Thực trạng hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH Việt Nam sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 37 - 67)

năm hoạt động.

2.2.1.Những kết quả đạt được

2.2.1.1. Về nguồn vốn

- Đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng tương đối đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Để đảm bảo thực hiện hồn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm. Hội đồng quản trị, Ban điều hành đã chủ động cĩ nhiều Văn bản và trực tiếp làm việc, báo cáo với Chính phủ, các Bộ, Ngành để cĩ nguồn vốn và cơ chế tạo lập nguồn vốn phù hợp với đặc thù của NHCSXH. Kết quả, Thủ tướng Chính phủ đã cĩ các Văn bản chỉ đạo các Bộ, Ngành quan tâm giải quyết tạo nguồn vốn lãi suất thấp, ổn định, bền vững cho NHCSXH từ các nguồn vốn ODA; vốn tồn ngân Kho bạc Nhà

nước; vốn vay Ngân hàng Nhà Nước…. Vốn điều lệ được cấp bổ sung hàng năm (năm 2003 tăng 500 tỷ đồng; năm 2004 tăng 800 tỷ đồng; năm 2005 tăng 882 tỷ đồng; năm 2006 tăng 1.591 tỷ đồng; và năm 2007 tăng 1.200 tỷ đồng), đưa tổng số vốn điều lệ NHCSXH lên 5.988 tỷ đồng, tăng 4.973 tỷ đồng; vốn vay Kho bạc Nhà nước tăng 2.515 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Nhà Nước tăng 3.660 tỷ đồng; NHCSXH đã tiếp xúc và làm việc với các tổ chức quốc tế lớn như: Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Tài chính Nhật Bản, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB). Các tổ chức hợp tác song phương nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu hoạt động của NHCSXH và đề xuất, tìm kiếm khả năng hợp tác giữa NHCSXH và các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn vay và hỗ trợ kỹ thuật. Kết quả bước đầu vốn nhận cho vay của các chương trình tăng 3.673 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn NHCSXH sau 5 năm hoạt động đã đạt 36.052 tỷ đồng, tăng 26.313 tỷ đồng, gấp 5,1 lần so với năm 2002. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao, và năm 2007 là một năm cĩ mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm hoạt động của NHCSXH (tăng 10.647 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 42% so với năm 2006), hàng năm đều đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Về cơ cấu nguồn vốn đến cuối năm 2007, nguồn vốn khơng phải trả lãi và lãi suất thấp cĩ tỷ trọng tăng so với năm 2002 là 16,6% (từ 40,9% năm 2002 tăng lên 57,5% năm 2007), với số tuyệt đối tăng là 15.179 tỷ đồng. Ngồi vốn ngân sách Nhà nước Trung ương, vốn ngân sách các địa phương chuyển cho NHCSXH trong 5 năm qua cũng tăng 768 tỷ đồng.

- Việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch: Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Ngay từ những tháng đầu năm, Tổng giám đốc đã giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, đồng thời yêu cầu các chi nhánh NHCSXH báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và trình Ban đại

diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp phân bổ chỉ tiêu kế hoạch đến các huyện, các xã để tổ chức triển khai thực hiện ngay. Việc phân bổ vốn đã tập trung cho các tỉnh cĩ điều kiện kinh tế - xã hội khĩ khăn, số hộ nghèo theo tiêu chí cĩ tỷ lệ cao, các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.

Thơng qua việc phân bổ vốn tín dụng ưu đãi tập trung cho các vùng khĩ khăn, đã gĩp phần nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Đồng thời, cũng chú trọng đến việc phân bổ vốn đầu tư cho vay theo dự án nằm trong quy hoạch của địa phương.

- Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch: đã chấp hành quỹ dự trữ thanh tốn một cách linh hoạt, chuyển vốn kịp thời cho các chi nhánh để cho vay theo kế hoạch. Đồng thời, rất coi trọng duy trì sự đảm bảo cân đối thường xuyên giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, quan tâm đến việc thực hiện định mức Quỹ an tồn chi trả, tiết kiệm tối đa cho NHCSXH, đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính khơng vượt quá 7% trên tổng nguồn vốn hoạt động và hệ số sử dụng vốn tồn ngành luơn đạt bình quân trên 95%.

2.2.1.2. Về mơ hình cấp tín dụng:

Hiện nay NHCSXH đang thực hiện 02 phương thức cho vay: Phương thức cho vay

uỷ thác qua các Tổ chức chính trị - xã hội và phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.

a) Phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội:

NHCSXH uỷ thác cho vay qua 04 TC CT-XH (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) thơng qua việc ký kết văn bản liên tịch giữa NHCSXH với TC CT-XH từ cấp trung ương đến cấp huyện về việc uỷ thác cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Các chương trình tín dụng đang áp dụng như: Cho vay hộ nghèo; Cho vay học sinh sinh viên cĩ hồn cảnh khĩ khăn; Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn; Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khĩ khăn; Cho

vay hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khĩ khăn. Dự án phát triển ngành lâm nghiệp 4 tỉnh miền Trung; Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư thực hiện định canh định cư giai đoạn 2007-2010. Cho vay tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý, Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động cĩ thời hạn ở nước ngồi và một số dự án khác.

