1. 9 Những kinh nghiệm rút ra cho hoạt động
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của một số Lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của KTSTQ chưa đúng và đầy đủ dẫn đến công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa đúng, chưa sát sao, ngại đụng chạm, thậm chí khơng ủng hộ cơng
tác này. Cũng chính vì nhận thức chưa đúng nên tư tưởng của cán bộ, công chức làm công tác KTSTQ chưa thật sự yên tâm, chưa cống hiến đúng khả năng của mình cho cơng việc. Nguyên nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp và tồn diện đến hiệu quả cơng tác KTSTQ trong toàn ngành Hải quan.
- Tổ chức bộ máy và con người đang làm công tác KTSTQ hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý theo Luật hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt là yếu kỹ năng KTSTQ, trong khi đây là lĩnh vực mới, khó, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động và quản lý.
- Thiếu cơ chế phối hợp, hiệu quả giữa các đơn vị trong cơ quan Tổng cục trong triển khai thực hiện công tác KTSTQ. Tại các Cục hải quan địa phương, nhiệm vụ giữa các phịng tham mưu cịn chồng chéo, khơng tận dụng được kết quả của nhau.
- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của TCHQ còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa kết nối với các đơn vị Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan. Hệ thống thơng tin phục vụ cơng tác KTSTQ chưa hồn thiện, việc truy cập các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có khó khăn về cơ chế, nên hạn chế nhiều đối với cơng tác KTSTQ của tồn ngành.
2.3.2 Ngun nhân khách quan
- Về nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp XNK và của các Bộ ngành liên quan về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của KTSTQ chưa đúng, chưa đủ nên chưa hợp tác, ủng hộ và phối hợp với ngành Hải quan.
- Ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp chạy theo mục đích lợi nhuận nên đã cố tình làm sai pháp luật. Bên cạnh đó thì chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ mạnh và nghiêm túc thực hiện
- Cơ chế quản lý chưa theo kịp sự thay đổi của chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, do đó một số doanh nghiệp lợi dụng để gian lận, trốn thuế như: Thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản nên số lượng doanh nghiệp tăng mạnh trong khi cơng tác kiểm sốt, phối hợp cịn bị bng lỏng, đây là ngun nhân để doanh nghiệp lợi dụng quy định về thời gian ân hạn thuế khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp nợ thuế, sau đó phá sản, giải thể, bỏ trốn…
- Việc cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ công tác KTSTQ giữa các Bộ, ngành có liên quan vẫn chưa thật sự chủ động, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết, chưa được Luật hóa sự cần thiết và trách nhiệm phối hợp của các Bộ, Ngành và UBND có liên quan để hỗ trợ cho công tác KTSTQ.
- Thủ đoạn gian lận thương mại diễn ra phổ biến dưới nhiều hình thức, mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp và có xu hướng ngày càng gia tăng trong điều kiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ thơng tin kiểm tra cịn nhiều hạn chế.
+ Gian lận xảy ra khi áp dụng trị giá GATT đối với những mặt hàng nhạy cảm, thuế suất cao, trị giá lớn.
+ Doanh nghiệp dùng hai hệ thống sổ kế tốn để đối phó với đồn kiểm tra hoặc không hợp tác, chống đối quyết định KTSTQ.
+ Lợi dụng một số loại hình ưu đãi thuế của nhà nước để gian lận, trốn thuế như đối với loại hình gia cơng, nhập ngun liệu sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài,…
+ Lợi dụng dịch vụ thanh tốn nhanh, tiện lợi và khó quản lý để chuyển ngân lậu và gian lận về trị giá thanh tốn cho lơ hàng nhập khẩu.
Tóm lại, ở trên tác giả đã đưa ra đánh giá về thực trạng của cơng tác KTSTQ. Cịn nhiều bất cập cần phải khắc phục, cải cách trong thời gian tới cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến nhận thức của con người, mà điều quan trọng phải từ quyết tâm của lãnh đạo các cấp thì cơng tác này mới thực sự được cải thiện, mang lại hiệu quả kinh tế.
2.4. Đánh giá về KTSTQ
Trong tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan Việt Nam, để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế của đất nước, KTSTQ đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2003 theo các quyết định của BTC số 16 và số 37 về việc thành lập đơn vị nghiệp vụ KTSTQ thuộc TCHQ (Cục kiểm tra sau thông quan) và các Cục hải quan địa phương (cấp Chi cục kiểm tra sau thơng quan). Một trong những chức năng chính của KTSTQ được xác định là cơng cụ hữu hiệu chống gian lận thương mại, bảo vệ nguồn thu và tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tuy là lực lượng mới thành lập, nhưng kết quả hoạt động KTSTQ thời gian qua đã đạt được những kết quả sau:
* Về hệ thống văn bản pháp lý
Đã hình thành được hệ thống văn bản, tạo được hành lang cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra sau thông quan, như: luật Hải quan số 29/2001/QH10, luật Hải quan sửa đổi số 42/2005/QH11, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Thông tư 79/2009TT-BTC ngày 20/04/2009. Quyết định 621/QĐ-TCHQ ngày 2903/2006 nay được thay bằng quyết định 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/07/2009 và nhiều các văn bản pháp lý khác như Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Luật quản lý thuế số 78 ….
