7. Kết cấu và tóm lược đề tài
1.3. Cơ sở thực nghiệm
Năm 1995, Ernst &Young đã bắt đầu khảo sát các tập đoàn đa quốc gia trong vấn đề thuế quốc tế và đặc biệt tập trung vào chuyển giá, cuộc điều tra chuyển giá gần đây nhất là vào năm 2007- 2008. Theo điều tra của Ernst &Young, chuyển giá đang trở thành vấn đề toàn cầu và là một trong những vấn đề về thuế quan trọng nhất mà các tập đoàn đa quốc gia đang phải đối mặt. Kết quả của cuộc khảo sát phản ánh một số lượng gia tăng các quốc gia đã quan tâm đến chuyển giá thông qua việc đưa ra và cải tiến các quy định về chuyển giá, bao gồm cả các yêu cầu về tài liệu và tăng cường thực thi các hoạt động kiểm toán tương ứng với sự đa dạng của vấn đề chuyển giá mà các tập đoàn đa quốc gia đang phải đối mặt. Thơng thường các tập đồn đa quốc gia quan tâm đến thiết lập chuyển giá phù hợp và tuân theo các quy định khác về chuyển giá để tránh rủi ro bị đánh thuế hai lần và chế tài về thuế. Các cuộc khảo sát trên chỉ ra rằng 40% các tập đoàn đa quốc gia nhận thấy họ đang phải đối mặt với các vấn đề quan trọng về thuế. Thêm vào đó, 74% các cơng ty mẹ của các tập đoàn đa quốc gia và 81% công ty phụ thuộc trong cuộc khảo sát tin rằng chuyển giá là “vấn đề nghiêm trọng” hoặc “rất quan trọng” đối với các tổ chức của họ trong hai năm tới.
1.3.1. Phân nhóm các cơ chế kiểm sốt việc định giá
Theo nguyên cứu của Jesper Solgaard, chuyên gia thuế quốc tế của Ernst & Young (Singapore), có thể chia các quốc gia đã áp dụng quy định để kiểm soát giá trong các giao dịch liên kết thành 3 nhóm chính.
* Nhóm 1: Nhóm đã xây dựng được hệ thống kiểm sốt giá. Đặc điểm của nhóm này là các quốc gia đã xây dựng được một bộ điều lệ hồn chỉnh để kiểm sốt việc định giá. Các cơ quan thuế đã và đang thi hành các quy định này một cách toàn diện trong một thời gian. Đại diện của nhóm này có thể kể đến như Mỹ, Đức, Italia, Anh, Pháp, Hà Lan, Úc, Nhật…
* Nhóm 2: Nhóm đã quan tâm đến việc kiểm soát định giá được một thời gian. Điểm nổi bật của nhóm này là các luật lệ đã được ban hành và có hiệu lực. Các cơ quan thuế rất tích cực trong việc thi hành các luật lệ. Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn đề nhìn chung vẫn chưa nhất quán (ở Châu Á). Một số đại diện của nhóm này bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hungary, …
* Nhóm 3: Nhóm vừa mới quan tâm đến việc kiểm sốt định giá. Đặc điểm của nhóm này là cách tiếp cận việc xác định giá chuyển nhượng của các cơ quan thuế vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi. Một số quốc gia trong nhóm này bao gồm Hồng Kơng, Việt Nam, Indonesia…Nhìn chung, đa số các quốc gia đang chuyển dần sang nhóm hai bằng việc văn bản hóa tất cả các quy định liên quan.
1.3.2. Kết quả khảo sát của Ernst & Young Singapore trên phạm vi toàn cầu cầu
Để hiểu rõ hơn về tình hình áp dụng các quy định về định giá giao dịch sòng phẳng trên thế giới, Ernst & Young (tại Singapore) - một trong bốn tập đồn kiểm tốn lớn nhất thế giới - đã thực hiện một khảo sát từ cuối năm 2005. Khảo sát được thực hiện trên 348 công ty mẹ và 128 công ty con ở 22 quốc gia thuộc Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á–Thái Bình Dương. Kết quả khảo sát được Jesper Solgaard trình bày trong hội thảo cấp cao về chuyển giá toàn cầu (Global Transfer Pricing Summit) do Fortress intelligence tổ chức vào cuối tháng 4 năm 2007 tại Singapore.
