Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bình dương trong giai đoạn hiện nay, những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 33)

những thuận lợi, khó khăn đối với cơng tác phát triển, mở rộng

TTKDTM.

Bình Dương có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế, văn hoá, đầu mối giao lưu lớn của cả nước. Với điều kiện đất

đai tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, Bình Dương thích

hợp cho xây dựng và trồng cây công nghiệp dài ngày. Quỹ đất cịn lớn; có nguồn tài ngun với nhiều loại khống sản phi kim loại; khí hậu ơn hồ; trên địa bàn tỉnh có các trục lộ giao thơng huyết mạch của Quốc gia đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng chạy qua, như quốc lộ 1, quốc lộ 13, 14, đường sắt Bắc - Nam, tuyến

đường xuyên Á; kết cấu hạ tầng có bước đầu tư, chỉnh trang; con người Bình

Dương cần cù, năng động … Những nhân tố "thiên thời, địa lợi" đó đã tạo cho

Bình Dương nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đẩy mạnh cơng cuộc cơng

nghiệp hố - hiện đại hố tỉnh nhà.

Tính đến cuối năm 2007, tồn Tỉnh đã có 27 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 8,895 ha, trong đó, có 19 khu đã đi vào hoạt động, tỷ lệ cho thuê đất đạt bình quân trên 60%. Trong năm 2007, các khu công nghiệp thu hút thêm 246 dự án

đầu tư mới, với tổng số vốn lên đến 1,390 tỷ đồng và có 98 dự án đầu tư nước

ngồi bổ sung vốn đạt 453 triệu USD. Lũy kế đến nay đã có 1,069 dự án đầu tư

trong nước, với số vốn đầu tư là 4.89 tỷ USD và 4,938 tỷ đồng. Các doanh

nghiệp trong khu công nghiệp đã thu hút 33,200 lao động, chiếm 71% số lao động được giải quyết việc làm của tỉnh; doanh thu đạt 3,793 tỷ USD, tăng 23%

Về kế hoạch năm 2008, tỉnh Bình Dương đặt ra yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng cao, vừa chú trọng phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản

phẩm. Phát triển công nghiệp trên cơ sở có chọn lọc về ngành nghề và về địa bàn một cách hợp lý; ưu tiên, khuyến khích đầu tư những ngành có hàm lượng cơng nghệ có giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp phụ trợ… Đẩy nhanh tiến

độ đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút mạnh đầu tư vào các khu công nghiệp.

Về đầu tư phát triển, tập trung xúc tiến đầu tư và triển khai nhanh các cơng trình giao thơng trọng điểm, tạo động lực phát triển; phát huy và thực hiện có

hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời tăng cường công tác tiếp thị để thu hút các tập đồn, cơng ty đa quốc gia vào đầu tư tại tỉnh.

Năm 2008, tỉnh Bình Dương đã đề ra chỉ tiêu GDP tăng 15,4%, cơ cấu

kinh tế công nghiệp 65.1%, dịch vụ 29.7%, nông nghiệp 5.2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 29- 30%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt từ 1 tỷ USD trở lên; giải quyết việc làm cho khoảng 40,000 lao động.

Trong bối cảnh chỉ số CPI tăng cao, ngành ngân hàng nói chung và ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, cũng gặp khơng ít khó khăn trong quá trình hoạt động như biến động về lãi suất, giá vàng, ngoại tệ… Tuy

nhiên, thực hiện chủ trương ưu tiên chống lạm phát của Chính phủ và các giải

pháp chống lạm phát của Thống đốc NHNN Việt Nam, cùng với sự chỉ đạo sâu

sát của cấp ủy và chính quyền địa phương, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Bình Dương đã chung tay cùng với các cấp, các ngành tích cực thực hiện các

giải pháp mà Chính phủ chỉ đạo, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên

địa bàn tỉnh.

