1.2.2 .1Các ngoại ứng tiêu cực và tính phi hiệu quả
1.4 Thị trường chứng khoán
1.4.4 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
1.4.4.1 Chức năng của thị trường chứng khoán
+ Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế : Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thơng qua thị trường chứng khốn, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
+ Cung cấp môi trường đầu tư cho cơng chúng : Thị trường chứng khốn cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lực chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khốn góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
+ Tạo mơi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ: Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác.
1.4.4.2 Vai trị của thị trường chứng khốn
+ Tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn : Nhờ có thị trường chứng khốn các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khốn họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc
tính hấp dẫn cũa chứng khốn đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.Thị trường chứng khốn hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khá năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
+ Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp : Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tạo ra được một mơi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng cơng nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
+ Nghĩa vụ công khai thông tin trên thị trường chứng khoán giúp các nhà đầu tư, các nhà quản lý thị trường có thể định giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thối bất ổn của các cơng ty.
+ Hổ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: Thị trường chứng khốn hổ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần qua việc quảng bá thông tin, định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán một cách nhanh chóng, tạo tính thanh khoản cho chúng và như thế thu hút các nhà đầu tư đến góp vốn vào cơng ty cổ phần.
Ngược lại, chính sự phát triển của mơ hình cơng ty cổ phần đã làm phong phú và đa dạng các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển sơi động của thị trường chứng khốn.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài : Thị trường chứng khốn khơng những thu hút các nguồn vốn trong nội địa mà cịn giúp Chính phủ và doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty ra thị trường vốn quốc tế. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khốn (FPI) là an tồn và hiệu quả vì các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà khơng bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thị trường hoàn hảo là thị trường mà ở đó khơng tồn tại những thất bại
của thị trường, giá được xác định bởi cung cầu thị trường. Một thị trường hoàn hảo sẽ đưa đến tính hiệu quả của thị trường tức ở đó chi phí giao dịch thấp, thơng tin đầy đủ, nguồn lực phân bổ hiệu quả, giá cả chứa đựng tất cả các thông tin liên
quan.
Thị trường bị thất bại do một số trường hợp sau : Độc quyền, bất cân xứng thơng tin, các ngoại ứng, hàng hóa cơng cộng, sự can thiệp quá mạnh của chính
phủ vào nền kinh tế. Một khi thị trường tồn tại những thất bại thì cần có sự can thiệp của chính phủ để nó trở nên hiệu quả.
Thị trường hiệu quả sẽ đưa nền kinh tế xã hội của một đất nước ngày
càng đi lên. Việc xây dựng một thị trường hiệu quả là tất yếu.
Thị trường chứng khoán là bộ phận quan trọng trong thị trường vốn. Thị trường chứng khoán là nơi tạo lập nguồn vốn cho khác doanh nghiệp và tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu. Cũng như bất cứ thị trường nào khác, những thất bại của thị trường sẽ làm cho thị trường vốn không hiệu quả. Cần thiết xem xét thất bại trên thị trường chứng khốn nhằm khắc phục nó để phát huy vai trị và chức năng của thị trường chứng khoán cho sự nghiệp phát triển chung của nước nhà.
CHƯƠNG 2: THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thất bại của thị trường Việt Nam :
2.1.1 Sơ lược về nền kinh tế Việt Nam :
Nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm phát triển đã phải đương đầu với khơng ít khó khăn và thách thức để đạt được những thành quả tốt đẹp như bây giờ : Năm 2006, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8.2%, năm 2007 dự kiến tăng trưởng ở mức 8,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 724USD. Bên cạnh đó, địa vị của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam được APEC đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP và độ cơng bằng tốt nhất năm 2006. Năm 2006, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn: Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC - một hoạt động quốc tế có quy mơ lớn. Việc tổ chức thành công hội nghị APEC đã thúc đẩy việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế. Ngày 7/11 (giờ Hà Nội), tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã chính thức thơng qua việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, theo đó thị trường tài chính sẽ mở cửa hơn, quy định pháp luật ngày càng hồn thiện hơn, điều đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị TTCK Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006 đã đạt 39,6 tỷ USD, vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung, các doanh nghiệp khối đầu tư nước ngoài chiếm 29,921 tỷ USD, doanh nghiệp 100% vốn trong nước đóng góp 15,184 tỷ.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi tiếp tục dẫn đầu về đóng góp xuất khẩu với số vốn FDI đã đạt tới 142,9% so với dự kiến ban đầu. Tính đến cuối năm 2006, đã có 9 nhóm hàng tham gia “câu lạc bộ” kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ.
Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, đầu tư trực tiếp nước ngài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã đạt con số kỷ lục 10,2 tỉ USD (vượt xa mức kế hoạch là 6,5 tỉ USD). Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn của các dự án cấp mới đã đạt hơn 7,6 tỉ USD, còn lại
là vốn của các dự án đang hoạt động xin tăng vốn - đây là mức thu hút FDI cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1997 đến nay.
2.1.2 Đánh giá quốc tế về nền kinh tế Việt Nam : Nền kinh tế của một quốc
gia muốn phát triển bền vững không tách rời mối quan hệ hợp tác đa phương, song phương với các quốc gia khác trên thế giới. Trên thương trường quốc tế, vị thế của quốc gia đó như thế nào sẽ là ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế trong tương lai. Các chuẩn mà các tổ chức quốc tế đưa ra nhằm đánh giá, xếp hạng vị trí của từng quốc gia là thước đo để chúng ta phấn đấu, xây dựng nền kinh tế xã hội ngang tầm với các cường quốc khác.
Về môi trường kinh doanh : Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới xếp hạng 104
trong 175 nền kinh tế được khảo sát năm 2006, tụt 6 bậc so với năm 2005. Các tiêu chí đánh giá : Khởi sự doanh nghiệp, giải quyết giấy phép, thuê mướn nhân công, đăng ký tài sản, đi vay, bảo vệ nhà đầu tư, thuế khóa, bn bán xun biên giới, thực hiện hợp đồng và đóng cửa doanh nghiệp. Ở khu vực Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam đứng sau Singapore (hạng 1), Thái Lan (18) và Malaysia (25) và dẫn trước các nước như Philippines(126), Indonesia (135), Campuchia (143) và Lào (159). Nhìn chung, mơi trường kinh doanh ở Việt Nam tuy có cải thiện nhưng so với nhịp độ chung của thế giới và khu vực thì cị chậm hơn. Việt Nam cần quan tâm hồn thiện hơn nữa mơi trường kinh doanh có thể theo tiêu chí của Ngân Hàng Thế Giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Về mức độ tự do kinh tế toàn cầu : Theo báo cáo hàng năm về Chỉ số mức độ tự
do kinh tế toàn cầu năm 2007của Quỹ Heritage và báo Wall Street Journal Việt Nam được xếp hạng thứ 138 trong tổng số 157 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2006 : 142/161). Theo ban tổ chức xếp hạng, mức độ tự do kinh tế được định nghĩa là khơng có sự can thiệp hay hạn chế vượt quá mức cần thiết từ phía chính phủ đối với các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tức là mọi cơng dân được tự do lao động, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo mọi cách thức mà họ cho là hiệu quả nhất. Thay cho cách xếp hạng các tiêu chí theo mức độ tự do giảm dần từ 1-5 như mọi
năm, hệ thống đánh giá năm nay cũng được đổi mới, dựa trên thang điểm từ 0-100, với chỉ số càng cao phản ánh mức độ tự do hóa càng lớn. Mặc dù, khơng q coi trọng các đánh giá của thế giới nhưng chúng ta cũng có thể tham khảo những kết quả này để làm cơ sở tìm ra những điểm yếu của nền kinh tế, xã hội mà khắc phục. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập này thì kết quả trên là đáng lo ngại.
Kết quả trên cho thấy Chính Phủ Việt Nam vẫn còn can thiệp quá mạnh vào nền kinh tế điển hình như tại quyết định 38 ban hàng ngày 20/03/2007 của Thủ tướng chính phủ, nhà nước vẫn còn giữ 100% vốn trong 19 ngành và lĩnh vực. Chỉ số tự do kinh tế toàn cầu phản ánh khả năng hội nhập và tính chất thị trường của nền kinh tế. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sẽ gây ra thất bại thị trường, kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế, làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả.
Về năng lực cạnh tranh toàn cầu : Việt Nam đứng vị trí thứ 77/125, tụt ba bậc so
với năm ngoái, trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố. Chỉ số cạnh tranh được xây dựng dựa trên 9 chỉ số thành phần, gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, giáo dục và y tế phổ thông, giáo dục đại học, hiệu quả thị trường, độ sẵn sàng về kỹ thuật, mức độ hài lòng doanh nghiệp và mức độ sáng tạo. Việt Nam xếp thứ 74 ở yếu tố thể chế, cơ sở hạ tầng 83, kinh tế vĩ mô 53, y tế và giáo dục phổ thông 56, giáo dục đại học xếp thứ 90, hiệu quả thị trường 73, độ sẵn sàng về công nghệ 85. Ở hai chỉ số còn lại, Việt Nam lần lượt xếp thứ 86 và 75.
