Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng công thương trong khu chế xuất khu công nghiệp trên địa bàn TP HCM (Trang 91 - 92)

TRONG KCX,KCN TRÊN ĐỊA BÀN TP .HCM

3.3. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của NHCT

3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng trong KCX, KCN một mặt

NHCT phải nâng cao chất lượng hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng. Về phía doanh nghiệp cũng cần có các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc, rào cản để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân

hàng. Cụ thể:

- Các doanh nghiệp trong KCX, KCN cần từng bước tạo dựng uy tín với ngân hàng nói chung, NHCT nói riêng bằng năng lực kinh doanh và hiệu quả của việc sử dụng vốn như: nâng cao năng lực quản trị và điều hành doanh nghiệp, thực hiện đúng và minh bạch chế độ tài chính kế tốn, hoạt động sản

xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, đổi mới từ nhận thức đến việc làm cụ

thể trên mọi lĩnh vực để khẳng định uy tín của mình với ngân hàng. Thực hiện

điều này một mặt giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn

ngân hàng, mặt khác còn là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

một cách bền vững.

- Quan tâm xây dựng chiến lược kinh doanh, dự án đầu tư phù hợp với năng lực quản lý, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực. Phải có kế hoạch, lộ trình bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu bằng nhiều hình thức, chủ động tiếp cận và tìm hiểu các dịch vụ của ngân hàng.

- Có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh như: chú trọng nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin và dự báo những thay đổi trong cung cầu của thị trường trong và ngoài nước để khai thác tối đa những cơ hội và đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời; đổi mới máy móc thiết bị và

vận dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh

phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý để giảm giá thành sản phẩm, từ đó tăng

khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Từng bước nâng cao trình độ quản lý đối với doanh nghiệp nhất là đội ngũ Cán bộ lãnh đạo. Phát triển nguồn nhân lực cần đồng bộ các mặt: giáo

dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Chuẩn bị đồng bộ các loại cán bộ: quản trị kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề. Gắn công tác đào tạo với thị trường sức lao động. Tạo mối liên kết giữa Nhà nước, trường học và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo - tuyển dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng công thương trong khu chế xuất khu công nghiệp trên địa bàn TP HCM (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)