Tình hình thu hút và triển khai các dự án đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Khả năng tài chính của các tập đồn kinh tế đa quốc gia bị giảm sút gây khó

khăn trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi. Theo số liệu từ

Bộ Cơng Thương, đến năm 2009, dự báo đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đăng ký

ước cịn khoảng 20 tỉ USD, giảm 44 tỉ USD so với năm 2008. So sánh FDI trong 5 tháng đầu năm 2009 với cùng kỳ năm 2008 cho thấy sự giảm sút đáng kể: Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 2,8 tỉ USD, bằng 70,9%, vốn đăng ký là 2,7 tỉ USD,

bằng 10,8%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, kinh tế Việt Nam các năm tới vẫn có mức tăng trưởng tốt do nước ta nằm trong khu vực dự báo có sự phát triển năng động. Hơn nữa, mặc dù kinh tế thế giới suy giảm nhưng các nền kinh tế

như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhờ nhu cầu trong nước tăng nhanh và đẩy mạnh đầu tư ra bên ngồi. Đó là cơ hội tốt để Việt Nam đa dạng hóa nguồn đầu tư và thị trường xuất khẩu trong thời gian tới. Tuy

nhiên với việc các luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều,

đặc biệt qua các kênh bất động sản và chứng khoán, những biến động trên thị trường tài chính cũng có thể tác động lớn tới dòng chảy của những luồng vốn này.

Không những vậy, trong những năm vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó vốn ODA cũng đóng một vai trị tương đối quan trọng. Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đứng trước những khó khăn về tài chính, nhiên liệu và lương thực với những

tác động tiêu cực do sự sụt giảm của thị trường tài chính mỹ gây ra, chắc chắn

nguồn vốn ODA của các quốc gai thành viên OECD – DAC dành cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi.

Kinh tế Mỹ chững lại đã kéo theo sự suy giảm của kinh tế tồn cầu, trong đó khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất là các nước Đông Á, hiện đang chiếm tới 60 -70%

tổng đầu tư vào Việt Nam. Những thơng tin bất lợi từ thị trường chứng khốn Mỹ và thế giới sẽ có phần ảnh hưởng không tốt đến tâm lý các nhà đầu tư tại các thị trường non trẻ như Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực có hệ số rủi ro cao như thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. Tuy nhiên cũng có khơng ít ý kiến cho rằng

do kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại nên dịng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng chảy

ngược về các nước Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Đối với hoạt động viện trợ phát triển, nguồn cung của Châu Âu có thể sẽ hạn

chế hơn trong thời gian tới do những khó khăn chung của tồn khu vực, tạo sự cạnh tranh gay gặt hơn trong việc thu hút ODA giữa các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với đó là việc năm 2010 Việt Nam sẽ từ nước có thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình có thể khiến các nhà tài trợ Châu Âu hướng luồng viện trợ dành các quốc gia Châu Phi nhiều hơn. Theo đó nguồn vốn ODA ưu

đãi dành cho Việt Nam trong thời gian tới sẽ giảm.

Dự báo khả quan về tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong các năm tới sẽ tạo

nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam. Nhật Bản vẫn luôn là một trong những nước đầu

tư nhiều nhất vào Việt Nam và xu hướng dự báo này vẫn sẽ tiếp tục được duy trì

trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tiềm kiếm những cơ hội

đầu tư và mở rộng sản xuất ra nước ngồi.

Do Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ có cơ hội đón nhận

ngày càng nhiều vốn đầu tư từ nước này. Trong những năm qua sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc đã góp phần hình thành nhiều doanh nghiệp, tập

đồn mang tầm cỡ khu vực và quốc tế với nhũng hoạt động đầu tư đa dạng ra nước ngồi; trong đó Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thêm những cơ hội đầu tư mới

sang Trung Quốc do môi trường kinh doanh của nước này đang ngày càng được cải thiện . Đầu tư của Việt Nam cũng được hưởng lợi nhờ công thức đầu tư “Trung Quốc +1” đang được các nước đẩy nhanh, đặc biệt là đầu tư của các nước trong khu vực như Nhật Bản hay Hàn Quốc . Tuy nhiên , Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngồi bởi mơi trường kinh doanh của nước này được đánh giá là tốt hơn của Việt Nam; và thị trường tài chính của Trung Quốc cũng đưỡc đánh giá là mở hơn so với Việt Nam , đặc biệt là đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)