Tỷ giá hối đoái và kiều hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Một nguồn lực tài chính mà chúng ta có thể hy vọng tương đối ổn định là

nguồn kiều hối. Trong một vài năm trở lại đây nguồn kiều hối đã vào nước ta ở mức 9 - 10 tỷ USD, ngồi mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư kinh doanh, thì trong hai

năm qua, nguồn vốn này đưa về nước còn thêm mục đích đầu tư bất động sản và đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới hiện

nay có thể làm cho nguồn này giảm vì tỷ lệ thất nghiệp ở các nước gia tăng, thu

nhập của nhiều người sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, thị trường chứng khoán và bất động sản ở ta cũng khơng cịn hấp dẫn như trước đây nên khoản đầu tư vào các lĩnh vực

này qua con đường kiều hối sẽ giảm mạnh. Năm 2009 lượng kiều hối chuyển về chỉ đạt 6,28 tỉ USD giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2008.

Tỷ giá USD/VND biến động mạnh: DN xuất nhập khẩu thiệt hại lớn :

Phía sau những biến động mạnh của tỷ giá USD/VND là những khoản thiệt hại lớn của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Điểm lại hoạt động kinh doanh từ đầu năm, bên cạnh tác động của lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, một khó khăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập

khẩu là những biến động mạnh và bất thường của tỷ giá USD/VND.

Nông sản Việt Nam gặp bất lợi vì tỷ giá:

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang gặp thách thức rất lớn. Rất nhiều ý kiến cho rằng đó là do ảnh hưởng của biến động thị trường tài chính hay do cung lớn hơn cầu. Các lý giải này có thể hợp lý, nhưng chưa đủ.

Một trong những yếu tố quan trọng khác là tỷ giá hối đối. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác giám sát thị trường để biết được suy giảm xuất

khẩu ở đâu từ đó có những giải pháp thích hợp.

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã ảnh hưởng rất mạnh làm giảm giá

nhiều ngành hàng nông sản. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin (AGROINFO) “Triển vọng thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu”, giá cả phần lớn các mặt hàng nơng sản sẽ có xu hướng tăng trở lại trong trung hạn, song khó có thể phục hồi trở lại mức cao trước đây do kinh tế toàn cầu suy giảm.

Tuy nhiên, có một nhân tố khác cũng gây sức ép làm giảm giá nông sản trên thị trường thế giới, đó là tỷ giá giữa đồng đô la và euro.

Mối quan hệ giữa tỷ giá và giá nông sản xuất khẩu đã được chứng minh qua thời gian. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá đồng đô la so với đồng euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản.

Do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu giao dịch bằng đồng đô la nên khi đơ

la giảm giá sẽ kích thích cầu tăng, áp lực đẩy giá lên.

Ngồi ra, đồng đơ la giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư

từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nơng sản. Những áp lực

này đã thúc đẩy tăng cầu, kích thích giá nơng sản tăng lên.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6-2008 đồng đô la đã tăng giá mạnh so với đồng euro, dẫn đến một số tác động làm giảm giá hàng nông sản như sau:

• Giá hàng nơng sản xuất khẩu tính theo đơ la trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực giảm giá xuất khẩu, đặc biệt với các mặt hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, lúa mì, dầu ăn, lúa gạo, bơng…

• Đồng đơ la tăng giá mạnh so với đồng euro làm cho nhu cầu tiêu thụ của các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nơng sản.

• Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đơ la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong

đó có nơng sản cũng gây áp lực giảm giá.

Do đa số các nước xuất khẩu nơng sản, trong đó có Việt Nam, đều thu bằng đơ

la nên giá nơng sản tính theo đơ la giảm đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập xuất khẩu. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác của vấn đề tỷ giá ít được nhắc tới, đó là tỷ giá của

đồng tiền các nước này so với đô la. Nếu đồng nội tệ mà giảm so với đồng đô la sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại, và tính trên bình diện chung, nước nào giảm giá đồng nội tệ càng nhiều thì càng có ưu thế hơn trong thúc đẩy xuất khẩu. Tất nhiên,

việc điều chỉnh tỷ giá còn phụ thuộc vào các cán cân vĩ mô khác chứ không thể tùy ý phá giá chỉ để thúc đẩy xuất khẩu được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)