Trong tất cả các hoạt động của ngành ngân hàng tỉnh Bình Dương, tác giả xin chú trọng đến công tác phát triển TTKDTM, nhằm thực hiện mục tiêu hiện

đại hóa, văn minh và cơng bằng xã hội. Trong quá trình thực hiện đã thể hiện

những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:

2.1.1 Thuận lợi:

9 Mạng lưới các TCTD: trong thời gian qua, NHNN tỉnh Bình Dương đã nhất trí cho nhiều ngân hàng mở chi nhánh, phịng giao dịch với đa

dạng hình thức sở hữu, điều này đã mang lại cho khách hàng có nhiều sự lựa

chọn, thúc đẩy các TCTD muốn phát triển phải phấn đấu về mọi mặt trong thực thi nghiệp vụ, tơn trọng khách hàng…góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng trên

địa bàn phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình

hình mới. Đặc điểm kinh tế tỉnh: tập trung phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu cơng nghiệp.

9 Dịch vụ tiện ích ngân hàng ngày càng được các NHTM đầu tư và hồn thiện.

2.1.2 Khó khăn:

9 Mạng lưới các TCTD: việc phát triển mạng lưới của đa số các

TCTD tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp và trung tâm thị xã của tỉnh đã gây cạnh tranh gay gắt và không cung cấp đầy đủ các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho các địa bàn khác trong tỉnh.

9 Dịch vụ tiện ích của ngân hàng tuy có mở rộng, phát triển nhưng vẫn chưa nhiều và triển khai rộng rãi trên địa bàn, chưa phong phú, đa dạng, chưa thật sự tương xứng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tỉnh Bình dương.

9 Khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt thông qua các TCTD trên địa bàn tỉnh bình quân chỉ đạt từ 30 đến 35% tổng khối lượng thanh toán

nền kinh tế của tỉnh.

9 Khó khăn trong TTKDTM của hệ thống các TCTD nói chung và các TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu do thói quen sử dụng tiền mặt

2.2 Tình hình các NHTM trên địa bàn tỉnh. 2.2.1 Về phát triển mạng lưới các TCTD:

Đến cuối tháng 06 năm 2008, tồn địa bàn tỉnh có 31 chi nhánh TCTD,

trong đó chi nhánh NHTM Nhà nước 10, NHTM cổ phần 14, 1 chi nhánh

NHCSXH, 1 chi nhánh ngân hàng phát triển, 4 chi nhánh NH liên doanh, 1 chi nhánh cơng ty cho th tài chính, 11 quỹ tín dụng nhân dân, 9 chi nhánh TCTD phụ thuộc và 49 phòng giao dịch.

Việc phát triển mạng lưới trong thời gian qua có nhiều thuận lợi, nhưng cũng cịn gặp một số khó khăn trở ngại cần khắc phục. Đó là việc đa số các

TCTD mở chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp và trung tâm thị xã của tỉnh. Điều này đã mang lại nhiều sự chọn

lựa cho khách hàng, thúc đẩy các TCTD muốn phát triển phải phấn đấu về mọi mặt trong thực thi nghiệp vụ, tơn trọng khách hàng,…góp phần thúc đẩy ngành ngân hàng trên địa bàn phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã

hội trong tình hình mới. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh tập trung đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong huy động và cho vay, đẩy lãi suất huy động tăng cao, dẫn đến lãi suất cho vay buộc phải tăng theo, làm tăng chi phí trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, một trong những nguyên nhân làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ,

đồng thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng

tín dụng của các TCTD.

2.2.2 Công tác huy động vốn:

Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các TCTD đến cuối tháng 6 năm 2008 là 20,051 tỷ đồng, so với cuối năm 2007 tăng 21.85% và đạt 93.7% chỉ tiêu kế hoạch năm. Trong đó, tiền gửi các tổ chức kinh tế là 8,515 tỷ đồng, chiếm

42.5%; tiền gửi tiết kiệm 11,058 tỷ đồng, chiếm 55.1%; tiền gửi từ phát hành

giấy tờ có giá 478 tỷ đồng, chiếm 2.4%. Các loại tiền gửi trên so với cuối năm 2007 có tỷ lệ tăng tương ứng là 16.6%, 24.1%, 96.1%.