1.3.2.1. Kiểm tra chính sách xác định giá của tập đồn
Khảo sát ở bảng 1.2 cho thấy, hơn 2/3 các doanh nghiệp bị kiểm tra về chính sách xác định giá giao dịch sòng phẳng, và 44% mẫu kiểm tra dẫn đến những điều chỉnh về giá. Điều này cho thấy vai trị của chính sách xác định giá trong giao dịch liên kết là hết sức quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tránh được những điều chỉnh thuế sau này. Từ những điều chỉnh thuế của cơ quan kiểm tra, có đến 19% doanh nghiệp phải gánh chịu việc đánh thuế hai lần. Xét trên khía cạnh từng châu lục, những con số khảo sát ở châu Mỹ thì cao hơn số trung bình của thế giới. Ngược lại, các chỉ số của Châu Á–Thái Bình Dương lại thấp hơn đáng kể. Điều này thể hiện rõ một điều rằng ở những nơi mà các quy định về xác định chuyển giá đã thực sự đi vào đời sống và đã được hệ thống hóa cao độ thì mức độ kiểm sốt của cơ quan thuế càng khắt khe. Thực tế này cho thấy, rủi ro về phạt thuế do xác định chuyển giá không hợp lý ở khu vực Châu Á–Thái Bình Dương trong tương lai sẽ rất cao một khi trình độ kiểm tra của cán bộ thuế được ngày một nâng cao trong khi
doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng chính sách định giá phù hợp.
Bảng 1.2: Cơ quan thuế kiểm tra các chính sách về chuyển giá
Tồn cầu Châu Mỹ Châu Á-TBD Châu Âu
Thực hiện kiểm tra về chuyển giá 65% 66% 47% 69% Kiểm tra dẫn đến điều chỉnh giá 44% 55% 21% 42% Những điều chỉnh giá dẫn đến đánh thuế hai lần 19% 22% 26% 17%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
1.3.2.2. Việc tuân thủ quy định về chứng từ chuyển giá
Có thể nói, hồ sơ định giá theo ALP trong giao dịch với bên liên kết là bằng chứng quan trọng chứng minh sự tuân thủ các quy định hiện hành. Hồ sơ này phản ánh cách nhìn nhận về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật định và trình độ của doanh nghiệp về định giá giao dịch sòng phẳng. Mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về kiểm sốt chuyển giá, các tập đồn đa quốc gia cũng sẽ có những cách tiếp cận khác nhau để có được hiệu quả cao nhất. Xét trên tồn thế giới, có đến 33% các tập đồn chuẩn bị hồ sơ trên phạm vi tồn cầu, có nghĩa sẽ có một bộ phận chuyên trách kiểm soát chuyển giá sao cho mang lại hiệu quả cao nhất cho tập đoàn. Tuy nhiên, do quy định rất khác nhau giữa các quốc gia nên có 30% tập đồn lựa chọn cách chuẩn bị hồ sơ riêng lẻ theo từng quốc gia nhằm tuân thủ tối đa các yêu cầu của địa phương. Trên thế giới có đến 33% các doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hồ sơ khi được yêu cầu trên từng quốc gia riêng lẻ. Điều này đặt doanh nghiệp trong một rủi ro rất lớn bởi vì thời hạn bổ sung hồ sơ thường rất ngắn và việc tìm kiếm những thơng tin cần thiết cho hồ sơ là việc làm hoàn tồn khơng dễ dàng.
Nhìn lại Châu Á, ta thấy gần một nửa doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hồ sơ khi cần thiết. Nguyên nhân có thể kể đến là do các quy định về chuyển giá
còn quá mới mẻ đối với doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế. Vì vậy, doanh nghiệp tỏ ra bị động và chưa nhận thức rõ được vai trò của chứng từ chuyển giá trong giao dịch với bên liên kết.
Bảng 1.3: Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á–TBD Châu Âu
Chuẩn bị đồng thời, trên phạm vi toàn cầu 33% 28% 26% 39% Chuẩn bị riêng lẻ cho từng quốc gia và điều chỉnh theo
luật địa phương 30% 33% 12% 32%
Chỉ chuẩn bị khi cần thiết, riêng lẻ theo từng quốc gia 33% 35% 47% 27%
Không chuẩn bị hồ sơ 4% 4% 16% 2%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
Hồ sơ chuyển giá là một thủ tục bắt buộc theo luật định, việc nhìn nhận đúng đắn mục đích của việc chuẩn bị hồ sơ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ. Theo kết quả khảo sát trên bình diện tồn cầu, 3 mục tiêu chính được các doanh nghiệp lựa chọn là tính nhất quán, giảm thiểu các rủi ro phạt thuế có thể có và để đối phó với cơ quan thuế. Khả năng thơng qua việc chuẩn bị hồ sơ để hoạch định thuế lại không được đánh giá cao. Khu vực châu Á, các doanh nghiệp lại dành 47% cho mục đích giảm thiểu rủi ro. Điều đó là do những quy định về chuyển giá chưa thực rõ ràng, minh bạch, nên hồ sơ là cơng cụ chính để các doanh nghiệp tự bảo vệ mình.
