1. 9 Những kinh nghiệm rút ra cho hoạt động
2.1.3. Thực trạng kiểm toán hảiquan
2.1.3.1. Về con người
Số lượng cán bộ: Lực lượng KTSTQ đã tăng dần về số lượng từ năm 2005 với 210 công chức, chiếm tỷ lệ 2,7 % biên chế toàn ngành, đến năm 2009 đã tăng lên 480 công chức , chiếm tỷ lệ khoảng 4.9 % biên chế toàn ngành, so với yêu cầu trong tình hình chuyển hoạt động hải quan từ “ tiền kiểm” sang “ hậu kiểm “ thì chưa thể đáp ứng được, so sánh với tỷ lệ các nước trong Khu vực và trên thế giới thì rất thấp (chiếm từ 10-25%).
Bảng 4: Số lượng nhân viên kiểm tra sau thơng quan trong tồn ngành Hải quan
Đơn vị tính : người
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng biên chế ngành HQ 7913 8297 8717 9606 9731
Lực lượng kiểm toán hải quan 210 400 430 460 480
Tỷ lệ % trong toàn ngành HQ 2.7% 4.8% 4.9% 4.8% 4.9%
(Nguồn : Tổng cục Hải quan – Báo cáo tổng kết từ năm 2005- 2009)
Như vậy, với tỷ lệ số lượng cán bộ kiểm toán hải quan trên thì việc gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, số lượng tờ khai xuất, nhập khẩu, lượng hàng hoá xuất nhập qua
các năm thì với lực lượng kiểm tốn hải quan thực tế sẽ không đủ nhân lực để thực hiện khối lượng công việc phát sinh thực tế
Chất lượng cán bộ: Trình độ chun mơn có gần 94% tốt nghiệp đại học và trên đại học ; còn lại là cao đẳng và trung học. Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh có 17% tốt nghiệp đại học, có gần 65% trình độ B và C, có 12,7 % trình độ A và 5,3% tốt nghiệp ngoại ngữ khác. Về trình độ tin học có 3% trình độ kỹ thuật viên, 100 % trình độ tin học văn phịng và 2% trình độ B. Có 60% được đào tạo phổ cập đến nghiệp vụ kế toán, chứng từ thương mại, Thanh toán quốc tế. Một số được đào tạo về kỹ năng kiểm toán , điều tra, giám định tài liệu, xử lý vi phạm hành chính
Mặc dù trình độ cán bộ đã được tiêu chuẩn hóa theo quy định của TCHQ theo công văn 2722/TCHQ-TCCB ngày 12/6/2003, nhưng xét về mặt bằng chung tại thời điểm hiện nay khơng đủ cán bộ có trình độ làm cơng tác KTSTQ, chưa có chun gia kiểm tốn sau thơngquan, đặc biệt về chun mơn kế tốn, kiểm tốn doanh nghiệp. So sánh với chuẩn mực cán bộ theo tiêu chuẩn Asean thì chưa đáp ứng được.
Cán bộ KTSTQ thường chỉ được đào tạo chuyên sâu một lãnh vực nhất định như Tài chính kế tốn, Ngoại thương, Luật,… trong khi đó cơng tác KTSTQ địi hỏi kiến thức tổng hợp. Vì vậy cán bộ hiện nay thiếu chuyên nghiệp, thiếu chuyên sâu, chất lượng còn yếu so với yêu cầu thực tế, thiếu 06 kỹ năng cơ bản của cán bộ làm KTSTQ . Đó là các kỹ năng: kỹ năng nắm biết luật pháp, thủ tục trong thương mại quốc tế; kỹ năng KTSTQ ; kỹ năng kế tốn; Có thực tế kinh doanh trong nước và quốc tế kể cả hệ thống ngân hàng; Có kiến thức cơng nghệ thơng tin bao gồm cả q trình xử lý thơng tin điện tử, thương mại điện tử; Có kiến thức ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) đủ để hiểu nội dung hồ sơ, chứng từ.
Về nhận thức: Cán bộ công chức kiểm tốn sau thơng quan trong những năm đầu cịn coi nhẹ cơng việc này, chưa thấy được vai trị của cơng việc “hậu kiểm”, tâm lý ngại va chạm với đồng nghiệp tại khâu thông quan khi thực hiện công việc kiểm tra Cán bộ kiểm tra sau thơng quan cịn có tâm lý ngại va chạm về quan hệ giữa hai khâu thông quan và sau thông quan
Đến nay tình trạng này đã dần được khắc phục. Các cấp Lãnh đạo đã quan hơn tới lĩnh vực này, cán bộ công chức ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của nghiệp vụ kiểm tốn sau thơng quan.