệ thế giới sẽ ngày càng sâu rộng hơn, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn hơn đòi hỏi ngân hàng càng phải chuẩn bị tốt hơn nếu muốn thành cơng. Trước tình hình đó ngân hàng LD Shinhan Vina phải luôn luôn năng động trong việc huy động vốn và cho vay trên thị trường, nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển sản phẩm đa dạng phấn đấu đưa ngân hàng ngang tầm với các ngân hàng lớn tại Việt Nam và trong khu vực ASEAN. Thực hiện theo phương châm kinh doanh “ An toàn-Hiệu quả-Phát triển bền vững- Hội nhập quốc tế”.
Các mục tiêu mà ngân hàng đưa ra:
-Tăng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh đồng thời cấp hạn mức tín dụng cho một số khách hàng mớicó chọn lọc.
-Hợp tác tốt với đối tác là Vietcombank trong việc cung cấp tín dụng cho một số dự án lớn thơng qua cho vay hợp vốn.
-Điều chỉnh chính sách tín dụng, bao gồm cả chính sách lãi suất tín dụng nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác.
-Quan tâm đến cho vay mua nhà, mua căn hộ chung cư với định hướng tập trung vào các dự án căn hộ, toà nhà văn phòng cho thuê từ các chủ đầu tư Hàn Quốc.
-Sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn tiền gửi của khách hàng.
-Ngoài những sản phẩm cho vay truyền thống, ngân hàng cần phải đa dạng hoá danh mục đầu tư bằng cách đưa ra các sản phẩm cho vay như cho vay đầu tư chứng khoán,cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng, …
-Thường xuyên kiểm tra tình trạng tài chính, sử dụng vốn vay và tình trạng tài sản thế chấp của khách hàng vay.
-Tập trung nguồn vốn lớn để cho vay trên thị trường liên ngân hàng, quan tâm và cung cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng cổ phần nhằm tăng dư nợ cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
-Thiết lập phần mềm Reuter’s Dealing để chắc chắn mọi giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện nhanh chóng an tồn và hiệu quả.
-Đa dạng hoá các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận từ các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay và có kỳ hạn.
-Mua trái phiếu chính phủ một cách phù hợp nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận.
-Duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng lớn nhằm ổn định được nguồn vốn huy động và cho vay.
-Chuẩn bị tốt kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng được quy định tăng vốn từ ngân hàng nhà nước theo lộ trình đã đề ra.
-Chuẩn bị mở thêm mỗi năm ít nhất một chi nhánh tại các địa điểm thuận lợi để phục vụ khách hàng mới và phục vụ khách hàng truyền thống mà các khách hàng này ở xa các chi nhánh hiện tại của ngân hàng LD Shinhan Vina.
-Hoàn thiện hệ thống OASIS nhằm đáp ứng được nhu cầu giao dịch đa dạng trong tương lai và đáp ứng kịp thời truy suất số liệu báo cáo quản lý theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc.
-Thay đổi lại cấu trúc ngân hàng bằng việc tách một số phòng ban cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới đặc biệt tập trung phát triển nguồn nhân lực cho Phòng Tiếp thị và Quảng bá thương hiệu.
-Lập kế hoạch chiến lược đào tạo nhân viên trong giai đoạn từ nay đến năm 2012.
-Tập trung vào dịch vụ ngân hàng bán lẻ thay vì chỉ phục vụ các doanh nghiệp nhưthời gian qua.
3.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng LD Shinhan Vina LD Shinhan Vina
Để cạnh tranh ngân hàng LD Shinhan Vina cần thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đổi mới quản trị điều hành, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu và marketing, mở rộng mạng lưới,…
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
3.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính
Nghị định 141/2006/ND-CP ban hành ngày 22/11/2006 của Chính