Một số tác động khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Hệ thống NHTM gặp khó khăn trong thanh tốn quốc tế và chi phí chuyển tiền

tăng do phải tránh bão.

Vấn đề việc làm, an sinh xã hội là bài tốn khó…

Theo đánh giá mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

(CIEM) cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với 4 vấn đề căn bản:

* Thứ nhất, mặc dù số lượng và vốn đầu tư của DN tăng đáng kể, song quy mơ của DN vẫn cịn nhỏ và tăng trưởng chậm.

* Điểm lưu ý thứ hai là vốn đầu tư phân bố ngày càng không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ

* Một vấn đề không thể xem thường, theo các chuyên gia, là vốn FDI tăng đột biến, nhiều dự án quy mô lớn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

* Một điểm yếu khác có thể thấy rõ là khả năng hấp thụ, tích tụ vốn để phát triển kém. DNNN "đóng" khơng thu hút vốn từ bên ngồi, trừ cổ phần hoá (CPH) bằng cách huy động thêm vốn.

Tác động tiêu cực là điều khó tránh khỏi, nhưng cuộc khủng hoảng này

cũng đem đến những điều tích cực cho Việt Nam ở những điểm sau:

Thứ nhất, giờ đây chúng ta có thể biết những gí có thể xảy ra để tránh trên con

đường phía trước

Thứ hai, đây là cơ hội tốt để củng cố lại hệ thống tài chính trong nước vốn

làm được điều này.

Khi có một hệ thống tài chính đúng nghĩa, phân bổ vốn một cách hiệu quả thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng lành mạnh và phát triển bền vững. Có lẽ đây là điểm có lợi nhất cho Việt Nam ở cuộc khủng hoảng này.

Chúng ta cũng có một số thuận lợi về mặt kinh tế - thương mại:

* Một, cơ hội thu hút vốn đầu tư: dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào

những nơi có mơi trường chính trị và kinh doanh ổn định. Việt Nam đang có những lợi thế trong các nhân tố này.

* Hai, cơ hội tăng trong xuất khẩu theo nghĩa tăng mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh

* Ba, chọn lọc nhập khẩu: Tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện

đại mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế đi xuống.

Tuy nhiên, Việt Nam phải thường xuyên theo dõi sát tình hình trong và ngoài

nước để xử lý linh hoạt và ứng xử hợp lý.

2.1.2 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG:

Tuy nhiên, theo tôi, mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhưng không phải là

khơng có vấn đề.

2.1.2.1 Những vấn đề mà hệ thống ngân hàng gặp phải chủ yếu phát sinh từ những yếu tố nội tại.

* Vấn đề mơ hình của hệ thống ngân hàng:

Theo Luật các TCTD năm 2010 được Quốc hội ban hành ngày 29/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Ngồi những điểm tích cực như: Rõ ràng và chặt chẽ hơn, nhân sư khắt khe hơn, giới hạn sở hữu vốn ngân hàng giảm (Tổ chức được sở hữu tối đa 15%, cá nhân được sỡ hữu tối đa 5%) và Rộng hơn về thẩm quyền và cao hơn về trách nhiệm của các TCTD. Thế nhưng, có một số hạn chế sau:

Luật đã “bỏ rơi” mơ hình tập đồn: Những năm gần đây một số ngân hàng

thương mại lớn đã phát triển nhanh chóng, mở rộng về lĩnh vực hoạt động và địa

bàn. Theo sự phát triển này, mơ hình tập đồn tài chính – ngân hàng được đặt ra,

hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển (BIDV), ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank)…Có trường

hợp đã khẳng định thông điệp hoạt động theo mơ hình tập đồn tài chính - ngân hàng hay sự nhấn mạnh trong các phát ngôn hoặc thông tin công bố …Thế nhưng thực tế có trường hợp vẫn lưỡng lự khi đưa thơng điệp đó vào chính sách truyền thơng và phát triển thương hiệu, dù họ đã tiếp cận mơ hình tập đồn theo thơng lệ quốc tế.