Bảng số 1: Kết quả thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội đến 31/12/2007: STT Tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác Sơ tiền (tỷ đồng) Số tổ nhĩm ( ngàn tổ) Số hộ vay (ngàn hộ)

1 Hội liên hiệp phụ nữ 16.359 84 2.400

2 Hội nơng dân 11.426 75 1.977

3 Hội cựu chiến binh 3.199 30 519

4 Đồn thanh niên 1.765 13 275

Cộng 32.749 202 5.171

Nguồn: Báo cáo tổng Tổng kết 5 năm hoạt động NHCSXH (2003-2008)

Tính đến 31/12/2007, NHCSXH đã uỷ thác 10 chương trình tín dụng cho các tổ chức hội.

- Nội dung uỷ thác là 6/9 cơng việc trong quy trình cho vay của NHCSXH, cụ thể là: Một là, Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng cĩ ưu đãi của Chính phủ. Thơng báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng cĩ ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; Hướng dẫn việc thành lập Tổ TK & VV. Chỉ đạo và hướng dẫn Tổ, tổ chức họp Tổ để kết nạp Tổ viên, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét cơng khai các hộ cĩ nhu cầu và đủ điều kiện vay trình Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay.

Ba là, Kiểm tra, đơn đốc hoạt động của các Tổ thuộc phạm vi của tổ chức hội quản lý; Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với Ban quản lý Tổ đơn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Thơng báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro để cĩ biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu cĩ)

Bốn là, Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ trong việc, đơn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận, thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm

Năm là, theo dõi hoạt động của Tổ, đơn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH.

Sáu là, Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức hội, Ban quản lý Tổ để hồn thành cơng việc uỷ thác cho vay.

- Về phí dịch vụ uỷ thác cho vay:

Mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho tổ chức hội từng thời kỳ phù hợp với mức phí uỷ thác do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay, mức phí dịch vụ uỷ thác trả cho các tổ chức hội tối đa là 0,06%/tháng tính trên dư nợ cĩ thu được lãi. Tuy nhiên, ở một số chương trình cĩ quy định riêng. Việc chi trả mức phí dịch vụ uỷ thác cịn phụ thuộc vào chất lượng dư nợ tín dụng uỷ thác.

Việc phân bổ mức phí dịch vụ uỷ thác cho từng cấp hội do các tổ chức hội bàn bạc, thống nhất và quy định phù hợp với mức phí dịch vụ uỷ thác từng thời kỳ và cơng việc uỷ thác mỗi cấp đảm nhiệm. Cụ thể: mức phí uỷ thác 0,06%/tháng được coi là 100% và được phân bổ cho từng cấp hội như sau:

- Hội cấp Trung ương là: 5% - Hội cấp huyện là: 15% - Hội cấp tỉnh là: 10%

- Hội cấp xã là: 70%

NHCSXH thanh tốn phí uỷ thác cho các cấp hội theo thoả thuận. Việc trả phí uỷ thác cĩ thể theo tháng, quý, hoặc 6 tháng. Số tiền trả phí uỷ thác được căn cứ vào số lãi thực thu và chất lượng tín dụng.

- Về cách thức giải ngân vốn tín dụng ưu đãi: được thực hiện chủ yếu qua tổ tiết kiệm và vay vốn.

Tổ được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện gồm từ 05 đến 50 thành viên cĩ nhu cầu vay vốn là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc thành lập Tổ nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cĩ nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng; Các tổ viên trong tổ giúp đỡ nhau từng bước cĩ thĩi quen dành tiền tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự cĩ và quen dần với sản xuất hàng hố, hoạt động tín dụng và tài chính; Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng đảm bảo duy trì và an tồn được vốn vay của mỗi thành viên trong tổ.

Tổ được thành lập phải cĩ quy ước hoạt động và phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã chấp thuận. Tổ sinh hoạt định kỳ theo quy ước hoạt động của tổ được xây dựng khi thành lập tổ. Nội dung sinh hoạt từng lần do tổ trưởng chuẩn bị để đưa ra tập thể bàn bạc và biểu quyết, kết hợp những vấn đề liên quan đến quản lý tổ và trao đổi kinh nghiệm làm ăn để giúp đỡ những người chưa biết cách quản lý đồng vốn cũng như thiếu kinh nghiệm làm ăn; tạo tính cộng đồng cao và sự tự tin cho các tổ viên trong tổ; kết nạp tổ viên mới hoặc cho tổ viên ra khỏi tổ.

