Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm công ty và yêu cầu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 66)

thực tiễn đặt ra về hệ thống kế toán trách nhiệm

2.3.1 Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm công ty

Qua nghiên cứu hệ thống kế tốn trách nhiệm tại Cơng ty Dược – TTBYT Bình Định có thể rút ra một số nhận xét về hệ thống như sau.

2.3.1.1 Đánh giá về quan điểm kế tốn trách nhiệm của cơng ty

Hiện nay, kế tốn trách nhiệm tại cơng ty Dược – TTBYT Bình Định được

nhận thức và xây dựng như một bộ phận kế toán chi tiết của kế tốn tài chính nhằm cung cấp thơng tin hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc điều hành, kiểm soát các hoạt

động, nguồn lực của công ty cũng như xác định trách nhiệm của nhà quản trị các

cấp. Điều này thể hiện sự nhận thức, tổ chức thực hiện kế toán trách nhiệm tại cơng ty cịn khá sơ khai, chưa có hệ thống. Do vậy, cần thiết phải nhận thức đúng đắn về mục tiêu, chức năng, vai trò, vị trí của kế tốn trách nhiệm và cơ chế tổ chức vận hành kế tốn trách nhiệm để có cơ sở hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại công ty.

2.3.1.2 Đánh giá về xác lập các trung tâm trách nhiệm

Nhìn chung, các trung tâm trách nhiệm tại công ty được xác lập tương đối

phù hợp với sự phân cấp, phân quyền trong cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của công

ty. Điều này đảm bảo mọi hoạt động trong công ty đều có địa chỉ cụ thể, nhờ vậy

nhiên, việc xác lập các trung tâm trách nhiệm tại công ty vẫn còn một số hạn chế như:

- Sự phân quyền, phân cấp quản lý tại công ty chưa rõ ràng, chưa tách biệt giữa quyền sở hữu với quyền quản lý, nhất là trung tâm đầu tư; đây là một hạn chế của các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nói chung và cơng ty Dược – TTBYT Bình Định nói riêng.

- Các trung tâm trách nhiệm chưa xác lập đầy đủ các chỉ tiêu đo lường thành quả và đánh giá trách nhiệm về mặt kết quả, về mặt hiệu suất, nối kết với mục tiêu chung.

2.3.1.3. Đánh giá về kế toán trách nhiệm

Đối với hệ thống kế toán trách nhiệm tại cơng ty, qua tìm hiểu thực tế có một

số điểm sau.

a. Ưu điểm

Công ty đã xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý khá rõ ràng, chức năng và nhiệm vụ của các cấp quản lý được xác định một cách chi tiết, cụ thể và không chồng chéo theo cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại. Đây là một trong những điều kiện

tiên quyết, quan trọng để ứng dụng có hiệu quả hệ thống kế tốn trách nhiệm tại

cơng ty trong tương lai. Hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng ở hầu hết các bộ phận hoạt động chính của cơng ty và đã phần nào phát huy được tác dụng của nó trong cơng tác quản lý tại công ty, những thông tin được cung cấp bởi hệ thống này

đã bước đầu hỗ trợ cho Ban giám đốc công ty trong việc điều hành và kiểm soát các

hoạt động, nguồn lực kinh tế của cơng ty;

Các chi phí được theo dõi, báo cáo chi tiết theo từng phân xưởng sản xuất; doanh thu được ghi nhận và báo cáo theo từng chi nhánh, hiệu thuốc... Lợi nhuận

được báo cáo chi tiết theo từng trung tâm lợi nhuận. Đây chính là một thuận lợi khi

xây dựng, thực hiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty;

Cơng tác lập kế hoạch, dự tốn được cơng ty chú trọng thực hiện đồng bộ và nhất quán ở hầu hết các bộ phận sản xuất kinh doanh chính của cơng ty. Các chỉ tiêu dự toán được lập tương đối khoa học, phù hợp với khả năng của các bộ phận, đơn

điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp dữ liệu, từ đó có thể đánh giá thành quả của

các nhà quản trị trong công ty được đúng đắn, hợp lý.

b. Nhược điểm

Bên cạnh đó, hệ thống kế tốn trách nhiệm được xây dựng tại cơng ty vẫn

còn tồn tại một số hạn chế cơ bản dưới đây.

Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá trách nhiệm chưa đầy đủ, toàn diện, chủ yếu dừng lại ở chỉ tiêu quy mô và chưa đề cập đến chỉ tiêu hiệu suất, nối kết giữa các

trung tâm trách nhiệm với nhau và giữa các trung tâm trách nhiệm với mục tiêu chung của doanh nghiệp;

Tổng giám đốc công ty với quyền quyết định cao nhất là người đứng đầu

trung tâm đầu tư. Tuy nhiên, với phương pháp tổ chức quản lý truyền thống tại công ty hiện nay vẫn chưa tách biệt được giữa chức năng của chủ sở hữu (nhà đầu tư) với chức năng quản lý (ban giám đốc) nên quyền hành, trách nhiệm và cũng như đánh giá về ban giám đốc chưa rõ ràng, chưa phù hợp mang tính chất “trách nhiệm tổng thể” nên các công cụ để đánh giá thành quả của nhà quản trị ở trung tâm này vẫn chưa được hợp lý, cụ thể, khi đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư hoàn toàn chưa