Mặc dù có những khó khăn nhất định do chỉ số giá tiêu dùng tăng cao,

nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn vẫn đảm

bảo. Đó là do thành quả tăng trưởng kinh tế; đồng thời, cho thấy hiệu quả của

các chính sách huy động vốn của các TCTD.

Tuy nhiên, với Bình Dương, một tỉnh đang phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực (từ sản xuất kinh doanh đến tiêu dùng), nên nguồn vốn huy động tại chỗ cũng chỉ đáp ứng được 72.1% nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại địa phương, phần thiếu hụt được các TCTD điều hòa từ địa bàn khác (từ hội sở của TCTD). Đây cũng là bài tốn khó và là định hướng để các nguồn vốn

nhàn rỗi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế tỉnh nhà.

2.2.3 Cơng tác tín dụng:

Tổng dư nợ cho vay tính đến cuối tháng 6 năm 2008 đạt 27,420 tỷ đồng,

tăng 17.9% so với đầu năm và đạt 94.3% chỉ tiêu kế hoạch năm. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 16,184 tỷ đồng, chiếm 58.2% tổng dư nợ cho vay, tăng

16.7% so với cuối năm 2007; dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 11,636 tỷ đồng, chiếm 41.8% tổng dư nợ cho vay, tăng 19,7% so với cuối năm 2007.

Cơ cấu dư nợ như trên là tương đối phù hợp với sự phát triển kinh tế tại địa phương, phù hợp với nguồn vốn của các TCTD. Nguồn vốn huy động trung, dài hạn của các TCTD còn hạn chế (dưới 50% tổng nguồn vốn huy động). Mặt khác, việc đầu tư vào các dự án trung dài hạn trong thời gian qua được các TCTD cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho vay là do tác động của các yếu tố về lạm phát và thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, chỉ những dự án thật sự hiệu quả mới quyết

định đầu tư. Vì vậy, dư nợ cho vay trung, dài hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ

hơn dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ nền kinh tế của tỉnh.

Dư nợ xấu đến cuối tháng 6 năm 2008 là 175 tỷ đồng, chiếm 0.62%, tăng

102% so với cuối năm 2007. Nguyên nhân của nợ xấu có thể là do kinh doanh thua lỗ, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, dịch bệnh, thu tiền bán hàng

suất cho vay, một số khách hàng vay lãi suất thấp chưa muốn trả nợ, do lãi suất phạt 1.5 lần lãi suất cũ vẫn thấp hơn mức lãi suất khi vay lại. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay, cho thấy ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn quan tâm và đảm bảo về chất lượng tín dụng.

2.2.4 Cơng tác thanh tốn:

Cơng tác thanh tốn ln được ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương chú trọng, nhất là thanh tốn khơng dùng tiền mặt, việc mở tài khoản cho khách hàng, mở sổ kế toán chi tiết đều được thực hiện thơng qua máy vi tính,

chương trình kế tốn thanh tốn tức thời đã được đưa vào sử dụng; thông qua

NHNN chi nhánh tỉnh Bình Dương, việc thanh tốn bù trừ giữa các TCTD, Kho bạc Nhà nước trở nên nhanh chóng và thuận tiện, từ đó đẩy nhanh tốc độ thanh tốn. Đồng thời, việc chăm sóc khách hàng của các TCTD được thực hiện ngày càng chu đáo, cùng với quy trình bảo mật ngày càng được củng cố chặt chẽ hơn nên đã tạo được tín nhiệm và lịng tin từ khách hàng, góp phần thực hiện tốt cơng tác thanh tốn của ngành Ngân hàng trên địa bàn nói chung.

Tuy nhiên, thanh tốn khơng dùng tiền mặt thơng qua các TCTD trên địa bàn tỉnh bình quân cũng chỉ đạt từ 30 đến 35% tổng khối lượng thanh toán nền kinh tế của tỉnh.