Các văn bản nêu trên đã đáp ứng được kịp thời khi triển khai thực hiện kiểm tra sau thơng quan và ngày càng hồn thiện hơn đáp ứng được yêu cầu thực tế phát sinh.
* Về lực lượng làm công tác kiểm tốn sau thơng quan
- Từ khi mới thành lập năm 2003 có 173 người trên tổng số toàn ngành là 7.700 người chiếm 2,2%, đến năm 2009 tồn ngành có khoảng 480 người trên tổng số 9.731 người chiếm 4.9%, như vậy về lực lượng, đã ngày càng tăng lên đáp ứng được yêu cầu của ngành nói chung. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn của ASEAN thì tỷ lệ phải chiếm 10% trong tổng số toàn ngành
- Cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực : là lực lượng mới hình thành trong hoạt động của ngành Hải quan, lực lượng nhân viên phần lớn là chuyển từ các khâu nghiệp vụ tính thuế, kiểm hóa nhiều năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Bên cạnh đó là lực lượng trẻ mới vào ngành có trình độ chun mơn về kế tốn, kiểm toán, ngoại thương, luật… tinh thần làm việc hăng hái yêu nghề, nhiệt huyết, năng động với công việc.
Bên cạnh những ưu điểm đạt được còn bị hạn chế bởi trong ngành kiểm tra sau thơng quan chưa có những chun gia kiểm tốn sau thơng quan thực sự. Tỷ lệ học đại học cao nhưng lại phần lớn ngành học lại trái với nghiệp vụ đang làm, một cán bộ làm kiểm toán hải quan thường chỉ biết một chuyên ngành như kế toán, nhưng ngoại thương lại ở trình độ thấp…
Đã mở được nhiều lớp học đào tạo nghiệp vụ kiểm tốn sau thơng quan cho ngành do giảng viên kiêm chức trong Vụ, Cục thuộc nghành Hải quan giảng dạy và nhiều giáo viên các trường Đại học trong nước và các chun gia kiểm tốn.
Ngồi ra một số Hải quan địa phương có lưu lượng hàng hóa XNK lớn như Hải quan TP. HCM, Hải quan Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phịng, Bình Dương, Quảng Ninh đã tổ chức nhiều lớp học về nghiệp vụ như: tin học tổng hợp, phân loại hàng hóa, kỹ năng tranh tụng trước tịa, nghiệp vụ ngoại thương … cho cán bộ công chức kiểm tra sau.
Trong các năm qua có nhiều cán bộ kiểm tra sau được cử đi học tập khảo sát về kiểm tra sau ở một số nước như : Nhật bản, Pháp, Trung Quốc...
* Về cơ cấu tổ chức
Hệ thống KTSTQ ở Việt Nam gồm 2 cấp từ Tổng cục Hải quan đến các Cục hải quan địa phương.
- Cấp Tổng cục có: Cục KTSTQ với chức năng và quyền hạn theo Quyết định số: 1015/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc TCHQ. Theo đó, Cục Kiểm tra sau thơng quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
- Cấp Cục: có Chi cục KTSTQ do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện công tác KTSTQ trong phạm vi địa bàn quản lý về KTSTQ tại các chi cục, cửa khẩu. Thực hiện việc giám sát phúc tập hồ sơ và kiểm tra sau thông quan các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý của Cục hải quan Thành phố, Tỉnh.
* Về tình hình thực hiện
Từ khi thành lập năm 2003 cho đến nay kết quả hoạt động của KTSTQ đã đóng góp một phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của ngành Hải quan trong tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan theo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 05
năm hoạt động, số truy thu thuế từ kiểm tra sau và tổng số vụ kiểm tra sau đối với doanh nghiệp XNK như sau:
Bảng 7: Số liệu tổng hợp từ năm 2005-2009
Năm 200
5 2006 2007 2008 2009
Tổng cộng Tổng số vụ kiểm tra sau thông quan 375 513 628 723 670 3.022
Tổng số tiền thuế đã truy thu (tỷ đồng) 8,5 57 90,9 173,2 243 572,6 Tổng số doanh nghiệp tham gia XNK 26.64
5 30.98 8 36.60 0 39.79 9 Tỷ lệ DN bị kiểm tra / tổng DN 1.9% 2% 2% 1.7%
( Nguồn : tổng hợp theo báo cáo tổng kết của ngành hải quan từ năm 2005- 2009)
Số tiền thuế truy thu từ nghiệp vụ kiểm tra sau ngày càng gia tăng, năm 2009 đạt 243 tỷ tăng 40% so với năm 2008. Năm 2008 đạt 173,2 tỷ tăng 90% so với năm 2007. Qua số liệu trên cho thấy hoạt động KTSTQ ngày càng hiệu quả hơn
Tuy nhiên, qua số liệu tổng hợp trên cho thấy số tiền thuế truy thu từ kiểm tra sau thông quan chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu ngân sách từ hoạt động XNK. Tỷ lệ doanh nghiệp kiểm tra sau chiếm bình quân khoảng 1,9 % trên tổng doanh nghiệp XNK ,con số này là quá ít, thực tế cho thấy việc “hậu kiểm” chưa phát huy hết được vai trị của mình trong hoạt động kiểm sốt của Ngành hải quan.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, luận văn đã đi sâu vào đánh giá thực trạng hoạt động XNK , quản lý Nhà nước về hoạt động XNK trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Luận văn cũng đề cập các hình thức gian lận trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Từ thực tế hoạt động XNK này cho thấy việc cần thiết phải thay đổi phương pháp quản lý Hải quan đối với hàng hóa XNK từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” để phù hợp xu hướng phát triển kinh tế là tạo thuận lợi cho thương mại phát triển là thực sự cần thiết.