Bảng 1.4: Mục đích chính của việc chuẩn bị hồ sơ xác định chuyển giá
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á–TBD Châu Âu
Tính nhất quán 28% 24% 25% 32%
Giảm thiểu rủi ro 24% 20% 47% 22%
Đối phó với cơ chế kiểm soát 18% 26% 11% 14%
Giảm tối đa chi phí tuân thủ 11% 15% 6% 8%
Khả năng nhận diện cơ hội hoạch định thuế 9% 10% 6% 10% Tùy theo trường hợp/quyết định chiến lược hay đối phó 6% 2% 3% 10%
Theo thơng lệ/chính sách cơng ty 3% 2% 3% 3%
Ernst & Young, Singapore
Khi đánh giá về tầm quan trọng của hồ sơ xác định chuyển giá so với hai năm trước, thì đa số ý kiến đều cho rằng hiện nay hồ sơ có vai trị quan trọng hơn. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của các quy định về chuyển giá. Bởi vì, các cơ quan thuế đang dần chuyển sang giai đoạn văn bản hóa mọi thủ tục và xây dựng hồn thiện hệ thống kiểm sốt. Tuy nhiên, ở Châu Á, có đến 40% ý kiến cho rằng vai trò của hồ sơ là như nhau so với hai năm trước. Đây là con số cao nhất so với các khu vực khác. Một trong những nguyên nhân chính là do hầu hết các quốc gia châu Á đều trong giai đoạn tìm hiểu và cố gắng hồn thiện các quy định liên quan.
Bảng 1.5: Tầm quan trọng của hồ sơ so với hai năm trước
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á - TBD Châu Âu
Quan trọng hơn 71% 68% 58% 76%
Kém quan trọng hơn 2% 2% 2% 2%
Quan trọng như nhau 27% 30% 40% 22%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
Do có những khác biệt về các quy định định giá theo ALP, các giai đoạn phát triển kinh tế, điều kiện kinh tế, v.v…, nên cách nhìn nhận về những dấu hiệu dẫn đến việc định giá giao dịch sịng phẳng khơng hợp lý cũng khác nhau. Theo số liệu khảo sát ở bảng 1.5 ta thấy, trên thế giới, một khi doanh nghiệp bị kiểm tra, các cơ quan Tài chính tăng cường kiểm tra giám sát thì có đến 71% nguy cơ doanh nghiệp bị kiểm tra về việc định giá của chuyển giá. Tiếp đến là việc thay đổi giá giao dịch sòng phẳng qua các năm cũng sẽ dẫn đến 60% nguy cơ bị cơ quan thuế kiểm tra về chuyển giá.
Những giao dịch có giá trị lớn, những điều chỉnh giảm về thu nhập chịu thuế, hay những doanh nghiệp khai báo lỗ liên tục trong một số năm cũng là những đối tượng mà các cơ quan thuế nghi vấn. Đối với Châu Á, ngoài những
dấu hiệu trên, các cơ quan thuế cũng quan tâm nhiều đến những giao dịch phức tạp. Điều đó một phần là do tập quán của các doanh nghiệp khu vực này thường sử dụng những giao dịch chồng chéo để che dấu bản chất thực sự của giao dịch.
Bảng 1.6: Các trường hợp có nguy cơ cao bị kiểm sốt về chuyển giá
Toàn cầu Châu Mỹ Châu Á-TBD Châu Âu
Các cơ quan tài chính gia tăng việc kiểm tra và đối
tượng thi hành 71% 81% 67% 64%
Thay đổi giá chuyển nhượng 60% 55% 67% 63%
Các giao dịch giá trị lớn 58% 54% 58% 61%
Thay đổi về thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp 56% 50% 42% 64%
Khai báo lỗ 56% 55% 60% 56%
Luật lệ mới ban hành 51% 50% 37% 55%
Doanh nghiệp tái cơ cấu lại 50% 45% 35% 59%
Tính phức tạp của giao dịch 48% 47% 60% 47%
Nguồn: Jesper Solgaard, Định giá giao dịch ở Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Ernst & Young, Singapore
Việc tuân thủ theo các quy định về chuyển giá có tầm quan trọng đặc biệt trong hầu hết các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, mỗi tập đồn lại có cách tiếp cận khác nhau, hồ sơ có thể được chuẩn bị trên phạm vi tập đoàn hay chuẩn bị riêng lẻ theo quốc gia, hoặc chỉ chuẩn bị khi cần thiết.
