CHƯƠNG I : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN
1.1 Cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn
1.1.4 Lý thuyết về ủy quyền tác nghiệp
Bên cạnh những lý thuyết về cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn doanh nghiệp đã đề cập ở phần trên, thì trên góc độ quản lý thì lý thuyết ủy quyền – tác nghiệp có tác động khơng nhỏ đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhằm để kiểm soát người thừa hành hay người quản lý (do có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và
quản lý trong doanh nghiệp, đây chính là đặc trưng của doanh nghiệp cổ phần niêm yết).
* Khái niệm:
Theo Nguyễn Xuân Thành (2006) [21], thì lý thuyết về ủy quyền – tác nghiệp lần
đầu tiên được đề xuất từ năm 1932 của hai nhà kinh tế học Berle và Means, sau đó
Jensen và Meckling (1976) kế thừa và đưa ra luận điểm trên cơ sở xem xét lại mơ hình M-M với giả định đầu tư độc lập với cơ cấu vốn.
Jensen và Meckling (1976), định nghĩa: “mối quan hệ ủy quyền – tác nghiệp như là một hợp đồng theo đó một hay nhiều người (người chủ) thuê một người khác (người thừa hành) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ và được phép đưa ra những quyết
định liên quan”.
Theo định nghĩa trên, người chủ phải trả thù lao (tiền lương) cho người thừa hành
để làm cơng việc đó - giả định ở đây giữa người chủ và người thừa hành có thể đưa
ra một hợp đồng hoàn chỉnh và đã loại bỏ khả năng xảy ra mâu thuẫn giữa các bên liên quan (người chủ - người thừa hành – những người liên quan). Giả định này được đưa ra vì trên thực tế không phải lúc nào người thừa hành cũng hành động vì
lợi ích cao nhất của người chủ do vậy người chủ phải theo dõi người thừa hành – kèm theo đó là phải tốn chi phí kiểm sốt. Khi biết phải có chi phí này thì người chủ sẽ trừ chúng vào khoản tiền công trả cho người thừa hành.
Đứng trên góc độ của người thừa hành thấy khả năng tiền lương của mình bị giảm đi, anh ta sẽ chấp nhận gánh chịu chi phí ràng buộc nhằm đảm bảo với phía chủ
rằng anh ta sẽ cố gắng hạn chế những hành động có thể gây thiệt hại cho người chủ. Mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên cũng tạo ra những mất mát nẩy sinh do phúc lợi
không được tối đa hóa. Tổng chi phí giám sát, ràng buộc và mất mát nẩy sinh được gọi là chi phí ủy quyền – tác nghiệp (agency cost) vì chúng xuất phát từ các mối quan hệ giữa người chủ và người thừa hành.
* Các dạng của chi phí ủy quyền – tác nghiệp
Có hai dạng chi phí ủy quyền tác nghiệp:
- Chi phí ủy quyền – tác nghiệp có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các nhà quản lý doanh nghiệp do sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu trong loại hình doanh nghiệp hiện đại. Chi phí này được gọi là chi phí ủy quyền - tác nghiệp của vốn cổ phần (agency costs of equity). Khi các cổ đông bị giới hạn6 hoặc mất kiểm soát đối với người quản lý thì phía quản lý sẽ có động cơ tham gia vào những hoạt
động có lợi cho bản thân nhưng có thể gây ảnh hưởng có hại đến quyền lợi của cổ đông, như sử dụng tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình
với nhiều hình thức như lương bổng hậu hĩnh, phát hành cổ phiếu và định giá chuyển giao cho chính mình.
Chi phí ủy quyền - tác nghiệp của vốn cổ phần xuất hiện khi có các dấu hiệu sau: (1) doanh nghiệp có xu hướng giảm nợ vay trong tổng nguồn vốn, nhằm giảm sự giám sát của các tổ chức tín dụng đối với hoạt động đầu tư của mình; (2) các nhà
quản lý thường thực hiện những chiến lược đầu tư khiến doanh nghiệp phát triển cao hơn mức tối ưu hoặc đi vào những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp khơng có lợi thế cạnh tranh. Vì như vậy nhà quản lý mới có thể tăng quyền hạn của mình bằng cách thâu tóm nhiều nguồn lực hơn, tăng thu nhập do mức lương và tiền thưởng thường được gắn với doanh số, hay giảm rủi ro mất việc.
- Chí phí tác ủy quyền – tác nghiệp của nợ vay: phát sinh từ sự mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đơng và chủ nợ. Trong tình huống vốn cổ phần của một doanh nghiệp có
vay nợ là một quyền chọn mua đối với tài sản của doanh nghiệp. Lúc này cổ đơng có thể chiếm hữu tài sản của chủ nợ bằng cách gia tăng rủi ro đầu tư. Do doanh nghiệp sử dụng nợ vay có thể khiến những dự án có NPV dương bị từ chối vì nếu chấp nhận những dự án này thì rủi ro phá sản sẽ giảm và giá trị sẽ chuyển từ cổ
đông sang chủ nợ của doanh nghiệp. Do đó, các chủ nợ có thể yêu cầu mức lãi suất
cao hơn và cương quyết áp dụng những ràng buộc hạn chế vay vốn như khế ước vay nợ và sử dụng các công cụ giám sát.