đề cập hay vận dụng các chỉ tiêu RI, EVA, ROI để phân tích hiệu quả hoạt động của

trung tâm này;

Cơng tác lập dự tốn chi phí và doanh thu được thực hiện tại công ty chỉ dừng lại ở mục tiêu là xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh, chưa dùng để đánh

giá trách nhiệm quản lý. Chẳng hạn, các bảng kế hoạch doanh thu chỉ được lập cho các chi nhánh nhưng chưa chi tiết cho các khu vực… trong khi để phát huy hết chức năng của hệ thống kế tốn trách nhiệm cơng ty phải chú trọng đến vấn đề này nhằm có cơ sở xác định trách nhiệm của các đại diện khu vực;

Mặt khác, các trung tâm chi phí của cơng ty ngồi chức năng sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của cơng ty thì giữa các trung tâm này còn

cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho nhau. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí nhưng hiện tại hệ thống kế tốn trách nhiệm chưa xem xét đến giá trị các sản phẩm chuyển giao nội bộ này khi đánh giá thành quả của các trung tâm. Vì thế có thể dẫn đến

việc đánh giá khơng chính xác, chưa hợp lý thành quả của nhà quản trị các trung tâm này;

Hệ thống tài khoản phản ánh chi phí hiện nay tại cơng ty chưa được tổ chức phù hợp cho việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí. Điều này ảnh hưởng

đến việc đánh giá tính hiệu quả của các trung tâm lợi nhuận tại công ty;

Phương pháp đánh giá thành quả nhà quản trị các trung tâm chỉ dừng lại ở

mức độ đánh giá khái quát, phân tích chênh lệch chưa đi vào phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến sự biến động giữa chỉ tiêu thực hiện với kế hoạch vì vậy chưa phát

huy hết chức năng, vai trị của hệ thống kế tốn trách nhiệm trong việc định hướng,

điều hành các hoạt động của công ty.

2.3.2 Những yêu cầu thực tiễn đặt ra về hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty công ty

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh và khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Đặc biệt, ngành dược

phẩm là một trong những ngành sẽ chịu tác động mạnh mẽ của hội nhập khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các tập đồn, cơng ty dược phẩm đa quốc gia hàng đầu thế giới như: United Pharma, Sanofi Aventis… với các sản phẩm chất lượng cao, giá bán hợp lý, công tác tiếp thị tốt và mạng lưới phân phối rộng… sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dược Việt Nam. Điều này sẽ có

ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm trong nước nói chung và

cơng ty Dược – TTBYT Bình Định nói riêng. Cùng với tiến trình cổ phần hóa đang diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước đặt ra u cầu cần phải thay đổi mơ hình, cải tiến phương thức quản lý, điều hành và ứng dụng các kỹ thuật quản lý khoa học vào thực tiễn công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp. Trong đó đổi mới hệ thống kế

toán theo hướng kết hợp kế tốn tài chính với kế tốn quản trị trong cơng tác quản lý doanh nghiệp là một nội dung quan trọng. Ứng dụng kế tốn quản trị nói chung và kế tốn trách nhiệm nói riêng vào thực tiễn của mỗi doanh nghiệp là một vấn đề cốt lõi góp phần mang đến sự thành công cho doanh nghiệp. Hệ thống kế tốn trách nhiệm là một cơng cụ hữu hiệu giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể nắm bắt

để có thể nhận diện được những tồn tại, hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục; từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý hiện tại

của công ty Dược – TTBYT Bình Định, vì thế việc hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty là một vấn đề cấp bách, quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự sống cịn và thành cơng của cơng ty trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Tuy

nhiên, việc hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại cơng ty cần phải xem xét trên cơ sở thực tiễn và xu hướng phát triển trong tương lai của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Công ty Dược – TTBYT Bình Định là một cơng ty có quy mơ, phạm vi hoạt

động sản xuất kinh doanh lớn trong ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế, các sản

phẩm mang thương hiệu của công ty đã khẳng định được uy tín với người tiêu dùng trong cả nước. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới phương thức quản lý tại công ty. Đặc biệt, với một cơng ty có quy mơ hoạt động lớn như Cơng ty Dược – TTBYT Bình Định là một điều rất cần thiết. Trong đó, hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm tại công ty là một trong những vấn đề thiết yếu đáp ứng được yêu cầu này.

Qua nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Dược – TTBYT Bình Định, có thể nhận thấy một số ưu điểm của công ty như:

Công ty đã sớm xây dựng các trung tâm trách nhiệm theo cơ cấu tổ chức quản lý

của đơn vị, giao quyền và trách nhiệm cho những người quản lý ở các cấp trong

công ty. Bên cạnh đó, Ban giám đốc cơng ty đã đưa ra một số chỉ tiêu, báo cáo để

đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận trong

cơng ty. Ngồi ra, các thơng tin được xử lý với sự hỗ trợ của máy tính đã cung cấp kịp thời các báo cáo của các bộ phận và tồn cơng ty.

