6. Bố cục của đề tài:
3.2. Những giải pháp nhằm hồn thiện mơ hình QTRR tín dụng:
Việc lựa chọn mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung và giám sát rủi ro tín dụng phân tán trên tồn hệ thống đã góp phần giúp VIB trở thành một trong số ít những ngân hàng thương mại luôn đạt được tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên mơ hình quản trị rủi ro tín dụng của VIB cũng cần có những giải pháp nhằm hồn thiện để tăng sức cạnh tranh và kiểm soát rủi ro ngày tốt hơn, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp sau:
Một là, tiếp tục hồn thiện mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung:
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng vừa đảm bảo chất lượng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh vừa đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu: phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, VIB cần:
- Thường xuyên tuyển dụng, đào tạo và sàng lọc nhằm đảm bảo đủ nhân sự có chất lượng tốt để thực hiện cơng tác thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm tra kiểm sốt rủi ro.
- Xây dựng và triển khai các bộ phận Tái thẩm định theo các Vùng kinh doanh, các Trung tâm Tái thẩm định theo Miền nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Tái thẩm định Vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc Vùng và/hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng của Vùng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Các Trung tâm Tái thẩm định Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) là cơ quan tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc/Phó Giám đốc Khối quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc và Ủy ban tín dụng xem xét phê duyệt trong phạm vi hạn mức rủi ro được phân quyền.
- Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyên nghiệp trực thuộc Khối Quản lý tín dụng và xây dựng lộ trình, các tiêu chí để giao quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụng độc lập một cách khoa học, hợp lý;
- Rà soát, thống kê và phân tích cơ sở dữ liệu cấp tín dụng, các khoản tín dụng rủi ro, đánh giá nguyên nhân rủi ro để xây dựng hệ thống phân cấp phê duyệt tín dụng một cách hợp lý, sử dụng nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả.
Hai là, hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:
- Tiếp tục nghiên cứu lộ trình tách bộ phận kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh thành hai bộ phận độc lập, gồm bộ phận Marketing, phát triển khách hàng và bộ phận thẩm định khách hàng, thẩm định cấp tín dụng:
Bộ phận Marketing, phát triển khách hàng: là bộ phận nòng cốt trong việc quản trị quan hệ với khách hàng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để giúp ngân hàng hoàn thiện, phát triển các sản phẩm tối ưu cho khách hàng. Đây cũng là bộ phận hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, thu thập hồ sơ vay vốn của khách hàng để cung cấp cho bộ phận thẩm định/tái thẩm định tín dụng.
Bộ phận thẩm định tín dụng: thực hiện chức năng thẩm định tín dụng độc lập, phân tích các số liệu, hồ sơ do khách hàng cung cấp, thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng, đối chiếu với các thơng tin đã có, tham chiếu các quy định của ngân hàng để lập tờ trình đề xuất tín dụng cho khách hàng.
- Chuyển giao bộ phận Giao dịch tín dụng từ các đơn vị kinh doanh về Phịng Giao dịch tín dụng Vùng thuộc Khối hỗ trợ:
Nhằm kiểm soát rủi ro ngay tại các đơn vị kinh doanh, từ năm 2007 VIB thành lập Phịng Giao dịch tín dụng thuộc Khối Quản lý Tín dụng và có các bộ phận Giao dịch tín dụng tại các đơn vị kinh doanh để tác nghiệp nghiệp vụ như kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý, tính tuân thủ của hồ sơ cấp tín dụng và thực hiện chức năng hỗ trợ giao dịch đối với hoạt động cấp tín dụng.
Từ tháng 7 năm 2010 VIB bắt đầu q trình chuyển giao Phịng Giao dịch tín dụng về Khối hỗ trợ và thành lập các Phịng Giao dịch tín dụng tại các Vùng, các Tổ giao dịch Tín dụng tại các Trung tâm kinh doanh lớn (chi nhánh đầu mối cấp tỉnh không phải là trung tâm vùng) nhằm tăng cường tính độc lập, sự chuyên nghiệp của bộ phận này, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro; Đây là bộ phận tác nghiệp về nghiệp vụ và quản trị sự tuân thủ theo các quy định của ngân hàng và các điều kiện phê duyệt tín dụng.
- Sớm hồn thiện các quy chế, quy định, quy trình hoạt động của Khối quản lý rủi ro nhằm hỗ trợ Khối quản lý tín dụng và các Khối kinh doanh quản tri, kiểm sốt rủi ro hoạt động tín dụng; Hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng cho phù hợp với điều kiện hoạt động và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.
- Thành lập Tổ xử lý nợ tại các Trung tâm kinh doanh và các Vùng để thực hiện xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; chuyển Bộ phận xử lý nợ và tài sản bảo đảm sang Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản VIB (VIB – AMC) nhằm chun mơn hóa, chun nghiệp hóa việc xử lý các khoản nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo;
- Có cơ chế định giá lại khoản nợ xấu, hồn thiện quy trình chuyển giao nợ xấu và phối hợp xử lý nợ, tài sản bảo đảm giữa các đơn vị kinh doanh và cơng ty VIB – AMC; có cơ chế về mua bán nợ và cung cấp dịch vụ thu hồi nợ giữa VIB và VIB – AMC;
bảo đảm tại các Vùng và các Trung tâm Kinh doanh lớn (là các chi nhánh đầu mối cấp tỉnh) để định giá tài sản đảm vừa nhằm đảm bảo độc lập, thống nhất trong khâu định giá vừa đảm bảo hỗ trợ kịp thời hoạt động kinh doanh;
- Thành lập Trung tâm thơng tin tín dụng và cảnh báo rủi ro tín dụng nhằm:
Thu thập, lưu trữ, xử lý các dữ liệu về: hoạt động tín dụng của VIB và các tổ chức tín dụng; thơng tin về các doanh nghiệp, các cá nhân có quan hệ với VIB; thơng tin về các chính sách, ngành nghề, thị trường và các thơng tin khác có liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tín dụng. Xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thơng tin tổn thất. Tối ưu hóa cơng nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro. Tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất;
Thực hiện việc xếp hạng tín dụng khách hàng, thực hiện đánh giá mức tín nhiệm các khách hàng có quan hệ với VIB và thông báo kết quả cho các đơn vị kinh doanh, các phòng ban liên quan của VIB để áp dụng các chính sách khách hàng theo quy định của VIB;
Phối hợp với các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng phân tích và xác định nguyên nhân các khoản nợ có vấn đề, hệ thống hóa để phổ biến rút kinh nghiệm và quán triệt cho tồn hệ thống nhằm phịng ngừa những rủi ro tương tự.
Thơng qua việc phân tích, xử lý các dữ liệu tín dụng trong quá khứ để xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại khách hàng, và theo tính chất từng khoản cho vay phục vụ cho cơng tác kiểm tra, giám sát tín dụng theo nguyên tắc các khoản vay, khách hàng có hệ số rủi ro tín dụng càng cao càng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Cung cấp thơng tin tín dụng định kỳ và đưa ra những cảnh báo sớm về các nguy cơ rủi ro cho các đơn vị kinh doanh, các bộ phận liên quan;
Thực hiện các báo cáo, thống kê với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động tín dụng của VIB;