Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG Ở H KRÔNG PA
3.2. Đặc điểm tự nhiên – xã hội
3.2.1. Tự nhiên
Krông Pa là huyện miền núi thuộc tỉnh Gia Lai, cách tỉnh lỵ Pleiku 135km về
phía Đơng nam theo Quốc lộ 25. Đất đai có nhiều loại, tầng dầy đảm bảo, hầu hết đều phát sinh từ đá Macma axit hoặc sản phẩm bồi tụ của nó với thành phần cơ giới
nhẹ, tỷ lệ cát và sét lớn. Khí hậu đặc trưng có 2 mùa khô và mưa rõ rệt, với: Nhiệt
độ trung bình hàng năm(TBHN) 25,50C, lượng mưa TBHN 1231.8 mm, Độ ẩm
TBHN 82.0%.
Huyện Krơng Pa có diện tích tự nhiên rộng (162.814 ha). Trong đó, đất nơng nghiệp 41.892ha (gồm đất cây hàng năm 33.201ha, đất cây lâu năm 8.743 ha) đất
vườn tạp 1.459ha, đất lâm nghiệp 92.305ha, đất chưa sử dụng 19.743ha, đất chuyên dùng: 3.575ha và đất khu dân cư 512 ha… (Trích BC phịng Nơng nghiệp Huyện, năm 2008) với đặc điểm tự nhiên trên, huyện có nhiều tiềm năng phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn ni gia súc. Khó khăn tự nhiên lớn
3.2.2. Kinh tế - xã hội 3.2.2.1. Dân cư 3.2.2.1. Dân cư
Tổng dân số toàn huyện (31/12/2008) là 69.890 người, được phân bố 13 xã và 1 thị trấn. Người dân tộc Jrai có 48.470 người, chiếm tỉ lệ 68,82%, dân tộc khác
665 người chiếm 0,94%, còn lại là dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 30,24%. Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên năm 2008 là 1,87%. Mật độ dân số là 43 người/km2. Số lao động chính trong huyện là 33.275 người, chiếm 45% tổng dân số của huyện, số lao động phụ khoảng 2.353 người. Lực lượng này chủ yếu là lao động trong nông nghiệp chiếm 89,2%.
Theo đánh giá của “Chương trình 135” thì Krơng Pa là một huyện nghèo, có
8 xã đặc biệt khó khăn. Người dân có trình độ dân trí thấp và kinh tế chậm phát
triển. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số có phương thức canh tác lạc hậu, cịn mang nặng tính tự nhiên, tự cung và tự cấp. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn có số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ 42% (theo tiêu chí mới).
3.2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn. Trục giao thơng chính đường Quốc lộ 25 nối từ QL - 14 đến QL - 1A thường xuyên hư hỏng,
các tuyến liên xã chưa được nhựa hóa (Tổng chiều dài 235 km). Điện lưới Quốc gia
đã phủ kín (ngoại trừ các thôn bản của các xã như Krông Năng, xã Chư Đrăng,
IaRmok), tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2008 đạt khoảng 85%. Cơng trình thuỷ lợi (11 cơng trình) đã và đang được xây dựng với công xuất tưới cho hơn 7 ngàn ha trong
đó lúa 3.500ha, cây cơng nghiệp 3.500ha.
Ngành phi nông nghiệp chưa phát triển, ngành cơng nghiệp chế biến có: 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu (công suất 15.000 tấn/năm); 1 nhà máy sơ chế hạt điều (công suất 5.000 tấn/năm) và khoảng 600 lò sấy thuốc lá, 10 lị nung gạch, hơn 200 cơ sở chế biến lương thực và tiểu thủ công nghiệp nhỏ. Ngành
thương mại dịch vụ đạt 155,9 tỉ đồng (năm 2008) chiếm tỷ trọng 25,8% trong cơ
phịng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội đang cung cấp cho hơn 7 ngàn hộ vay vốn, tổng số tiền dư nợ trên 180 tỷ đồng.
3.2.2.3. Ngành nông nghiệp
Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành (theo giá 1994) đạt 216,65 tỷ đồng, tăng trưởng đạt 11,4%/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn (84,4%), ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm 15,6%. Tổng diện tích
sản xuất nơng nghiệp: 35.427 ha, tổng sản lượng lương thực qui lúa 22.378,3 tấn.
Trong đó, thóc 7.524 tấn, bình qn lương thực đầu người đạt 322 kg/người/năm.
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhờ nước trời, diện tích được tưới chỉ chiếm 7% tổng diện tích gieo trồng hàng năm, phương thức canh tác cịn lạc hậu, khơng
đầu tư thâm canh nên năng suất cây trồng hàng năm thấp. Với các loại cây trồng chính như sau:
- Lúa nước 02 vụ: 1.350 ha, năng suất bình qn đạt 40 tạ/ha; - Ngơ lai: 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 26 tạ/ha;
- Cây sắn: 9.540 ha, năng suất bình quân đạt 180 tạ/ha; - Cây thuốc lá vàng: 2.355 ha, năng suất bình quân 20 tạ/ha; - Cây mè (vừng): 2500 ha, năng suất bình quân 05 tạ/ha; - Cây đậu các loại: 2500 ha, năng suất bình quân 05 tạ/ha; - Cây điều: 5.200 ha, năng suất bình quân 3,3 tạ/ha.
Chăn nuôi: Tổng số đàn gia súc 159.358 con, trong đó: Đàn trâu 198 con; Đàn bò 55.728 con (tỉ lệ đàn bê lai khoảng 12%);Đàn heo 11.754 con; Đàn ngựa 30
con; Đàn dê và cừu 12.019 con; Đàn gia cầm 79.621 con).
Nuôi trồng thủy sản: Diện tích ni trồng thủy sản năm 2008 đạt 604,52ha, sản lượng đạt 55,77 tấn đạt giá trị khoảng 1.000 triệu đồng.