Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán hải quan (kiểm tra sau thông quan) trong tiến trỉnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 42)

1. 9 Những kinh nghiệm rút ra cho hoạt động

2.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu là một bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc gia, vì vậy quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ. Đối với Việt Nam nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật trong đó nêu rõ “ Nhà nước thống nhất quản lý ngoại thương, có chính sách mở rộng

giao lưu hàng hóa với nước ngồi trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, khuyền khích các thành phần

kinh tế sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tham gia xuất khẩu theo qui định của pháp luật; có chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghệ cao kỹ thuật hiện đại để phát triển sản xuất” [Luật thương mại 10/05/1997. Điều 16]

2.1.2.1. Một số nội dung cơ bản quản lý XNK giai đoạn 2005 đến 2010

- Chúng ta đã thay đổi cơ bản cơ chề điều hành XNK. Chính sách và qui định XNK được cơng bố cho cả một thời kỳ dài 5 năm thay cho hàng năm trước đây. Trước đây việc xây dựng chính sách được theo từng năm dẫn tới khó khăn cho các cơ quan quản lý XNK và các doanh nghiệp XNK điển hình là tình trạng bị động trong kinh doanh và xử lý vụ việc tồn đọng trong quản lý.

- Quyền kinh doanh XNK của tất cả các doanh nghiệp tiếp tục được mở rộng tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo qui định của pháp luật được phép XNK tất cả các loại hàng hóa trừ các mặt hàng Nhà nước cấm xuất, nhập khẩu; cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Danh mục hàng hóa XNK theo hạn nghạch và giấy phép của Bộ thương mại từng bước cũng được giảm dần và hầu hết các biện pháp quản lý số lượng hàng hóa nhập khẩu đều có lộ trình loại bỏ.

- Giảm thiểu qui định về đầu mối kinh doanh XNK. Đối với những mặt hàng kinh doanh phải có đầu mối như Gạo, phân bón, rượu, than, xăng dầu …. Trong đó đã thực hiện cơ chế bãi bỏ giao hạn nghạch xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón và việc qui định đầu mối kinh doanh XNK đối với hai mặt hàng này thuộc loại phải quản lý bằng hạn nghạch một thời gian dài

- Xây dựng lộ trình giảm thiểu các biện pháp hạn chế định lượng XNK theo hướng giảm dần các cơng cụ phi thuế quan thuộc nhóm đang áp dụng và tăng dần các cơng cụ bảo hộ mới theo thông lệ quốc tế như hạn ngạhch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế theo mùa vụ, chống bán phá giá… những đổi mới này đã tích cực thúc đẩy hoạt động XNK phát triển từ năm 2005 đến năm 2009 kim ngạch XNK tăng bình quân 18,4 %

- Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế XNK theo hướng hiện đại và phù hợp với cam kết quốc tế và khu vực. Bãi bỏ bảng giá tối thiểu, áp dụng giá tính thuế theo trị giá giao dịch thực tế trên qui định hiệp định trị giá GATT/WTO. Cắt giảm thuế quan và thuế

xuất khẩu đối với hàng hóa được qui định tại các văn bản ban hành theo lộ trình cam kết gia nhập WTO [QĐ 106/2007/QĐ-BTC ngày 26/12/2008]

- Tiếp tục ban hành những chính sách quản lý ngoại hối phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại tệ và thực tiễn hoạt động XNK nhằm đáp ứng yêu cầu vận hành của nền kinh tế bằng một loạt các biện pháp tích cực của Nhà nước như: giảm qui định tỷ lệ kết hối, đơn giản hóa thủ tục cấp phép vận chuyển, mở tài khoản giao dịch ngoại tệ…

2.1.2.2. Tổng quát thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động XNK

- Về q trình đổi mới chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK

Cùng với đổi mới kinh tế và thực hiện cam kết hội nhập, quản lý nhà nước vế hoạt động XNK từng bước được chuyển đổi cả về tư duy, nội dung và phương pháp quản lý tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho lưu thơng hàng hóa XNK và hoạt động của thương nhân trong nước và quốc tế.