Khó khăn trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt của hệ thống các TCTD nói chung và các TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng chủ yếu là do thói quen sử dụng tiền mặt của nền kinh tế, nhất là các vùng nông thôn; các TCTD chỉ chú trọng triển khai dịch vụ ngân hàng đến trung tâm tỉnh, các khu công nghiệp phù hợp điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, ít tốn kém chi phí, hiệu quả

đầu tư nhanh; Các dự án về khu công nghiệp, siêu thị, nhà hàng… thường không

quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng như điểm chấp nhận thanh toán thẻ, nơi đặt máy ATM phục vụ nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Tất cả những

nguyên nhân đó đã ảnh hường và làm hạn chế sự phát triển thanh tốn khơng

dùng tiền mặt của nền kinh tế.

2.2.5 Công tác quản lý tiền mặt và an toàn kho quỹ:

Ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương ln làm tốt cơng tác thu – chi tiền mặt, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an tồn, khơng để xảy ra mất mát, thiếu hụt.

6 tháng đầu năm 2008, tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng 67,245 tỷ

đồng, tổng chi là 68,954 tỷ đồng, bội chi tiền mặt trên địa bàn là 1,709 tỷ đồng.

Bình Dương, một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ngày càng nhiều TCTD mở chi nhánh hoạt động trên địa bàn nên lượng thu chi tiền mặt ngày càng tăng, nhất vào là dịp cuối năm và tết cổ truyền; hơn nữa, nền kinh tế của tỉnh cũng như nền kinh tế của cả nước, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch vẫn còn ăn sâu trong xã hội nên ln bội chi tiền mặt.

2.3 Tình hình mở tài khoản cá nhân tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua các năm. tỉnh Bình Dương qua các năm.

Mở tài khoản là bước đầu tiên và cũng là nền tảng để một khách hàng có thể tiếp cận với các phương tiện TTKDTM. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho hoạt động TTKDTM.

Bảng 1: Số lượng tài khoản cá nhân tại tỉnh Bình Dương. Tài khoản cá Tài khoản cá

nhân

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng đầu

năm 2008

Số lượng 69,543 116,454 200,608 309,862

Số dư(đvt: trđ)

Số lượng tài khoản mở mới tăng qua các năm, năm 2006 tăng gấp 1.7 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng hơn gấp 1.7 lần so với năm 2006, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2008 đã tăng hơn 1.5 lần so với năm 2007. Theo báo cáo tình

hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2008 của NHNN tỉnh Bình Dương, tồn tỉnh đã có 577 đơn vị tham gia thực hiện trả lương qua tài khoản, trong đó có 461 doanh nghiệp tại các KCN và 116 đơn vị hưởng lương qua Ngân sách Nhà nước. Có

được kết quả khả quan như vậy là do việc mở tài khoản tại NH với nhiều tính

năng hiện đại ngày càng được phổ biến rộng rãi, và được người dân đón nhận do những tiện ích mà dịch vụ này mang lại. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ

đã ký ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thanh

tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Theo đó, sẽ từng bước yêu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối

với các khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Đề án nêu rõ, đối với khu vực dân cư, thực hiện khuyến khích, tạo điều

kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán hiện đại, tập trung chủ

yếu cho dịch vụ thẻ và tạo điều kiện phát triển thanh toán qua Internet, mobile,

đồng thời tiếp cận nhanh chóng với cơng nghệ hiện đại trên thế giới theo cách

thức "đi tắt, đón đầu".

Tuy nhiên, hiện nay việc mở tài khoản thanh toán của cá nhân tại các ngân hàng thương mại cịn gặp vấn đề vướng mắc, đó là sự khơng thống nhất giữa QĐ số 1284/2002/QĐ-NHNN, quy định “người chưa thành niên (người chưa đủ 18

tuổi) muốn thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn phải thơng qua người giám hộ”, và tại Điều 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)