2.1.3 Một số thất bại thị trường ở Việt Nam :
Ngoài những thành quả mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thì vẫn cịn tồn tại những thất bại mà Nhà Nước đang và sẽ tìm cách khắc phục để dần đạt đến tính hiệu quả của thị trường. Một số thất bại lớn của thị trường :
2.1.3.1 Độc quyền :
Độc quyền luôn là hiện tượng đi ngược với xu thế cạnh tranh của thị trường. Một nền kinh tế mà tồn tại càng nhiều doanh nghiệp, ngành độc quyền thì càng kìm hãm sự phát triển về kinh tế, xã hội của quốc gia đó. Cùng với tiến trình cải cách đất nước, tình
trạng độc quyền ở Việt Nam cũng đã giảm dần. Điển hình: theo thống kê của Vụ Đổi mới doanh nghiệp cho thấy:
Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 4/2002, Nhà nước giữ 100% vốn trong 60 ngành và lãnh vực đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và hoạt động cơng ích.
Quyết định 155 ban hành vào tháng 08/2004, số lĩnh vực Nhà nước nắm giữ sở hữu độc quyền đã giảm xuống còn 30.
Nhưng cho tới quyết định 38 ban hành ngày 20/03 của Thủ tướng chính phủ, nhà nước chỉ cịn 100% vốn trong 19 ngành và lĩnh vực theo bảng liệt kê dưới đây : Sản
xuất, cung ứng : vật liệu nổ, hóa chất độc,chất phóng xạ; Sản xuất, sửa chữa vũ khí,
khí tài, trang bị chun dùng cho quốc phịng, an ninh, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật và cung ứng dịch vụ bảo mật thông tin bằng kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Các doanh nghiệp được giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đặc biệt và các doanh
nghiệp và các doanh nghiệp đóng tại các địa bàn chiến lược quan trọng, vùng sâu,
vùng xa kết hợp kinh tế với quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng,an ninh; Quản lý, khai thác đường sắt quốc gia,
đô thị, các cảng hàng khơng, cảng biển có quy mơ lớn; Điều hành bay, điều hành vận
tải đường sắt quốc gia; Bảo đảm an tồn hàng hải; Bưu chính cơng ích; Phát thanh,
truyền hình; Xổ số kiến thiết; Xuất bản, báo chí; In, đúc tiền; Sản xuất thuốc lá điếu; Quản lý, khai thác hệ thống cơng trình thủy lợi, thủy nơng liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển; Quản lý, duy tu cơng trình đê điều, phân lũ và phịng chống thiên tai; Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng; Tín dụng chính sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong các ngành nghề nói trên thì có những ngành vì lợi ích cơng cộng, vì sự an tồn chính trị quốc gia mà nhà nước vẫn phải giữ thế độc quyền trong một thời gian nhất định và điều kiện nhất định. Để đáp ứng cho yêu cầu của sự gia nhập các tổ chức thế giới, trên cơ sở đảm bảo các quy ước quốc tế về tự do cạnh tranh Việt Nam cần phá
vỡ thế độc quyền của các ngành như : điện lực, điều hành bay, điều hành vận tải đường sắt quốc gia và dần tiến tới các ngành khác.
Thời gian vừa qua, người ta bàn cãi nhiều về vấn đề độc quyền trong ngành xăng dầu, điện lực, vận tải hàng khơng và đường sắt. Điển hình là vừa qua, sau khi Chính phủ ban hành nghị định về trao quyền tự quyết giá xăng dầu cho doanh nghiệp nhằm tiến tới một thị trường cạnh tranh thì 11 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã đồng loạt tăng 800đ/lit vào 0h ngày 07/05. Rõ ràng, hiện tượng trên đã vi phạm luật cạnh tranh là ‘‘cấm các thỏa thuận hay dàn xếp nhằm hạn chế, thủ tiêu cạnh tranh’’ và quyết định trên chỉ nhằm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, người tiêu dùng tiếp tục bị móc túi.
Việc ban hành nghị 38 nếu trên tinh thần hướng tới cạnh tranh thị trường và các doanh nghiệp xăng dầu sẽ tự đổi mới nhằm giảm chi phí, giá thành theo cung cầu thì thật đáng hoang nghênh, đằng này 11 doanh nghiệp này dựa vào ‘‘quyền tự quyết’’ để tăng giá thì chỉ làm thiệt hại cho người tiêu dùng, cho các doanh nghiệp khác và cho