Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính nhằm xây dựng vietcombank trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng (Trang 37 - 38)

Chương 2 : Thực trạng năng lực tài chính của Vietcombank

2.1 Khái quát về Vietcombank

2.1.3.5 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Trong giai đoạn 2005-2007, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank có nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, nguồn kiều hối dồi dào, tỷ giá USD/VND khá ổn định. Doanh số mua bán ngoại tệ trong nước đã tăng từ xấp xỉ 15 tỷ USD năm 2005 lên hơn 24 tỷ USD năm 2007, tăng trung bình 26%/năm. Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ trong nước khá cân bằng trong giai đoạn này. Lượng ngoại tệ mua vào từ các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm khoảng 85% tổng lượng ngoại tệ mua vào. Lượng ngoại tệ bán ra chủ yếu phục vụ nhu cầu nhập khẩu của tổ chức kinh tế (khoảng 90%). Doanh số mua bán ngoại tệ với nước ngoài tăng từ xấp xỉ 8 tỷ USD năm 2005 lên 11,6 tỷ USD năm 2007, tăng trung bình 21,5%/năm. Lượng ngoại tệ mua vào và bán ra với nước ngoài cũng tương đương qua các năm (năm 2005: 3,7 tỷ USD; năm 2006: 4,8 tỷ USD; và năm 2007: 6,0 tỷ USD).

Trong năm 2007, bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, chú trọng phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho Vietcombank thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Lợi nhuận từ hoạt động này cũng đạt khá – lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng từ mức 274 tỷ đồng năm 2006 lên mức 400 tỷ đồng năm 2007.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực tài chính nhằm xây dựng vietcombank trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)