Kinh nghiệm thành công trong hoạt động M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

1.6 HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.6.2 Kinh nghiệm thành công trong hoạt động M&A

Sự thành công của một thương vụ M&A được đánh giá không phải ở giai đoạn hồn thành xong cơng việc đàm phán giữa hai bên mà là ở giai đoạn thực hiện hợp đồng M&A và thời gian hợp tác đó mang lại lợi ích kinh tế và giá trị gia tăng cho các thành viên tham gia thương vụ.

Các kinh nghiệm dẫn đến sự thành công của giao dịch M&A chính là tầm nhìn xa trơng rộng của các nhà quản trị, họ đã cùng nhau bàn thảo một cách dứt khoát, cụ thể và hợp lý về tất cả các vấn đề có liên quan đến thương vụ, đến quyền lợi của hai bên. Đồng thời các vấn đề “hậu M&A” cũng được giải quyết tốt, sử dụng nguồn nhân lực một cách tối ưu... đã mang lại kết quả tốt đẹp cho thương vụ của họ. Một số trường hợp ở Mỹ đã thực hiện M&A rất thành cơng, đó là hai vụ sáp nhập của Wells Fargo với Crocker National Corporation và ngân hàng New York với Irving Bank Corporation vào thập niên 80.

Bảng 1.3: Hai trường hợp hợp nhất thành công của ngân hàng Mỹ vào thập niên 80

Ngân hàng đi mua Bank of New York Wells Fargo Ngân hàng mục tiêu Irving Bank Crocker National Năm 1987 1985 Trước khi sáp nhập Chi phí hoạt động rịng tổng thể (*) (triệu USD) 691 1,185 Tổng tài sản trung bình (tỉ USD) 46,6 49,6

Chi phí hoạt động rịng/Tài sản trung bình 1,48% 2,39% Sau khi sáp nhập Chi phí hoạt động ròng tổng thể (**) (triệu USD) 524 948

Tổng tài sản trung bình tỉ USD) 49,3 44,4 Chi phí hoạt động rịng/Tài sản

trung bình

1,06% 2,14%

Tiết kiệm chi phí rịng (triệu USD) 167

(24,17%)

237 (20%)

Thay đổi về điểm cơ bản -42 -25

(Nguồn: SNL securities)

(*) Thu nhập phi lãi suất thường xuyên trừ chi phí phi lãi suất thường xun tính trịn năm trước sáp nhập

(**) Số liệu tròn năm sau khi sáp nhập

Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ chi phí điều hành rịng so với tổng tài sản trung bình của ngân hàng tiến hành mua lại đã giảm sau khi sáp nhập. Nguyên nhân là do:

 Đối với thương vụ Wells Fargo và Crocker là do họ đã biết cách sử dụng chi phí hợp lý bằng cách tiến hành đóng cửa các chi nhánh trùng lắp và hợp nhất các hoạt động hậu văn phịng: kế tốn, nhân sự, hệ thống dữ liệu, kiểm soát nội bộ... nên Wells đã giảm chi phí phi lãi suất xuống khoảng 240 triệu USD, trong khi đó vẫn duy trì thu nhập phi lãi suất là 480 triệu USD. Kết quả là chi phí điều hành rịng đã

giảm từ 1,185 tỷ USD xuống còn 948 triệu USD.

 Đối với vụ sáp nhập giữa New York với Irving là do thu nhập phi lãi suất tăng 83 triệu USD từ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ của Irving. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ chi phí điều hành rịng so với tổng tài sản trung bình giảm 42 điểm.

Các kết quả này đạt được là do các ngân hàng đó đã phải xem xét rất kỹ càng và thận trọng về khả năng kết hợp và họ cùng nhau vượt qua những khó khăn. Đồng thời, họ đã thiết lập ngay từ đầu những mục tiêu có lợi và quyết bằng mọi cách phải đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên ngồi sự nỗ lực của doanh nghiệp thì Nhà nước cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng giúp cho thị trường M&A ngày càng phát triển theo hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)