CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan về nghề sản xuất rượu đế Gò Đen
4.1.2 Điều kiện tự nhiên
i. Vị trí địa lý của huyện Bến Lức
Bến Lức nằm phía Đơng tỉnh Long An, phía Bắc giáp huyện Đức Hồ và Bình Chánh, phía Đơng giáp huyện Cần Giuộc và Cần Đước, phía Nam giáp huyện Tân Trụ
và Thủ Thừa. Huyện Bến Lức có diện tích 285,83 km2, dân số 131.964 người, mật độ
trung bình là 462 người/km2 18
Bến Lức có 1 thị trấn, 14 xã và chia làm 2 vùng rõ rệt. Vùng phía Nam khơ ráo,
độ cao từ 0,5m đến 2m, dân cư đông đúc, hệ thống đường bộ thuận tiện, gồm các xã: Bình Đức, Nhựt Chánh, An Thạnh, Mỹ Yên, Long Hiệp, Phước Lợi, Thạnh Phú và thị trấn Bến Lức. Phía Bắc thuộc vùng Đồng Tháp Mười, địa hình trũng, phần lớn sình lầy, đất hoang còn khá rộng, dân cư thưa thớt, gồm xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà, Lương Hoà, Tân Bửu, Thạnh Đức.
ii. Điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu
KV nghiên cứu thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nên các số liệu về điều kiện khí hậu theo trạm Tân An (số liệu thống kê từ năm 2005-2007).
Nhiệt độ
Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, 2 và tháng 12. Nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và
tháng 5. Nhiệt độ trung bình các năm (2005-2007) tại trạm Tân An là 26,5 0C.
Lượng mưa
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa khoảng 1.272mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa khoảng 92 mm.
Độ ẩm khơng khí
Chế độ nắng
Nếu quy ước tháng có trên 200 giờ nắng thì tại Long An từ tháng 11 đến tháng 5, tháng có số giờ nắng nhỏ hơn 200 giờ nắng từ tháng 6 đến tháng 11.
Khi ủ men do nhiệt độ, độ ẩm, chế độ nắng, v.v ảnh hưởng đến quá trình lên men, lượng nước thêm vào. Nếu thời tiết nắng quá trình lên men xảy ra nhanh hơn, cơm rượu ủ men ra nhiều nước thì lượng nước chan thêm vào ít và ngược lại. Đây cũng là kinh nghiệm quan trọng trong q trình SX rượu thủ cơng.
iii. Nguồn nước
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An, (1999) dẫn theo ‘Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH huyện Bến Lức, tỉnh Long An thời kỳ 1998-2010’, trang 7, Bến Lức có nước mặt và nước ngầm. Nước mặt từ các sông rạch và nước mưa.
Ngày lấy mẫu: 09/05/2008. Vị trí: giếng khoan tại nhà máy cấp nước thị trấn Bến Lức ở độ sâu 190m. TCVN 5944-1995: quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
Bảng 1. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
Thơng số Đơn vị Kết quả TCVN 5944 – 1995
pH - 6,45 6,50 – 8,50 Độ cứng tổng cộng mgCaCO3/l 113 300 – 500 Clorua mg/l 169,00 200 – 600 Nitrat mg/l 0,70 45,00 Sunfat mg/l 42,00 200 – 400 Sắt mg/l 8,33 1 – 5
Nguồn: Trung tâm Thông tin và Tài nguyên môi trường Long An, 2008
Mẫu nước (bảng 1) có hàm lượng sắt vượt TCVN 5944- 1995. Nước có nhiều sắt thường có màu vàng và mùi tanh, xử lý bằng cách để nguồn nước đó ở ngồi trời khoảng 2 ngày, lóng cặn. Ngồi ra, có thể dùng phèn chua giã nhỏ để sắt và phèn kết tủa. Hay là sử dụng phương pháp lọc.
Phương pháp lọc: cho nước qua khối vật liệu lọc bằng cát, than hoạt tính, vải lọc. Khối vật liệu này giữ lại các chất bẩn như bùn, sét, hạt thể keo, các hạt nhỏ từ các chất hữu cơ trong tự nhiên,v.v. Bể lọc thường có hai bể, bể trên chứa vật liệu lọc, bể dưới chứa nước đã lọc.
iv. Thổ nhưỡng
Cũng theo nguồn thơng tin trên, Bến Lức có 14 loại đất, chủ yếu là đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất sét lẫn bụi, v.v.
Đất phèn: diện tích 15.166,83 ha, chiếm 53,04% diện tích tồn huyện, chủ yếu tại
xã vùng phía Bắc. Nồng độ độc tố rất cao Cl-, SO-2, Al+3, Fe+3. Đất phèn trồng các loại
cây như thơm, mía, bàng, tràm, khoai mì, khoai mỡ, v.v.
Đất phù sa: diện tích 9.867,6 ha, chiếm 34,47% diện tích tồn huyện, chủ yếu tại các xã vùng phía Nam. Đất phù sa là loại đất tốt cho năng suất lúa cao và nhiều vụ trong năm.