Cơ hội và thách thức của du lịch tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại đà lạt lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

5. Kết cấu đề tài

3.3. Cơ hội và thách thức của du lịch tỉnh Lâm Đồng

3.3.1. Cơ hội

Ngành du lịch Lâm Đồng đang có những cơ hội rất lớn để phát triển. Tuy nhiên việc nắm bắt các cơ hội này nhƣ thế nào lại là một vấn đề cần phải bàn bạc để đƣa ra đƣợc những hƣớng đi đúng đắn cho ngành.

Nƣớc ta đang có một tiềm năng rất lớn về du lịch. Với những nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch rất phong phú với bờ biển dài với hơn 125 bãi tắm, hơn 40 hang động đã đƣợc tìm thấy, hơn 400 nguồn nƣớc khoáng, 134 khu vƣờn đặc dụng, 5 khu dự trữ sinh quyển (rừng ngập mặn Cần Giờ, vƣờn quốc gia Cát Tiên, vƣờn quốc gia Đảo Cát Bà, khu bảo tồn các loài chim ở Xuân Thủy – Nam Định, vƣờn quốc gia U Minh Thƣợng và vƣờn quốc gia Đảo Phú Quốc)… đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để tạo ra các sản phẩm du lịch thu hút khách. Hơn nữa do du lịch Việt Nam phát triển sau, do đó hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc xây dựng mới, trang thiết bị hiện đại cũng là một điều kiện tốt để phát triển du lịch, thu hút nguồn khách. Việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO sẽ mở ra nhiều mối quan hệ với các nƣớc trên thế giới. Do đó lƣợng khách đến nƣớc ta trong những năm tới chắc chắn sẽ tăng mạnh với những chính sách phát triển du lịch đang đƣợc triển khai. Từ đó Đà Lạt – Lâm Đồng cũng có một cơ hội lớn để đón nhận lƣợng khách quốc tế cũng nhƣ nội địa đến với địa phƣơng và có một cơ hội lớn về đầu tƣ nƣớc ngồi.

Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.

Điều này cũng tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Đà Lạt- Lâm Đồng nói riêng.

Du lịch - dịch vụ du lịch đã đƣợc định hƣớng là ngành kinh tế động lực của tỉnh, đƣợc sự quan tâm của các ngành, các cấp. Kết cấu hạ tầng đang trên chiều hƣớng phát triển thuận lợi; nhiều nhà đầu tƣ trong và ngồi nƣớc quan tâm, có nhiều dự án đăng ký đầu tƣ.

Thành phố Đà Lạt với nhiều tiềm năng lợi thế nên có điều kiện để trở thành một đô thị du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, với việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, hội nghị- hội thảo, du lịch hoa gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lƣợng cao.

Đà Lạt- Lâm Đồng có tiềm năng và khả năng mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour du lịch biển, đồng bằng kết hợp miền núi, cao nguyên và nằm trong hành lang các tuyến, điểm du lịch quan trọng của quốc gia.

Việc xây dựng tuyến đƣờng cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt sẽ giúp cho giao thơng từ thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến đƣờng trên quốc lộ 1A trở nên dễ dàng hơn, khách muốn đến Đà Lạt – Lâm Đồng cũng thuận tiện hơn. Sân bay Liên Khƣơng đã xây dựng và sắp đƣa vào sử dụng đƣờng băng quốc tế, khi đó lƣợng khách quốc tế từ các nƣớc có thể đến thẳng Đà Lạt mà khơng qua thành phố Hồ Chí Minh, nhƣ vậy Đà Lạt – Lâm Đồng sẽ có cơ hội đón trực tiếp lƣợng khách quốc tế đến với mình.

3.3.2. Thách thức

Các nƣớc trong khu vực và các địa phƣơng đều coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, có nhiều chính sách để phát triển du lịch, vì vậy sự cạnh tranh trong hoạt động du lịch ngày càng trở nên gay gắt.

Yêu cầu của du khách về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ ngày càng cao, trong khi đó chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; phát triển du lịch chƣa thực sự bền vững.

Du lịch phát triển cùng với đơ thị hóa sẽ làm cho mơi trƣờng ơ nhiễm, cảnh quan thiên nhiên có thể bị phá hủy. Đây là một thách thức đối với việc phát triển du lịch của địa phƣơng. Phát triển du lịch với tốc độ cao sẽ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, cạn kiệt, đến một lúc nào đó sẽ khơng thể khai thác đƣợc nữa.

Một thách thức lớn đối với du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng hiện nay là nguồn nhân lực phát triển không kịp với sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc xây dựng mới với trang thiết bị hiện đại, nhƣng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao lại khơng nhiều, dẫn đến tình tr ạng khơng đồng bộ giữa cơ sở vật chất với trình độ của con ngƣời trong du lịch.

Việc phát triển du lịch sẽ gây ra những ảnh hƣởng lớn đến tình hình kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Khi lƣợng khách đến Đà Lạt – Lâm Đồng ngày một nhiều không tránh khỏi có những phần tử xấu lợi dụng du lịch để thực hiện những việc làm phạm pháp ảnh hƣởng xấu đến tình hình chính trị, trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại đà lạt lâm đồng đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)