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ: Triển khai, thực hiện quy ước hoạt động của tổ. Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về mục tiêu thành lập tổ, chủ trương chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và quy định, thủ tục vay vốn của NHCSXH; Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên. Tiến hành họp tổ để bình xét cơng khai. Sau khi được tổ thống nhất bình xét các hộ được vay vốn,

Tổ trưởng lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận để gửi NHCSXH xét duyệt cho vay; nhận kết quả phê duyệt cho vay của ngân hàng thơng báo cho tổ viên biết lịch giải ngân của Ngân hàng. Ban quản lý Tổ phải chứng kiến việc ngân hàng phát tiền vay trực tiếp đến từng hộ; lập sổ theo dõi cho vay - dư nợ - thu lãi- thu tiết kiệm của các tổ viên; đơn đốc các tổ viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Trong phạm vi 30 ngày kể từ khi nhận tiền vay, Ban quản lý Tổ phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% thành viên trong tổ. Trường hợp hộ vay sử dụng sai mục đích thì lập biên bản và u cầu hộ vay trả nợ trước hạn. Nếu tổ viên gặp khĩ khăn chưa trả được nợ thì tổ chức họp tổ để tìm biện pháp giúp đỡ tổ viên trả nợ Ngân hàng; những tổ cĩ tín nhiệm với ngân hàng và được các tổ viên trong tổ nhất trí, sẽ được ngân hàng giao cho tổ trực tiếp thu lãi vốn vay. Tổ trưởng tiến hành việc thu lãi của các tổ viên theo định kỳ và tiền thu được phải nộp vào Ngân hàng đầy đủ, kịp thời; trường hợp tổ khơng được uỷ nhiệm thu lãi phải thực hiện đơn đốc tổ viên cĩ mặt tại điểm giao dịch xã để nộp lãi, gốc cho NHCSXH khi đến hạn; đơn đốc các tổ viên tham dự các lớp tập huấn chuyển giao cơng nghệ, khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, để nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất, kỹ năng kinh doanh nhằm sử dụng vốn vay đúng mục đích, cĩ hiệu quả; kiểm tra, xác minh và cĩ ý kiến về việc tổ viên đề nghị gia hạn nợ, đề nghị cho vay lưu vụ và xử lý nợ bị rủi ro khi phát sinh; phối hợp với chính quyền cấp xã, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã... để đơn đốc và cĩ biện pháp thu hồi nợ đối với trường hợp tổ viên đến hạn trả nợ, quá hạn, cĩ điều kiện trả nợ nhưng khơng trả; thơng báo kịp thời cho Ngân hàng, chính quyền địa phương những trường hợp tổ viên sử dụng vốn sai mục đích, thay đổi chỗ ở ra ngồi địa bàn xã (phường, thị trấn) để Ngân hàng phối hợp với chính quyền tìm biện pháp thu hồi nợ; trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ Ngân hàng của tổ viên; đề xuất, kiến nghị và khiếu nại với chính quyền cấp xã, Ngân hàng và các cơ quan liên quan về việc thực hiện chủ trương chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác.

+ Quyền lợi của Ban quản lý Tổ: Được hưởng mức chi trả hoa hồng theo kết quả thu lãi thực tế của các tổ viên do tổ quản lý theo cơng thức:

Tiền hoa hồng

Được hưởng =

Tỷ lệ hoa hồng được

hưởng x Số tiền lãi thực thu

Lãi suất cho vay

Tỷ lệ hoa hồng được hưởng do Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ. Hiện nay, tỷ lệ hoa hồng được hưởng quy định như sau: Tổ tiết Tổ được uỷ nhiệm thu lãi, hưởng tỷ lệ hoa hồng: 0,085%; Tổ khơng được uỷ nhiệm thu lãi, hưởng tỷ lệ hoa hồng: 0,075%.

Cĩ thể nĩi phương pháp tín dụng qua nhĩm và dựa trên tính cách người vay vốn đã giải quyết được vấn đề kỷ luật hồn trả bằng cách thu nợ thường xuyên, sử dụng áp lực xã hội và cộng đồng. Giải quyết được các vấn đề về chi phí giao dịch bằng cách chuyển các chi phí này xuống cấp tổ nhĩm và cách tăng cường tiếp cận người nghèo.

Phương thức uỷ thác qua các TC CT-XH với cơ chế uỷ thác từng phần đã được kiểm nghiệm trong thực tế và đem lại lợi ích thiết thực cho cả ngân hàng và bên nhận uỷ thác, cụ thể:

- Bên uỷ thác là NHCSXH mà trực tiếp là Giám đốc Phịng giao dịch các quận, huyện đã cĩ một lực lượng đơng đảo cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường cùng thực hiện nghiệp vụ tín dụng ở cơ sở và trực tiếp đến đối tượng vay, chỉ tính số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 37 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)