Tổng quan hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Chương 1 : Tổng quan về NHTM và hoạt động của NHTM

2.1 Tổng quan hoạt động kinh tế trên địa bàn TP.HCM

TP.HCM giữ vai trị đầu tàu kinh tế của cả nước. Năm 2007, TP.HCM chiếm 0,6% diện tích và 7,8% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 24,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 36,4% dự án đầu tư nước ngồi, kim ngạch xuất khẩu 37,8% cả nước. TP.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, hiện là trung tâm kinh tế của cả nước, cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong tốp đầu của cả nước.

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của TP.HCM và Việt Nam Đvt: %/năm

Năm 2005 2006 2007 2008 2009F

Việt Nam 8,44 8,17 8,44 6,23 5,5

TP.HCM 12,2 12,5 12,6 10,7 8

“Nguồn: số liệu kinh tế xã hội của Cục thống kê TP.HCM”

Nền kinh tế TP.HCM đa dạng về lĩnh vực từ khai thác, chế biến, xây dựng đến dịch vụ, tài chính,... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngồi quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần cịn lại, cơng nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%; nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.

TP.HCM đã xây dựng định hướng phát triển kinh tế tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn mà thành phố cĩ nhiều thế mạnh và đang triển khai khá hiệu quả. Hiện nay, Thành phố triển khai 16 chương trình mục tiêu phát triển các ngành kinh tế mà TP.HCM cĩ tiềm năng và lợi thế phát triển. Đĩ là các ngành sau: 1. Chế biến gỗ; 2. Chế biến thủy sản, 3. Điện tử, 4. Dệt – May, 5. Da - Giày, 6. Cơ khí, 7. Nhựa - Cao su, 8. Cơng nghiệp hĩa chất, 9. Chế biến Lương Thực – Thực phẩm, 10. Cơng nghệ thơng tin, 11. Kinh doanh BĐS , 12. Xây dựng, 13.Giao thơng vận tải, 14. Thương mại, 15. Du lịch, 16. Tài chính - Ngân hàng.

Tính đến giữa năm 2006, TP.HCM phố cĩ 3 khu chế xuất và 12 khu cơng nghiệp, đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đĩ cĩ 452 dự án cĩ vốn đầu tư nước

ngồi với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. TP.HCM cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, TP.HCM thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.

Tuy vậy, nền kinh tế của TP.HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khĩ khăn. Tồn thành phố chỉ cĩ 10% cơ sở cơng nghiệp cĩ trình độ cơng nghệ hiện đại. Trong đĩ, cĩ 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hĩa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy,... cĩ trình độ cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ số giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khĩ khăn cho nền kinh tế. Ngành cơng nghiệp TP.HCM hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Cùng với tăng trưởng mạnh của kinh tế TP.HCM, hoạt động ngân hàng trên địa bàn cũng cĩ những bước phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu thể hiện ở việc tăng quy mơ vốn điều lệ, vốn tự cĩ của các NHTM, sự đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đĩ cĩ nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại được triển khai. Bên cạnh đĩ chất lượng hoạt động tín dụng cũng ngày một nâng cao thể hiện trình độ quản trị rủi ro và quản trị điều hành của các NHTM được nâng lên đáng kể. Hoạt động ngân hàng sơi động cũng gĩp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế TP.HCM. Hiện nay, TP.HCM đã trở thành trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, là nơi dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng, về doanh số cho vay và dịch vụ ngân hàng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng chiếm khoản 1/3 tổng doanh thu hệ thống ngân hàng cả nước.

Mạng lưới hệ thống NHTMCP tập trung khá dày đặc tại TP.HCM, số lượng các ngân hàng, hội sở, chi nhánh, PGD phân bố khá dày đặc trên các trục đường chính. Bên cạnh đĩ, một số các NHTMCP chuyển đổi cũng đang cĩ xu hướng chuyển trụ sở về TP.HCM, hiện cĩ 16/35 NHTMCP cĩ trụ sở tại TP.HCM:

Stt Tên ngân hàng (tỷ đồng)Vốn ĐL Địa chỉ trụ sở chính CN,

PGD

1 An Bình (ABB) 2.705 47 Điện Biên Phủ, Q1, TP.HCM 70 2 Gia Định (GiaDinh Bank) 1.000 135 Phan Đăng Lưu, Q. PN, TP.HCM 25

3 Nam Việt (NaviBank) 1.000 343 Phạm Ngũ Lão, Q1, TP.HCM 79 4 Nam Á (NAMABank) 1.252 97 Bis Hàm Nghi, Q1, TP.HCM 48 5 Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank) 1.550 58 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TP.HCM 41 6 Phương Nam 2.027 279 Lý Thường Kiệt, P15, Q11,

TP.HCM 82

7 Phương Đơng (OCB) 1.474 45 Lê Duẩn, Q1, TP.HCM 69 8 Sài Gịn (SCB) 3.299 193- 203 Trần Hưng Đạo, Q1

TP.HCM 30

9 Sài gịn cơng thương 1.412 2C Phĩ Đức Chính, Q1, TP.HCM 62 10 Sài gịn thương tín (Sacombank) 5.883 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3, TP.HCM 274 11 Việt Nam Tín Nghĩa 1.133 50-52 Phạm Hồng Thái, Q1, TP.HCM 20 12 Việt Á (VietABank) 1.359 115-121 Nguyễn Cơng Trứ, Q1,TP.HCM 12 13 Xuất nhập khẩu (Eximbank) 8.800 7 Lê Thị Hồng Gấm, Q1, TP.HCM 124 14 Á Châu (ACB) 7.705 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3,

TP. HCM 219

15 Đơng Á (DongABank) 3.400 130 Phan Đăng Lưu, Q.PN, TP.HCM 171 16 Đệ Nhất (FCB) 1.000 715 Trần Hưng Đạo, Q5, TP.HCM 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)