Tuy nhiên, hệ thống kế tốn trách nhiệm Cơng ty Dược – TTBYT Bình Định vẫn tồn tại một số hạn chế. Trước tiên, việc phân cấp quản lý tại công ty vẫn chưa

đồng bộ và trách nhiệm của nhà quản lý các cấp vẫn chưa được phân biệt một cách

rõ ràng do vậy dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp khi có vấn

đề xảy ra. Ngoài ra, các chỉ tiêu đo lường và đánh giá thành quả của các trung tâm

trách nhiệm chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu quy mô, chưa thể hiện các chỉ tiêu hiệu suất, vì vậy cần thiết phải xem xét và bổ sung các chỉ tiêu đánh giá thành quả của nhà quản trị các trung tâm trách nhiệm tại công ty.

Từ những đánh giá trên, có thể khẳng định cần thiết phải nghiên cứu để xây

dựng hệ thống hơn về kế tốn trách nhiệm trong cơng ty. Đó chính là những quan

điểm, phương hướng xây dựng; nội dung kế toán trách nhiệm; tổ chức thực hiện kế

ứng dụng vào những cơng ty có đặc điểm kinh tế kỹ thuật tương tự Công ty

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM CƠNG TY DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH 3.1 Quan điểm hồn thiện hệ thống kế tốn trách nhiệm

3.1.1 Hệ thống kế toán trách nhiệm là bộ phận cần thiết của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Ngày nay, với nền kinh tế thị trường, sức ép cạnh tranh và tồn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng dẫn đến sự phát triển quy mô cùng với tính chun nghiệp ngày càng cao của các loại hình doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Vấn đề này buộc các doanh nghiệp phải phân quyền, phân cấp quản lý. Kết quả, mỗi doanh nghiệp đều gắn liền với nhiều bộ phận, đơn vị nhỏ. Mỗi bộ phận này sẽ đảm nhận một hoặc một số chức năng nhất định và chịu trách nhiệm về những công việc cụ

thể. Để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, mỗi cá nhân và mỗi bộ phận

trong doanh nghiệp phải nổ lực thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm do nhà quản trị cấp cao xác lập, chuyển giao và từ đó cần thiết phải có một cơng cụ vừa đánh giá,

vừa định hướng các đơn vị, bộ phận gắn kết với nhau, với mục tiêu chung của

doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kế tốn trách nhiệm là một bộ phận cần thiết của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Quan điểm này khẳng định cần phải

nhận thức đúng đắn về lý luận, vị trí, vai trị của hệ thống kế tốn trách nhiệm trong doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam.

3.1.2 Hệ thống kế toán trách nhiệm là sản phẩm gắn liền với sự phân cấp, phân quyền quản lý chỉ định rõ thành quả, trách nhiệm quản lý cấp, phân quyền quản lý chỉ định rõ thành quả, trách nhiệm quản lý

Sự phát triển về quy mơ và tính chun nghiệp, tính chun mơn hóa của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường dẫn đế sự tất yếu phải phân quyền, phân cấp quản lý. Sự phân quyền, phân cấp quản lý tất yếu phải nảy sinh hệ thống kế toán trách nhiệm, hệ thống kế toán trách nhiệm là một công cụ để giúp nhà quản

trị điều hành, định hướng, kiểm soát tất cả các cấp quản trị. Vì vậy, hệ thống kế

tốn trách nhiệm là một sản phẩm của quy trình phân cấp, phân quyền quản lý ở doanh nghiệp và mặt khác chính sản phẩm này phản ảnh sự hữu hiệu của sự phân quyền, phân cấp quản lý thông qua chỉ định rõ thành quả, trách nhiệm từng đơn vị,

cơ bản là muốn xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm cần phải có sự phân quyền, phân cấp quản lý hoặc muốn xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phải hoàn thiện sự phân quyền, phân cấp quản lý trong doanh nghiệp.

3.1.3 Hệ thống kế toán trách nhiệm là một nội dung của kế toán quản trị

Hệ thống kế toán trách nhiệm với mục tiêu chủ yếu phục vụ cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản lý vì vậy nó phải là một nội dung của kế toán quản trị và cụ thể, hệ thống kế tốn trách nhiệm chính là một cơng cụ để giúp nhà quản trị

đánh giá thành quả của từng hoạt động mà trực tiếp chính là đánh giá thành quả

quản lý của nhà quản trị theo từng quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, đơn vị trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống kế tốn trách nhiệm cũng có những chức năng, vai trị, vị trí riêng nên nó cũng có những đặc

trưng riêng thể hiện qua nội dung, các phương pháp kỹ thuật sử dụng và tổ chức thực hiện. Quan điểm này khẳng định vị trí của kế toán trách nhiệm trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, trong kế toán quản trị và cũng chỉ ra những đặc trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)