1.3.3. Nghiên cứu của các học giả
Năm 2006, hai tác giả Catarina và Caroline Samuelsson trong bài luận “Yêu cầu về chứng tư chuyển giá” đã nêu lên những vấn đề liên quan đến việc đánh giá giá giao dịch sịng phẳng (ALP). Một trong những vấn đề chính trong việc đánh giá ALP là sự khó khăn trong việc tìm kiếm các giao dịch có tính so sánh giữa các bên độc lập. Điều này phần lớn là do sự gia tăng liên kết thị trường trong thị trường nội bộ, cũng như sự quan trọng của các sản phẩm vơ hình. Bởi vì cấu trúc kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia khác nhau
về bản chất đối với cấu trúc của các bên độc lập nên điều này cũng làm phức tạp hóa khả năng thực hiện so sánh. Điều này dẫn đến sự thích hợp trong việc sử dụng các đối chiếu từ cơ sở dữ liệu thương mại. Một kết quả khác của việc thiếu các đối chiếu là các đối chiếu về lợi nhuận sẽ được sử dụng như là các cơ sở tham khảo. Các phương thức khác để tìm kiếm các đối chiếu là internet (ví dụ như các trang web của doanh nghiệp), các tổ chức thương mại/ngành, các hướng dẫn ngành, và các nghiên cứu lĩnh vực của IBFD (ví dụ như về dược phẩm).
Một vấn đề khác liên quan đến đối chiếu là các cơ quan quản lý thuế thích sử dụng các đối chiếu nội địa trong việc khảo sát các tiêu chuẩn theo ALP. Kết quả dẫn đến các quốc gia thường không chấp nhận cơ sở dữ liệu của nhau. Lý do mà cơ quan thuế thích đối chiếu nội địa là vì tác động của sự khác biệt trong thị trường và dựa trên thực tế rằng có sự khác biệt hệ thống kế tốn giữa các quốc gia, tác động đến khả năng đối chiếu của các dữ liệu tài chính. Thơng thường, chi phí tn thủ gia tăng khi một tập đoàn đa quốc gia phải tìm kiếm các đối chiếu quốc nội cho mỗi quốc gia mà nó hoạt động. Tuy nhiên việc cung cấp các đối chiếu có thể chấp nhận được là một điều kiện tiên quyết để chứng nhận giá thị thường bởi cơ quan thuế; và từ đó làm giảm nguy cơ của việc điều chỉnh, đánh thuế hai lần và các chế tài khác.
Các đối chiếu giữ vai trò trung tâm để xác định giá giao dịch sịng phẳng và như thế nó cũng quan trọng như đối với việc yêu cầu tuân thủ các yêu cầu tài liệu. Cũng như các yêu cầu tài liệu được thiết kế cho cơ quan thuế để biết được nguyên tắc giá sịng phẳng có được tơn trọng hay không, nếu việc lựa chọn các đối chiếu khơng được chứng nhận thì một tập đồn đa quốc gia khơng thể được chứng nhận về tài liệu. Và việc lựa chọn phương pháp sẽ quyết định việc đối chiếu nào nên được sử dụng. Do đó việc lựa chọn phương
chức năng ngăn ngừa bị thanh tra. Theo quan điểm thực tế là các quốc gia khác nhau quy định các đòi hỏi khác nhau về tài liệu, các tập đoàn đa quốc gia phải được cảnh báo để đảm bảo rằng sự lựa chọn phương pháp và các đối chiếu thỏa mãn đòi hỏi của mỗi cơ quan thuế có liên quan. Bất kể các nghiên cứu tương tự có được thực hiện hay khơng (ví dụ như Mỹ và Đức), các bộ tài liệu khác nhau vẫn phải được thiết lập do nhiều phương thức tiếp cận khác nhau khi nó trở thành bộ tài liệu thỏa mãn. Đây có vẻ là một thực tế khơng