Đa dạng hố sản phẩm tín dụng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh bình phước (Trang 72 - 75)

- Tài nguyên khống sản

8. Đa dạng hố sản phẩm tín dụng, sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Hầu hết các NHTM trên địa bàn hiện nay đều chưa cĩ chính sách tín dụng cụ thể để làm kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả nhân viên và lãnh đạo trong từng thời kỳ. Trong thực hiện chính sách tín dụng, NHTM cần chú trọng đa dạng hố sản phẩm cho vay do các doanh nghiệp cùng ngành, cùng vùng lãnh thổ… cĩ thể cĩ tương quan rủi ro tín dụng cao. Rủi ro tín dụng xảy đến cùng lúc với nhiều khách hàng là một việc ngân hàng cần hết sức tránh. Đa dạng hố trong cho vay thơng qua xác định với tỷ suất sinh lời cao nhất thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, khu vực, thành phần kinh tế… để rủi ro chấp nhận được là bao nhiêu.

Các NHTM, bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, cần phát triển mạnh các nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng… cần đặc biệt quan tâm phát triển hình thức cho th tài chính do hình thức tín dụng này cĩ tính an tồn cao hơn các hình thức tín dụng truyền thống hiện nay.

Các NHTM đầu tư phân tán và giới hạn cho vay từng đối tượng riêng lẻ hay nhĩm đối tượng cĩ liên quan với nhau là một trong những biện pháp phổ biến để hạn chế rủi ro. Đa dạng hố các sản phẩm tín dụng tạo điều kiện để mở rộng đối tượng cho vay, chủ động xây dựng một danh mục với mức độ rủi ro lượng hố được giúp các NHTM chủ động trong phịng ngừa và hạn chế rủi ro.

Đa dạng hố sản phẩm dịch vụ ngân hàng chính là cung cấp nhiều loại dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng như: thanh tốn, nhận và chuyển tiền, thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn,

giữ hộ tài sản, tư vấn… Qua đĩ ngân hàng giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới trên các thị trường khác nhau, lựa chọn được khách hàng tốt, giảm sự lệ thuộc vào hoạt động tín dụng nên rủi ro tín dụng sẽ khơng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng.

3.3.2 - Các giải pháp hỗ trợ khác

* Qui định kiểm tốn các doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc, đồng thời cĩ biện pháp chế tài để đảm bảo tính minh bạch về thơng tin tài chính

Các Sở, Ngành trong tỉnh đều cĩ chung yêu cầu đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải hồn thành đúng thời điểm qui định và được kiểm tốn bởi cơng ty kiểm tốn độc lập. Nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp cĩ nhiều báo cáo tài chính khác nhau khi giao dịch với các sở ngành với các mục đích khác nhau do đĩ sở tài chính tỉnh cần qui định kiểm tốn các doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Đối với các NHTM trên địa bàn, chất lượng cơng tác thẩm định liên quan mật thiết với tính trung thực trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Ngồi ra để đảm bảo số liệu trung thực cần cĩ biện pháp chế tài đối với doanh nghiệp cố tình gian lận che dấu sự thật qua báo cáo tài chính.

* Thành lập cơng ty định giá tài sản

Cơng tác thẩm định giá khi cho vay tại các NHTM trong tỉnh gặp nhiều khĩ khăn, nên u cầu thành lập cơng ty thẩm định giá độc lập là cần thiết trong thời gian hiện nay. Cơng ty thẩm định giá của tỉnh với khả năng chuyên mơn sâu và rộng sẽ thay cho các NHTM trong thẩm định giá một cách chính xác và giải quyết khĩ khăn của NHTM do khơng thể bao quát hết mọi lĩnh vực của hoạt động thẩm định giá, giảm chi phí đào tạo, ngăn chặn tiêu cực của CBTD. Mặt khác cơng ty thẩm định giá sẽ thay cho các NHTM gánh chịu tồn bộ trách nhiệm khi thẩm định giá thiếu chính xác, chia sẻ rủi ro với các NHTM.

Giá cả hàng hố nơng sản trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá cả trên thị trường thế giới. Để cĩ thể tham chiếu giá một số mặt hàng nơng sản thế mạnh của tỉnh như Cao su, Điều, Tiêu, Cà phê … tỉnh Bình Phước cần phải thành lập trung tâm thơng tin chuyên mơn về giá cả các loại nơng sản. Trung tâm này sẽ cung cấp thơng tin cập nhật về giá cả nơng sản trên thế giới làm căn cứ để các doanh nghiệp trong tỉnh tham chiếu ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu. Mặt khác, đây cũng là kênh thơng tin quan trọng để các NHTM đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trồng, chăm sĩc, chế biến, tiêu thụ nơng sản trên địa bàn tỉnh Bình phước để cĩ quyết định tín dụng chính xác.

* Cơng bố rộng rãi thơng tin về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

Tái lập tỉnh năm 1997, đến nay cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình phước vẫn cịn nhiều khĩ khăn, đang trong quá trình hình thành như đường, điện, viễn thơng… đặc biệt để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi tỉnh đang xúc tiến xây dựng nhiều khu cơng nghiệp tại các huyện Chơn Thành, Bình Long, Đồng Phú. Đây là những dự án lớn, ngồi nguồn vốn của chủ đầu tư thì vốn vay tại các NHTM rất quan trọng. Để đảm bảo an tồn tín dụng cho các NHTM, đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh cần cơng bố rộng rãi thơng tin về năng lực tài chính của chủ đầu tư, cũng như hiệu quả dự kiến của dự án.

* Qui định xử lý tài sản bảo đảm cần sửa đổi, bổ sung, hồn thiện

Để hỗ trợ các TCTD trong xử lý tài sản bảo đảm, NHNNVN, Bộ Tư Pháp, Bộ Cơng An, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Địa Chính đã ban hành thơng tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP- BTC-TCĐC ngày 23/4/2001hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng theo thứ tự: thu thuế và các khoản phí nộp ngân sách, kế đến thu nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài sản cho TCTD để xử lý. Thứ tự

ưu tiên trong việc thanh tốn thu nợ từ xử lý tài sản bảo đảm nêu tại thơng tư 03 chưa thể hiện đầy đủ cam kết giữa khách hàng và quyền xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ của NHTM trong hợp đồng tín dụng. Các nghĩa vụ thuế của khách hàng là nghĩa vụ mà NHTM khơng thể biết trước, biết đầy đủ để cĩ thể tiên liệu khả năng thu nợ khi định giá và đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đĩ cần căn cứ thứ tự ưu tiên khi đăng ký giao dịch bảo đảm: các NHTM được ưu tiên thanh tốn nợ gốc, nợ lãi trước các khoản nợ ngân sách nhà nước. Ngồi ra thơng tư cần đề cập đến những biện pháp kiên quyết cĩ tính cưỡng chế trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh khơng giao tài sản cho TCTD để xử lý.

Kết luận chương III

Trên cơ sở phân tích thực trạng RRTD, các nguyên nhân cơ bản dẫn tới RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước ở chương 2, đề tài khẳng định sự cần thiết phải đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hạn chế RRTD để đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn. Từ đĩ, đề tài đề xuất các giải pháp ở cấp độ cơ quan quản lý nhà nước cũng như các giải pháp áp dụng cho bản thân các NHTM trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại tỉnh bình phước (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)