.3Về yếu tố khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 66)

2 .1T ỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.2 .3Về yếu tố khách hàng

Khách hàng đến với sản phẩm thẻ Vietinbank cịn q ít cịn bởi nguyên nhân tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong dân chúng. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước thì thanh tốn bằng tiền mặt chiếm tới 70 – 75 % tổng nhu cầu thanh tốn trong tồn xã hội. Con số này qua các năm giảm không đáng kể, cho thấy xu hướng chuộng tiền mặt đáng lo ngại trong dân chúng. Tình hình này cản trở sự phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại nói chung, Vietinbank nói riêng. Hơn nữa, tỷ trọng thanh toán thẻ lại chủ yếu diễn ra ở một số thành phố lớn, trong khi hơn 80 % dân cư Việt Nam sinh sống ở các vùng ở nông thôn. Ngay cả so với các hình thức thanh tốn qua ngân hàng thì con số thanh toán bằng thẻ cũng rất khiêm tốn. Chẳng hạn, tại TP HCM, thanh toán bằng ủy nhiệm chi chiếm 87% tổng số thanh toán qua ngân hàng, Séc là 0,8%; ủy nhiệm thu là 0,7% còn thẻ chỉ 0,43%. Rõ ràng thanh tốn qua thẻ q nhỏ vì thanh tốn qua tài khoản cá nhân trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng lên tới 5% tổng thanh toán chung.

2.4 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA VIETINBANK

2.4.1 Cơ hội

Kinh tế xã hội đang phát triển không ngừng

10 năm trở lại đây nền kinh tế nước ta biến đổi không ngừng, GDP hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng ổn định và cao so với các nước khu vực và thế giới. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong kỳ họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu rõ “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.” Khi đó tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006- 2010 , tốc độ tăng truởng GDP là 7,5 – 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 – 1.100USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

Với tốc độ phát triển như vậy sẽ thúc đẩy kinh doanh thẻ Vietinbank phát triển. Thu nhập người dân tăng lên đồng nghĩa với việc hướng tới việc tiêu dùng và thanh toán các phương tiện hiện đại như thẻ. Mặc khác, Việt Nam hiện nay được Liên hiệp quốc đánh giá là một trong những điểm đến an tồn nhất đối với du khách nước ngồi. Nền chính trị của chúng ta tương đối ổn định và bề vững trong suốt thời gian qua. Đây cũng là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhưđảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định trong thời gian tới

Tiềm năng thị trường thẻ tại Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển thẻ nhanh nhất toàn thế giới. Theo báo cáo thống kê của các tạp chí tài chính danh tiếng thì riêng 2 loại thẻ Visa và Mastercard doanh số thanh toán đã tăng từ 207 tỷ USD năm 1995 lên 595 tỷ USD năm 2000. Năm 2007 doanh số thanh toán hơn 2.950 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng lớn nhất so với các khu vực khác trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục này cũng là cơ hội phát triển kinh doanh thẻ tại Việt Nam nói chung, Vietinbank nói riêng.

Những thay đổi tích cực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thẻ: trên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay có hơn 10 ngân hàng tham gia, trong đó khơng chỉ có ngân hàng thương mại quốc doanh mà cịn có các ngân hàng cổ phần, con số này sẽ gia tăng trong thời gian tới. Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, ngân hàng sẽ đua nhau đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thẻ: giảm phí phát hành thẻ, phí thu với CSCNT cũng như phí rút tiền mặt… đồng thời mở rộng mạng

lưới tiếp thị cũng như thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn…Do đó, khách hàng là người có lợi nhất và thị trường thẻ Việt Nam ngày càng phong phú.

Cạnh tranh hồn hảo trong những thị trường trên thế giới:

Xu hướng hội nhập giúp cho các ngân hàng cọ xát với thị trường quốc tế, tiếp thu chuyển giao công nghệ, tiếp cận phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại. Nhờ thế mà thẻ ngân hàng trong nước cũng có cơ hội phát triển

Trình độ quản trị ngân hàng từng bước được nâng lên: ngân hàng được coi là một trong những lĩnh vực quan trọng của đất nước nên được ưu tiên phát triển nguồn nhân lực. Do đó, ở đây tập trung đội ngũ nhân viên có năng lực, đầy nhiệt huyết và năng động, dễ dàng tiếp cận với sản phẩm mới và làm chủ công nghệ hiện đại

Mối liên kết giữa các ngân hàng ngày càng chặt chẽ: Sự ra đời của Hiệp hội thẻ Việt Nam, các khoá học và hội thảo về thẻ liên tục được tổ chức trong thời gian qua. Hiệp hội thẻ sẽ hoạt động trên 10 lĩnh vực như dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bảo trì hệ thống ATM, sản xuất và gia công thẻ trắng, dịch vụ in thẻ và phát hành thẻ SmartCard, dịch vụ kết nối thẻ quốc tế, cung ứng các phương tiện thanh tốn, cung cấp và bảo trì hệ thống chuyển tiền điện tử.

