Doanh số thanh toán bằng séc trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)

Năm 2006 Năm 2007 6 tháng đầu năm

2008 Doanh số (trđ) Tỷ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỷ trọng (%) Doanh số (trđ) Tỷ trọng (%) Doanh số TT séc 1,852,877 0.045 5,012,396 0.023 1,644,535 0.008 Tổng các PTTT 40,685,078 100 211,754,650 100 218,766,510 100

(Nguồn : Số liệu thống kê của NHNN tỉnh Bình Dương)

Qua các năm, tỷ trọng giữa thanh toán bằng séc trên địa bàn đã suy giảm rất nhiều, từ 0.045% năm 2006 còn 0.023% năm 2007 và chỉ còn 0.008% trong 6 tháng đầu năm 2008. Mặc dù chính phủ cũng như NHNN đã không ngừng thay

đổi quy chế cung ứng và sử dụng séc cho phù hợp với tình hình thực tế :

¾ Năm 1994, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 22/QĐ-NH1 cho

phép chủ tài khoản cá nhân được sử dụng séc để chi trả tiền hàng hóa dịch vụ.

¾ Năm 1996, nghị quyết 30/CP của chính phủ ra đời, quy chế thanh tốn bằng

séc có sự thay đổi nhiều, khơng chỉ về hình thức mà cả nội dung thanh tốn. Séc

¾ Nghị định 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ, Thông tư số

05/2004/TT-NHNN ngày 15/09/2004 hướng dẫn thực hiện. (Hơn 9 tháng sau khi ban hành Nghị định mới có Thơng tư hướng dẫn)

¾ Ngày 11 tháng 7 năm 2006, Thống đốc NHNN ra quyết định số

30/2006/QĐ-NHNN ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc. Quy chế quy

định rõ việc ký phát, thanh toán, xử lý các trường hợp vi phạm của người ký phát

(điều 22 chương 8). Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu trước khi quyết

định cung ứng séc trắng cho người đó. Trung tâm Thơng tin tín dụng của Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm cung cấp những thơng tin đã lưu trữ nói trên cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó. Theo điều 23, chương 8 của quy chế thì : ‘Lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm áp dụng. Số tiền phạt chậm trả

được trả cho người thụ hưởng tờ séc’. Tuy nhiên trên thực tế, khi phát sinh

trường hợp vi phạm phát hành quá số dư, thông thường người bị ký phát chỉ hồn trả séc và từ chối thanh tốn mà không xử lý như quy định, người thụ hưởng và người ký phát lại tự thỏa thuận với nhau về việc thanh tốn. Và như vậy, có thể nói, thiệt hại hoàn toàn thuộc về người thụ hưởng, dẫn đến tâm lý e ngại của người được thanh toán bằng séc, đó là một trong các lý do dẫn đến việc thanh toán bằng séc ở nước ta chưa được phổ biến. Đứng về phía người bị ký

phát, nếu xử lý theo đúng trình tự sẽ dẫn đến việc khách hàng tất toán tài khoản tại ngân hàng mình, một điều mà khơng một ngân hàng nào muốn.

Lý do thứ hai là phạm vi thanh toán hẹp, chỉ trong cùng hệ thống ngân hàng, hoặc khác hệ thống nhưng phải cùng địa bàn thanh toán bù trừ, trong khi nhu cầu thanh toán của khách hàng là rất đa dạng.

Trong các phương tiện thanh toán KDTM hiện nay tại Việt nam, có thể nói ủy nhiệm chi là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất, vì đơn giản về thủ tục và có phạm vi thanh tốn rộng. Khi có nhu cầu thanh tốn, chủ tài khoản (công ty hoặc cá nhân) lập lệnh theo mẫu của ngân hàng – nơi quản lý tài khoản và gởi tới ngân hàng, ngay khi nhận lệnh, ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của UNC, số dư tài khoản và sẽ thực hiện trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi do tổ

chức cung ứng địch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền gửi đến, tổ chức cung

ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng phải ghi có vào tài khoản của

người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi đó.

Với những ưu điểm đó, thanh tốn bằng ủy nhiệm chi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, thống kê tình hình thanh tốn trên địa bàn Bình Dương cũng đã phản ánh đúng điều này:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)