+ Quá trình đổi mới cơng tác quản lý đối với hoạt động XNK nhằm tập trung vào các mục tiêu : định hướng các hoạt động XNK phục vụ nền kinh tế đang chuyển đổi và nhanh chóng tiếp cận với thương mại Quốc tế. Quá trình này được thực hiện theo từng giai đoạn gắn liền với trình độ năng lực của nền kinh tế đất nước và theo hướng loại bỏ những cấm đoán, hạn chế XNK và giảm dần sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính và các cơng cụ đã lỗi thời.

+ Cùng với sử dụng các chính sách cơng cụ có tính chất vĩ mơ để điều chỉnh hoạt động XNK như chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách tài chính ngân hàng, hệ thống pháp luật Nhà nước đã từng bước nới lỏng các điều kiện kinh doanh XNK, đồng thời tăng cường cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí kinh doanh, minh bạch hóa và đơn giản hóa qui trình thủ tục về hải quan và hành chính cơng.

+ Để quản lý các hoạt động XNK đi đúng hướng và hiệu quả, cùng với ban hành các bộ luật cơ bản như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thuế XNK … Nhà nước còn ban hành hàng loạt các văn bản dưới Luật về quản lý XNK và đổi mới cơ chế quản lý hoạt động XNK.

+ Chính phủ đã ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương tham gia các tổ chức kinh tế và thương mại khu vực và Quốc tế để phục vụ cho chính sách ngoại thương và mở đường cho hoạt động XNK vươn ra thế gới. Việc trở thành

thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO là công cụ điều hành hoạt động thương mại và XNK của nước ta, đồng thời là cơ sở để chúng ta xây dựng sách lược, chiến lược kinh tế đẩy nhanh tiến trình hội nhập.

Q trình đổi mới cơng tác quản lý hoạt động XNK đã tác động tích cực đến hoạt động XNK tạo mơi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh XNK vận hành theo cơ chế thị trường, góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo, và tính chủ động của các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt công tác quản lý XNK đã khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực của nước ta trong thương mại Quốc tế, khai thông thị mới, mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi, tạo ra nhiều thuận lợi cho XNK hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam

- Về mơ hình quản lý các chủ thể XNK

Cùng với những bước tiến của tiến trình cải cách thương mại, hệ thống chủ thể hoạt động trong lĩnh vực XNK cũng được hình thành phát triển ngày càng gia tăng , thuộc năm nhóm sau đây:

+ Nhóm thứ nhất: Các doanh nghiệp XNK cấp trung ương chủ yếu Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh, trực thuộc chính phủ hoặc thuộc các Bộ, Ngành.

+ Nhóm thứ hai: Các doanh nghiệp XNK địa phương gồm các doanh nghiệp Nhà nước cấp Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện.

+ Nhóm thứ ba: Các doanh nghiệp XNK thuộc lĩnh vực FDI

+ Nhóm thứ tư: Các doanh nghiệp XNK ngồi quốc doanh, các tổ chức, cá nhân, các tổ chức, cá nhân và các thành phần khác có hàng hóa dịch vụ XNK

+ Nhóm thứ năm: Các doanh nghiệp XNK thuộc các khu chế xuất và công nghiệp, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu…

- Về cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK

Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt độnmg XNK của nước ta trong những năm qua tương đối ổn định bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp từ Trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK được thiết lập theo ba cấp:

+ Các Bộ ngành và Uy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố + Các Cục, Sở liên quan và Ủy ban nhân dân Quận, Huyện

- Về hệ thống các cơng cụ chính sách quản lý XNK áp dụng trong thời gian qua

Cũng giống như các nước trên thế giới, nước ta đều thiết lập hầu hết các cơng cụ chính sách cần thiết để điều chỉnh các hoạt động XNK. Đồng thời tuỳ theo mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn để thực thi các công cụ và giải pháp đã được thiết lập cho thích hợp vừa phải phát triển thương mại nhưng đảm bảo việc bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán hải quan (kiểm tra sau thông quan) trong tiến trỉnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)