Luật khơng điều chỉnh về tập đồn tài chính – ngân hàng trong khi hiện nay nhiều nước trên thế giới đều có các đạo luật riêng trong đó quy định chung về các quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm với các cơ quan nhà nước về thành lập, sở hữu, niêm yết và những quan hệ trong tập đoàn về mơ hình, cấu trúc quản trị, cấu trúc vốn hoạt động; cũng như quy định về phương thức quản lý, giám sát, kiểm tra của

Nhà nước.

Tại Việt Nam hiện nay, những thay đổi lớn, căn bản về cơ cấu kinh tế và môi

trường kinh doanh, do đó sự ra đời của những tập đồn tài chính – ngân hàng là tất

yếu nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo quyền chi phối của nhà nước thơng qua các tập đồn trong việc phát triển kinh tế.

Thứ hai là thiếu quy định về ngân hàng đầu tư, chưa có một văn bản pháp quy

nào được ban hành để điều chỉnh hoạt động của ngân hàng phát triển và NHĐT – là

những hoạt động kinh doanh ngân hàng có rủi ro cao nhất. Chính sự mập mờ này đã tạo điều kiện cho các NHTM, các CTTC “lấn sân”. Và trên thực tế, nhiều NHTM

và các CTTC đã “không ngần ngại” đầu tư vào bất động sản và chứng khoán đã

mang lại khơng ít hệ lụy cho nền kinh tế, góp phần khơng nhỏ vào việc đẩy nền kinh tế đi đến lạm phát thời gian qua.

* Sự ra đời ồ ạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

đặc biệt là các CTTC.

Cho đến thời điểm hiện tại, theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, chúng ta đã có

khoảng 58 ngân hàng thương mại (NHTM quốc doanh:3, NHTM cổ phần: 39; NHTM nước ngoài: 13 và NH liên doanh: 6) và trên 20 cơng ty tài chính. Phần lớn

các CTTC đều có nguồn góc vốn góp từ các tập đồn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn. Với vai trị tạo vốn và điều hồ vốn giữa các thành viên trong tập đồn,

động tín dụng trong việc tài trợ vốn cho các thành viên, các dự án của tập đồn và

tổng cơng ty. Điều này khơng những làm cho rủi ro tín dụng tăng lên mà còn làm

tăng nguy cơ “hiệu ứng dây chuyền” khi thị trường tiền tệ hoặc lĩnh vực kinh doanh

chính của tập đồn, tổng cơng ty có biến động mạnh. Việc có quá nhiều ngân hàng

(trong đó, có khoản 25% ngân hàng có hiệu quả kinh doanh hạn chế) và các CTTC

sẽ dẫn đến hai nguy cơ lớn là khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh ổn định và khả năng quản trị ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

* Tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do tăng trưởng tín dụng khá cao cũng đặt hệ thống ngân hàng trước những thách thức không nhỏ.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2007 là 53%, năm 2008 là 23,5% và năm 2009 là gần 38%.

Mặt khác, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm 30/11/2010, tổng nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng hiện khoảng 51.085 tỷ đồng, chiếm 2,42% Tổng dư nợ toàn hệ thống, trong đó nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm gần 50%.

Theo quy định hiện hành, các chủ nợ (ngân hàng, DN) phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 3 tháng và nợ phải thu chưa q hạn, nhưng có thể khơng địi được do khách nợ khơng có khả năng thanh tốn. Đối với

những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như khơng có khả năng thu hồi, chủ nợ phải sử dụng nguồn dự phịng nợ phải thu khó địi, quỹ dự phịng tài chính để bù

đắp, phần chênh lệch thiếu hạch tốn vào chi phí quản lý của DN. Ngồi ra, chủ nợ

cịn tiếp tục phần theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.

Điều đó cho thấy, các khoản nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh

doanh của các chủ nợ, họ sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để đôn đốc thu hồi nợ. Nhiều trường hợp, việc thu nợ trực tiếp từ khách nợ hầu như không thể do DN khơng cịn nguồn trả nợ, nếu thực hiện kê biên và bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của DN và việc này cũng không hề đơn giản nếu bên có tài sản đảm bảo không hợp tác, hoặc tẩu tán tài sản...