2.4.2 Thách thức

Cạnh tranh trên thị trường thẻ đang diễn ra mạnh mẽ với sự gia nhập thị trường bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng thương mại cổ phần

Thời gian qua các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ luôn đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới để chiếm lĩnh thị trường, cịn các ngân hàng chưa tham gia thì đã có sự thay đổi trong tư duy, chiến lược kinh doanh, chú trọng phát triển mảng dịch vụ nhiều hơn, trong đó hoạt động thẻđược ưu tiên hàng đầu. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đã tham gia thị trường thẻ và các ngân hàng mới tham gia thị trường đã làm cho thị trường thẻ sôi động hơn bao giờ hết

Để chiếm lĩnh thị trường, các ngân hàng thương mại như BIDV, Agribank,

chính sách tặng tiền vào tài khoản …ACB, VCB luôn mở rộng các chương trình marketing giảm phí. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến số lượng khách hàng Vietinbank, địi hỏi Vietinbank phải khơng ngừng phát triển các tiện ích, giá trị gia tăng trên thẻ và nghiên cứu nhiều chương trình Marketing hấp dẫn nhằm giữ khách hàng và mở rộng đối tượng sử dụng thẻ.

Rào cản xâm nhập thị trường đối với một số sản phẩm và dịch vụ đi sau như Visa, Mastercard .

VCB và ACB sau hơn 10 năm hoạt động đã hình thành được thương hiệu về thẻ tín dụng. Hai ngân hàng này đã đặt được hầu hết các CSCNT kinh doanh tốt, địa điểm đẹp và cài đặt ATM tại nhiều địa điểm lý tưởng trong các thành phố. Với lợi thế đi trước, VCB ký hợp đồng độc quyền phát hành thẻ Amex tại Việt Nam. Với lượng khách hàng đông đảo, VCB va ACB có cơ hội mở rộng đối tượng sử dụng thẻ tín dụng. Đó chính là rào cản lớn mà Vietinbank phải đối mặt khi đi sau lĩnh vực này.

Làn sóng rủi ro và giả mạo thẻ trong hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ khơng ngừng gia tăng, đặc biệt đang diễn ra nghiêm trọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Theo tin http://www.vnexpress.net trong tháng 6/2005 , hơn 40 triệu tài khoản thẻ của công ty Cardsystem Solution – công ty chuyên làm dịch vụ thẻ cho nhiều ngân hàng đã bị kẻ xấu truy cập vào hệ thống thẻ, lấy cắp thông tin tài khoản, trong đó có 13 triệu thẻ Mastercard, 22 triệu thẻ Visa, cịn lại là các thẻ thanh tốn và mua hàng Amex và Discover. Các tổ chức thẻ quốc tế khẳng định trong số tài khoản bị lộ thơng tin thì chỉ khoảng 63 nghìn thẻ có khả năng bị lợi dụng. Theo Eximbank thì có 20 tài khoản thẻ do Eximbank phát hành bị lộ thơng tin vì đã từng thực hiện giao dịch qua công ty Cardsystem Solution, song cho đến nay các chủ thẻ trên chưa hề bị lợi dụng và đã được thông báo đổi số PIN kịp thời

Thực tếđã có rất nhiều sự cố rị rĩ thơng tin thẻ tín dụng quốc tế dẫn đến gian lận và giả mạo thẻ. Ở các nước phát triển xu hướng này rất rõ nét và bị cảnh sát tấn

công quyết liệt. Nay bọn tội phạm chuyển sang các thị trường mới, trong đó có thị trường thẻ Việt Nam

Ngồi ra, với xu hướng hội nhập quốc tế, Vietinbank còn phải đối mặt với hàng loạt thách thức sau:

Sức ép khi thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại, chia sẻ thị trường thẻ với các doanh nghiệp nước ngồi, tìm kiếm và gây dựng cho mình những đoạn thị trường phù hợp với năng lực cạnh tranh. Lĩnh vực thẻ cũng được các ngân hàng nước ngoài rất quan tâm theo hướng phát triển dịch vụ gia tăng trên thẻ. Để giảm chi phí đầu tư ban đầu, các ngân hàng nước ngồi sẽ tìm cách khai thác ngay trên cơ sở hạ tầng hiện có của hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng Việt Nam bằng các phương pháp liên kết dọc ngang trên thị trường. Mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng nước ngoài khi vào Việt Nam là sẽ nhanh chóng mở rộng thị phần. Giải pháp tối ưu của họ trong lúc này là tìm mọi cách mua cổ phần của các ngân hàng trong nước, tiến tới có thể chi phối. Như vậy họ sẽ tận dụng và phát triển ngay trên thị phần và cơ sở hạ tầng hiện có của các ngân hàng Việt Nam thay vì phải thành lập chi nhánh hay thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài quá tốn kém. Và với cách làm này, các ngân hàng nước ngoài sẽ khắc phục được những điểm yếu của họ như thiếu kinh nghiệm thị trường, sự khác biệt về văn hoá…

Thị trường rộng mở, quyền lực của khách hàng lớn hơn, nhu cầu của khách hàng sử dụng thẻ ngày càng phức tạp và đa dạng, họ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, nhiều kênh phân phối và thơng tin hơn.

