Biên độ dao động của tỷ giá trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tự do hóa tài chính ở việt nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 56 - 60)

Năm Mở rộng biên độ Biên độ mới

01/07/2002 0,15% ±0,25% 31/12/2006 0,25% ±0,50% 24/12/2007 0,25% ±0,75% 07/03/2008 0,25% ±1,00% 27/06/2008 1,00% ±2,00% 07/11/2008 1,00% ±3,00% 23/03/2009 2,00% ±5,00%

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

2.3.2 Kết quả đạt được từ q trình tự do hóa tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam được NHNN quản lý theo cách linh hoạt có quản lý phù hợp với từng thời điểm phát triển của đất nước, tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại, xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thuận lợi. Hiện NHNN điều hành tỷ giá thông qua tỷ giá bình qn liên ngân hàng được cơng bố hằng ngày và biên độ biến động tỉ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ. Chính sự điều hành linh hoạt như vậy nên đã góp phần kiềm chế được lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua. Đồng thời với xu hướng điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày càng gần với tỷ giá thị trường đã giảm bớt những tiêu cực trong hoạt động ngoại hối.

Trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi nhanh chóng, việc kịp thời ban hành các quy định nhằm ổn định nền kinh tế, chống hiện tượng đầu cơ ngoại tệ và lũng đoạn thịtrường giúp bình ổn thị trường tiền tệ. TDHTC là tháo bỏ các quy định tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, vẫn cần những chính sách kịp thời và linh hoạt nhằm duy trì một tỷ giá tốt để ổn định nền kinh tế vĩ mơ.

2.3.3 Những hạn chế từ q trình tự do hóa tỷ giá hối đối ở Việt Nam

Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đạt được cùng một lúc ba mục tiêu: ổn định lạm phát và ổn định tỷ giá và tài khoản vốn mở. Đối với các thị trường mới nổi, nơi mà thị trường tài chính và tiền tệ cịn kém phát triển, thì hiện tượng bộ ba bất khả thi là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Việc giải quyết hợp lý ba mục tiêu vĩ mô này, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì có các phản ứng khác nhau.

Q trình tự do hóa tỷ giá ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi khn khổ đó, vấn đề đặt ra lúc này đối với Việt Nam là phải lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá nào là thích hợp trong q trình hội nhập kinh t ế, đây ln là những vấn đề hóc búa. Sự lựa chọn sai lầm rất có thể dẫn đến sự bất ổn tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong ba mục tiêu trên, kiểm soát lạm phát là mục tiêu số một khơng thể loại bỏ, do đó vấn đề tỷ giá và kiểm sốt dịng vốn cần có sự lựa chọn cho phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi.

2.4 Q trình tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam

2.4.1 Tiến trình tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam

Từ sau khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên năm 1988 đến nay, về cơ bản Việt Nam là một nước “nhập khẩu tư bản” nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp là chủ yếu. Đến Đại Hội IX của Đảng năm 2001 đã coi “khu vực có vốn đầu tư nước ngồi” là một trong 6 thành phần kinh tế chính thức của Việt Nam. Và hiện nay chỉ cịn có Luật đầu tư áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngồi. Tốc độ đầu tư vào tuy khơng đều qua các năm, nhưng đã hình thành một xu hướng tăng liên tục. Đặc biệt là từ đầu năm 2007 đến nay sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO thì tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã rất mạnh trở lại so với những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và ở qui mơ cao hơn. Tính chung năm 2008, tổng số vốn đăng ký đạt gần 64 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 , xu hướng vốn FDI đi xuống đã được dự báo do tác động của suy giảm kinh tế thế giới cũng như trong nước.

Từ tháng 12/2005, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hồn tồn và các giao dịch vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Hiện nay, các giao dịch vốn, nhất là dịng vốn ra vẫn được kiểm sốt chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nước ngồi.

Việt Nam đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một cách có trật tự, bắt đầu từ thu hút FDI và mở cửa ngoại thương, nới lỏng kiểm soát lợi nhuận chuyển ra, và gần đây các nhà đầu tư được phép mua trái phiếu chính phủ với khối lượng và giá trị khơng hạn chế, mua 49% cổ phiếu doanh nghiệp và 30% cổ phiếu ngân hàng. Cho đến trước năm 2006, nguồn vốn vào chủ yếu là FDI và vay nợ nước ngoài. Từ cuối năm 2006, vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh, nhưng bắt đầu giảm từ đầu năm 2008. Sự có mặt của luồng vốn vào gián tiếp đã gây những tác động đáng kể đến nền kinh tế trong nước từ áp lực tăng giá VND, đến lạm phát, tỷ giá và tính thanh khoản của thị trường và của các NHTM.

Luồng vốn vào gián tiếp tăng mạnh trong năm 2007 và chiếm tới trên 50% tổng nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, là yếu tố thúc đẩy đầu tư, nhưng hiệu quả sử dụng

vốn tại Việt Nam rất thấp nên đã tạo áp lực lạm phát, thâm hụt cán cân vãng lai đã lên tới 10% GDP và tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2008, tiềm ẩn rủi ro đảo chiều luồng vốn và mất cân bằng đối ngoại. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang khắc phục suy thoái kinh tế hiện nay, việc đối phó trở nên rất khó khăn, do độ mở cửa của kinh tế Việt Nam rất lớn so với qui mô của nền kinh tế, lên đến 150% GDP, cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới và trong khu vực.

Đồng thời, q trình tự do hóa tài khoản vốn đã tác động mạnh tới hoạt động của các TCTD, đặc biệt là nền kinh tế đang bị đơ la hóa với 30% lượng tiền gửi tại các TCTD là ngoại tệ, tỷ lệ này là 40% tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.Trong khi đó, năng lực quản trị rủi ro tại các TCTD Việt Nam còn hạn chế, tính chất mệnh lệnh trong quan hệ tín dụng chưa được khắc phục hoàn toàn. Việc điều hành CSTT gặp nhiều khó khăn do NHNN phải đồng thời thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, can thiệp trên thị trường ngoại hối để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và ổn định tỷ giá tránh để VND mất giá hoặc lên giá quá mức. Do vậy, về cơ bản, khu vực tài chính của Việt Nam hiện nay cịn hạn chế để có thể thực hiện một tài khoản vốn hoàn toàn tự do, vốn tự có tại các TCTD cịn thấp và vẫn cịn có TCTD chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, chất lượng tài sản và các khoản dự phịng chưa đáp ứng u cầu, tính linh hoạt của các tài sản tài chính cịn thấp, hệ thống quản lý giám sát còn nhiều bất cập.

2.4.2 Kết quả đạt được từ tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong những năm qua là một trong những lợi ích của quá trình hội nhập và TDHTC. Đây là nguồn vốn quan trọng và to lớn để góp phần vào việc cơng nghiệp hố. Có thể nói việc thu hút vốn đầu tư của Việt Nam những năm vừa qua là hết sức khả quan, đó là kết quả của việc mở cửa và dần dần tháo các rào cản về đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các nguồn vốn vào trong nước nhằm đầu tư, tạo điều kiện cho quốc gia phát triển cả về cơng nghệ, trình độ quản lý và khả năng điều hành của hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tự do hóa tài chính ở việt nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)