Trường hợp khơng có tài sản đảm bảo thì chủ nợ phải nộp đơn ra toà yêu cầu mở

biện pháp phá sản DN khách nợ cũng chỉ là "bất đắc dĩ" vì quy trình, thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian, có nhiều trường hợp đến 5 năm chưa thực hiện được.

Vậy đâu là giải pháp khả thi trong việc xử lý nợ xấu? Hiện đang có một số

hướng đi cơ bản như sau:

Thứ nhất, chủ nợ tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của DN phá sản... Đây là hướng đi được một số NHTM thực hiện. Tuy nhiên, thực hiện giải pháp này, các chủ nợ vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu, cho nên không khả thi.

Thứ hai, là biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả cho DN khách nợ, giá trị triết khấu do chủ nợ và DN thoả thuận

nhưng theo hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm

khoản nợ, chủ nợ tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn và cắt bỏ được "cục nợ" dây dưa này.

Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp,

đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình

hình tài chính. Hiện nay, mới chỉ có Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này. Tính đến

nay, DATC đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các NHTM nhà nước, NHTM cổ

phần và các chủ nợ khác.

Một hướng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành công hoạt động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hố thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy

định). Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN

như xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN

kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh tốn thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã được

DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết

nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị

đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%.

Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc DN khách nợ là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhưng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm sốt, quản trị các rủi ro này. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, mọi phương án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải được nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất, khơng để xảy ra tình trạng DN tiếp tục hoạt động không hiệu quả sau khi

được cơ cấu lại.

Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN là một

hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hố tình

hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ nói riêng

* Nguy cơ về thanh khoản:

Nguy cơ về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang còn tiềm ẩn, mặc dù các giải pháp thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mơ, kìm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng.

Do ảnh hưởng của đợt lạm phát trong nước vừa qua và của cuộc khủng

khoảng tài chính tồn cầu đang diễn ra đã làm sức mua trong nước và trên thị

trường các nước vốn là nơi tiêu thụ truyền thống sản phẩm xuất khẩu của các doanh

nghiệp Việt Nam giảm mạnh. Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối diện với một thách thức mới. Đó là tìm đầu ra cho những đồng vốn của mình. Trong điều kiện TTBĐS “đóng băng” và TTCK liên tục tuột dốc thì rõ ràng đây thật sự là một

bài tốn khó.

Ngân hàng Nhà nước có động thái điều chỉnh kỳ hạn trên thị trường mở

(OMO), vốn bơm ròng khá mạnh để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại

Theo dữ liệu tổng hợp của một số tổ chức đầu tư trong nước và hãng tin kinh tế nước ngoài, ngay từ thời điểm 31/12/2010 đến tuần cuối tháng 1/2011, Ngân hàng Nhà nước liên tục duy trì trạng thái bơm rịng, đặc biệt trong các tuần kết thúc

các ngày 21/1 và 28/1 với lượng bơm ròng lần lượt ở khoảng 23.000 tỷ đồng và 18.000 tỷ đồng.

Động thái trên được bình luận là một sự hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Nhà

nước cho các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đáo hạn, thanh toán

tập trung vào thời điểm trước Tết.

Điểm lại từ thời điểm cuối năm 2010 và đầu 2011, cũng như trước và những ngày sau Tết Nguyên đán, thị trường đã tránh được những cú sốc thanh khoản với

sự leo thang, căng thẳng của lãi suất như từng diễn ra trong những năm gần đây.

* Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam

Năng lực tài chính chủ yếu thể hiện qua vốn tự có (được hiểu là vốn tự có cấp

1) của các ngân hàng thương mại. Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, vốn tự có cấp 1 của tổ chức tín dụng bao gồm:

- Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp).

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

- Quỹ dự phịng tài chính.

- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

- Lợi nhuận khơng chia.

Vốn tự có cấp 1 phải trừ đi giá trị lợi thế thương mại: Giá trị lợi thế thương mại được xác định theo quy định tại khoản 12, Điều 2 Quyết định 457. Lợi thế

thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá

trị sổ sách kế tốn của tài sản tài chính đó. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)