Khả năng bị thơn tính bởi các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực vốn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thẻ quốc tế và năng lực cạnh tranh tiềm tàng về thẻ thanh toán.

Sự gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng cổ phần có chính sách phát triển thẻ linh hoạt, cơ chế uyển chuyển

KẾT LUẬN

Qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietinbank cho thấy Vietinbank đã thu được nhiều thành công đáng khích lệ, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, khẳng định sự đúng đắn trong hướng mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thẻ Vietinbank đã dần bộc lộ những điểm yếu. Do đó phải đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm mục đích phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng nhanh chóng, mang lại những lợi ích cho cá nhân từng chủ thẻ và nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ

TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Hội nghị triển khai hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2008 nêu rõ Ngân hàng Công thương Việt Nam đang phấn đấu trở thành ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ với những sản phẩm và dịch vụ thẻ mang tính đột phá trên thị trường. Cụ thể các mục tiêu sau:

− Xây dựng thương hiệu và tăng thị phần của Vietinbank trên thị trường

− Liên tục đổi mới cơng nghệ và đa dạng hóa các sản phẩm, tăng cường tiện ích thẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng có thu nhập trung bình, thấp. Vì đây là yếu tố quyết định sự thành công.

− Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đặc biệt coi trọng các dịch vụ sau bán.

− Tăng cường hợp tác , liên doanh liên kết với các đối tượng trong nước và khu vực thơng qua hình thức tận dụng ngoại lực và liên danh thẻ

− Phát triển thẻđi kèm với hoạt động quản trị rủi ro

− Phát triển thẻ theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 3.2.1 Với Chính phủ 3.2.1 Với Chính phủ

Tiếp tục giữ vững mơi trường kinh tế - xã hội ổn định và phát triển

Môi trường kinh tế xã hội ổn định, phát triển điều kiện quan trọng nhất để cho bất cứ hoạt động nào phát triển chứ khơng nói riêng lĩnh vực thẻ ngân hàng. Một khi xã hội ổn định, kinh tế phát triển thì việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống dân chúng được cải thiện hướng họ tới việc tiêu dùng và sử dụng sản phẩm văn minh, hiện đại là thẻ ngân hàng

Ban hành những chính sách để khuyến khích người dân thanh tốn

khơng dùng tiền mặt là rất cần thiết, từng bước tạo cho người dân quen với hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và dần dần tiếp cận với phương thức thanh toán bằng thẻ

Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần có chính sách đồng bộ, mang tính pháp lý, vừa khuyến khích nhưng cũng vừa hướng dẫn bắt buộc một số cá nhân, đối tượng, một số lĩnh vực có liên quan cụ thể là: yêu cầu các doanh nghiệp thanh tốn lương cơng nhân viên qua tài khoản ngân hàng. Chính phủ cần quy định cụ thể việc thanh toán lương của các cán bộ công nhân viên chức phải thông qua tài khoản cá nhân nhằm làm gương cho tất cả các thành phần kinh tế và các cá nhân khác. Chẳng hạn, ở Trung Quốc Chính phủ khuyến khích các Doanh nghiệp nhà nước trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng, kêu gọi người dân thanh toán tiền điện thoại, điện, nước từ tài khoản tại ngân hàng đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của thẻ thanh tốn. Vì vậy, học tập kinh nghiệm các nước, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành cung ứng dịch vụ viễn thông, điện nước tích cực phối hợp với ngành ngân hàng, không nên xem thẻ là việc kinh doanh chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, để có thể đẩy mạnh việc chấp nhận thẻ như một hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

Nâng cao dân trí, cập nhật kiến thức về thẻ thanh toán và các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt: đưa nội dung giới thiệu về thẻ và các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt vào trường trung học, đại học để giảng dạy với mục đích phổ biến rộng rãi kiến thức sao cho học sinh, sinh viên nắm rõ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và thẻ thanh tốn nói riêng.

Nhà nước cần phải hỗ trợ các ngân hàng trong nước trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài về thuế nhập khẩu thiết bị máy móc. Chính phủ cần tạo điều kiện thuận tiện cho các ngân hàng trong nước phát huy vai trị của mình trước khi các ngân hàng nước ngồi có sẵn kinh nghiệm và nguồn lực tài chính lớn tham gia thị trường thẻ thanh toán. Cụ thể cần khuyến khích các ngân hàng trong

nước đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại hoạt động trong ngành thẻ qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương việt nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)