Quá trình triển khai, phân nhóm và phân loại các đơn vị thực hiện cơ chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện bến lức, tỉnh long an, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

1. Khái quát về tự chủ tài chính

2.2 Quá trình triển khai, phân nhóm và phân loại các đơn vị thực hiện cơ chế

chế tự chủ tài chính

2.2.1 Q trình triển khai

Quản lý tài chính là vấn đề rất quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và phát triển của nền kinh tế. Như đã đề cập ở phần trước, tự chủ tài chính là một nội

dung quan trọng trong cải cách tài chính cơng. Việc làm thế nào để có thể sử dụng kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, tăng thu nhập cho cán bộ công chức, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là những mục tiêu mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 192/2001/NĐ-CP ngày 17/12/2001 và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày

16/01/2002 để thực hiện thí điểm đề án tự chủ về sử dụng biên chế và tài chính. Từ những thành cơng qua việc thí điểm đề án trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập.

Hịa vào xu thế chung đó, năm 2003 tỉnh Long An đã bắt đầu thực hiện thí

điểm việc khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành

chính và đơn vị sự nghiệp có thu. Qua thời gian thực hiện, các cơ quan được giao

kinh phí khốn đã chủ động sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự tinh gọn hợp lý hơn,

hiệu suất công việc của từng cán bộ, công chức ngày càng cao, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; tiết kiệm được các chi phí khơng cần thiết, sử dụng kinh phí một cách có chọn lọc, hiệu quả, nâng cao ý thức cán bộ, công chức về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hạn chế chi tiêu các khoản liên hoan, hội nghị không cần

thiết,... nhằm tăng thu nhập cho CBCC ở đơn vị, tạo động lực phấn khởi an tâm

trong công tác.

Trên cơ sở phát huy kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện thí điểm Đề án

khốn kinh phí và biên chế hành chính, ngày 03/7/2007 UBND tỉnh Long An đã

ban hành quyết định số 1742/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà

theo diện rộng trong toàn tỉnh chủ trương trên. Đến ngày 29/4/2008, với việc ban

hành Quyết định số 1166/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án giao quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với

70% xã, phường, thị trấn cịn lại thì việc thực hiện chế độ tự chủ chính thức được

thực hiện đầy đủ ở tất các các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Long An, trong

đó huyện Bến Lức được xem là một trong các huyện cùng một số Sở và ban ngành

của tỉnh thực hiện đầu tiên chế độ tự chủ trên địa bàn tỉnh Long An.

Mặc dù việc thực hiện cơ chế tự chủ ở huyện Bến Lức diễn ra từ rất sớm

nhưng diễn ra không đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị. Đối với các đơn vị tự chủ theo Nghị định 130/CP giai đoạn 2003-2004 chỉ thực hiện thí điểm 50% đơn vị và

từ năm 2005 mới triển khai thực hiện đồng loạt ra tất cả các cơ quan hành chính,

ban ngành, đồn thể. Đối với đơn vị tự chủ theo Nghị định 43/CP đến nay có 04 đơn

vị nhưng Ban Quản lý dự án xây dựng là đơn vị thực hiện đầu tiên ngay từ năm

2003, đến năm 2004 là Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng và đến năm 2007 việc

thực hiện chế độ tự chủ mới được triển khai đến tất cả đơn vị. Do đó, nhằm thuận

lợi cho việc nghiên cứu, tác giả tập trung phạm vi nghiên cứu các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/CP trong niên độ ngân sách từ 2005-2008 và các

đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/CP trong niên độ ngân sách năm

2007-2008.

2.2.2 Phân nhóm các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ trên địa bàn tỉnh Long An

Phân nhóm các đơn vị tự chủ nhằm mục đích phân loại các đơn vị, địa

phương có những đặc điểm tương đồng nhau để giao kinh phí tự chủ. Tiêu chí phân nhóm này cắn cứ vào tổ chức bộ máy hành chính, điều kiện kinh tế-xã hội đặc thù của từng địa phương. Theo đó, UBND tỉnh Long An phân các đơn vị thực chế độ tự chủ trên địa bản tỉnh thành 03 nhóm sau:

Nhóm 1: Bao gồm các sở, ban ngành trực thuộc tỉnh.

Nhóm 2: Bao gồm các huyện Thạnh Hố, Tân Thạnh, Mộc Hố, Vĩnh Hưng,

Nhóm 3: Bao gồm các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ,

Đức Hoà, Cần Đước, Cần Giuộc và Thị xã Tân An.

2.2.3 Phân loại các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ thuộc huyện Bến Lức

Căn cứ vào các tiêu chí đã được quy định trong Nghị định 130/CP, Nghị định 43/CP và việc phân nhóm các đơn vị tự chủ của tỉnh, các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tại huyện Bến Lức được phân thành các loại:

Bảng 2.1: Phân loại các đơn vị tự chủ trên địa bàn huyện Bến Lức

Loại hình tự chủ TT Đơn vị Tự chủ hoàn toàn Tự chủ một phần NSNN đảm bảo toàn bộ A. Tự chủ theo Nghị định 130/CP 1 Văn phòng HĐND-UBND X 2 Phòng Tài chính-Kế hoạch X 3 Phòng Nội vụ-LĐTB&XH X 4 Phòng Tư pháp X 5 Phòng Thanh tra X

6 Phòng Giáo dục-Đào tạo X

7 Phòng Kinh tế X

8 Phịng Tài ngun-Mơi trường X

9 Phịng Văn hóa-Thơng tin X

10 Phịng Cơng thương X

B. Tự chủ theo Nghị định 43/CP

1 Văn phòng Đăng ký QSDĐ x

2 Ban Quản lý Bến bãi x

3 Ban Bồi thường GPMB x

4 Ban Quản lý dự án xây dựng x

Trong đó:

- Tự chủ hồn tồn: là các đơn vị có nguồn thu tự bảo đảm tồn bộ kinh phí chi phí hoạt động thường xuyên.

- Tự chủ một phần: là các đơn vị có nguồn thu tự bảo đảm một phần kinh phí

- NSNN đảm bảo toàn bộ: là các đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định

130/CP hoặc các đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu nên ngân sách nhà nước bảo

đảm tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị hành chính và sự nghiệp công trên địa bàn huyện bến lức, tỉnh long an, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)