Luận văn thu thập, phân tích thơng tin về thực trạng hoạt động của KTSTQ Việt Nam từ năm 2005-2009 trên các lĩnh vực như: tổ chức, con người, kết quả hoạt động, hệ thống thơng tin …. Qua đó thấy được hoạt động KTSTQ đã thực sự hỗ trợ cho khâu “tiền kiểm”, nhưng bên cạnh đó hoạt động KTSTQ cịn tồn tại nhiều hạn chế do các nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Từ việc phân tích thực tế hoạt động KTSTQ đã cho thấy một số hạn chế của KTSTQ, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, để nâng cao vai trò của hoạt động KTSTQ, góp phần vào tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRỊ CỦA KIỂM TỐN HẢI QUAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
3.1 Mục tiêu xây dựng các giải pháp
- Xuất phát từ yêu cầu cải cách hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính ngành hải quan, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế. Thay đổi phương pháp quản lý truyền thống sang quản lý rủi ro, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, nhưng vẫn đảm bảo được chức năng quản lý Nhà nước về mặt hải quan đối với hàng hóa XNK.
- Do yêu cầu hội nhập và phát triển thương mại Quốc tế, trong khi khả năng kiểm sốt của hải quan chỉ có giới hạn về nhân lực, nhận thức, trang thiết bị kỹ thuật.
- Yêu cầu thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế của Việt Nam và Hải quan Việt Nam khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Yêu cầu tiếp cận kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến về Hải quan. - Bức xúc từ thực tiễn công tác KTSTQ trong ngành Hải quan.
3.2 Căn cứ xây dựng các giải pháp
- Về nhận thức chung của lãnh đạo các Cấp trong ngành hải quan cịn coi nhẹ cơng tác KTSTQ. Nếu nhận thức này khơng được thay đổi thì về lâu dài lực lượng KTSTQ khó có thể thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của ngành đề ra.
- Hệ thống tổ chức: đã thành lập được Cục kiểm tra sau thơng quan, Phịng kiểm tra sau thông quan thuộc các chi Cục hải quan Thành phố, Tỉnh. Nhưng do mới hoạt động nên chức năng, nhiệm vụ của KTSTQ còn bị hạn chế. Một số Phịng kiểm tra sau thơng quan của các Cục hải quan địa phương hoạt động còn chưa hiệu quả, khơng phát huy được vai trị của mình.
- Cán bộ cơng chức làm kiểm tra sau thông quan được điều chuyển từ nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau về hoặc tuyển dụng mới vào ngành, phần lớn chưa được đào tạo sâu về nghiệp vụ kiểm toán, điều tra, kế tốn … Do đó trình độ năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Điều 32- Luật hải quan sửa đổi năm 2005 qui định “trong trường hợp cần
thiết và cịn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hóa” “ Thời hạn kiểm tra trực tiếp tại đơn vị được kiểm tra của mỗi quyết định kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc” Những
qui định trên phần nào hạn chế cơng tác kiểm tốn sau thơng quan.
- Chưa có qui định pháp lý về trách nhiệm của các ngành như Ngân hàng, Thuế, Các hãng vận tải, bảo hiểm, Các lực lượng chức năng trong việc phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện KTSTQ.
- Hệ thống thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho cơng tác KTSTQ cịn rất hạn chế chưa có hệ thống quản lý rủi ro phục vụ cho công tác KTSTQ mặc dù đã được xây dựng từ năm 2004.
- Chất lượng công tác phúc tập hồ sơ ở khâu thơng quan cịn mang nặng tính hình thức, ngại va chạm nên hạn chế việc tìm ra dấu hiệu vi phạm cung cấp thông tin cho KTSTQ.
- Cơng việc KTSTQ tại doanh nghiệp cịn rất ít, chủ yếu chỉ mới tiến hành kiểm tra tại trụ sở của cơ quan hải quan.
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao vai trị của kiểm tốn sau thơng quan trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế. trình hội nhập kinh tế Quốc tế.
Công tác KTSTQ thực hiện thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực sự của Luật hải quan, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng gian lận thương mại, trốn thuế như tác giả đã phân tích ở chương II. Phải khẳng định lại KTSTQ của Hải quan Việt Nam là một công tác nghiệp vụ cịn nhiều mới mẻ và cịn gặp nhiều khó khăn, hiện đang trong quá trình vừa triển khai, vừa làm, vừa nghiên cứu học hỏi để hoàn thiện. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có tính