Mơ hình lộ trình TDHTC của Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tự do hóa tài chính ở việt nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 84 - 103)

- Giảm thâm hụt ngân sách: đây là bước đi cần thiết đầu tiên vì thâm hụt ngân sách khơng được giảm thì phần lớn các khoản thâm hụt được bù đắp ngày càng nhiều bằng các khoản vay nợ nước ngồi, như vậy càng tự do hóa tài chính càng dẫn tới bất ổn định kinh tế vĩ mô và cuối cùng sẽ bị đảo ngược lại quá trình TDHTC (tức là phụ thuộc vào tài chính nước ngồi hơn là mở cửa tài chính).

- Giải quyết nợ xấu để hạn chế rủi ro cho các ngân hàng: mặc dù nợ xấu trong các ngân hàng ở Việt Nam chưa đến mức báo động nhưng khi TDHTC được mở rộng thì ngành

Giảm thâm hụt ngân sách

Giải quyết nợ xấu

Hoàn thiện thể chế

Tổ chức lại và củng cố các TCTD

Tiếp tục thực hiện tự do hóa lãi suất

Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn

Mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính

Tự do hóa tài khoản vốn một cách hoàn toàn

ngân hàng sẽ là ngành đầu tiên dễ sụp đổ và dẫn đến khủng hoảng – trường hợp của Mỹ là một ví dụ điển hình – cho vay dưới chuẩn và khơng có khả năng thu hồi nợ;

- Hồn thiện thể chế để có hệ thống luật pháp cơng khai minh bạch;

- Tổ chức lại và củng cố các TCTD để tăng cường năng lực cạnh tranh;

- Tiếp tục thực hiện tự do hóa lãi suất: tuy nhiên, do hiện tại, chính phủ đang thực hiện kiềm chế lạm phát và khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nên đã quy định trần lãi suất trong cho vay sản xuất kinh doanh, nhưng sau khi kinh tế ổn định và các định chế tài chính đã phát triển, chúng ta nên tiếp tục thực hiện tự do hóa lãi suất;

- Thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn;

- Mở cửa hơn nữa đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong WTO (GATS) cho phép Chính phủ các nước được áp dụng các biện pháp thận trọng để đảm bảo sự thống nhất và an toàn của hệ thống tài chính. Do đó chúng ta có thể mở rộng tự do hóa dịch vụ tài chính nhưng vẫn áp dụng một số quy định thận trọng.

- Cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn một cách hoàn toàn khi kinh tế xã hội Việt Nam đã đáp ứng được các điều kiện để an tồn khi tự do hóa tài khoản vốn.

3.3 Giải pháp thực hiện TDHTC

3.3.1 Hoàn chỉnh hệ thống luật của ngân hàng

Hệ thống thể chế và pháp luật phù hợp với từng thời kỳ là yêu cầu hết sức quan trọng, mỗi giai đoạn phát triển đòi hỏi một thể chế pháp luật, tuy nhiên những nhà hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn xa, tức là hoạch định chính sách cho các chủ thể trên thị trường thực hiện không nên bất cập đến đâu thì sửa luật đến đó. Một số u cầu cấp bách hiện nay là:

- Hoàn chỉnh luật NHNN, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và qui định khác ở cấp quốc gia và quốc tế. Mọi hoạt động ngân hàng không phân biệt đối tượng, kể cả các định chế tài chính phi ngân hàng (các Quỹ tài chính Nhà nước ngồi NSNN, Kho Bạc, các tổ chức tín dụng hợp tác, các tổ chức hoạt động tín dụng vi mơ…) đều phải chịu sự điều chỉnh của các Luật ngân hàng và

chịu sự quản lý an toàn hệ thống của NHNN. Trong đó, quan trong nhất là luật

NHNN hoàn chỉnh theo hướng tăng cường sự độc lập của NHNN: tức NHNN có đủ

thẩm quyền để quyết định cung tiền, lựa chọn các công cụ CSTT một cách tốt nhất sao cho đạt được các tiêu chí về CSTT, cơ chế tỷ giá và lạm phát trong giai đoạn hiện nay. NHNN phải được giao trách nhiệm kèm theo quyền hạn tương ứng nhằm có thể tự chủ trong việc thực thi các chính sách đã đề ra.

- Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về ngân hàng theo hướng mở cửa thị trường tài chính trong nước theo lộ trình hội nhập đã cam kết quốc tế và từng bước thực hiện các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các qui chế, cơ chế về hoạt động thị trường tiền tệ nhằm khuyến khích các TCTD cạnh tranh lành mạnh, mở rộng khả năng huy động vốn và tạo thanh khoản trên thị trường tài chính.

- Mở rộng đối tượng chịu sự thanh tra giám sát ngân hàng và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các loại ngân hàng có sở hữu khác nhau được tiếp cận bình đẳng với mọi chính sách của NHTW với tư cách là Ngân hàng mẹ của tất cả các ngân hàng.

3.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng

3.3.2.1 Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng

a)

- Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN với Chính phủ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT; trong tổ chức cấ u trúc hệ thống; trong sử dụng nhân lực, tài chính và trong việc thanh tra, giám sát duy trì sự an tồn hệ thống ngân hàng. Chức năng chủ yếu của NHNN sẽ là thực hiện đúng chức năng NHTW trong nền kinh tế thị trường giống như vị thế của NHTW ở hầu hết các nước thành viên WTO.

Đối với NHNN: cần tăng cường sự độc lập của NHNN

Thực tế, NHTW các nước trên thế giới hiện nay đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: Điều hành CSTT, Giám sát các TCTD và Quản trị điều hành nội bộ, tuy nhiên mức độ độc lập là không giống nhau. Độc lập về Điều hành CSTT, theo tổng kết của IMF sự độc lập của NHTW các nước có thể chia ra làm 4 mức độ:

(1) Mức độ cao nhất là “Độc lập trong việc thiết lập mục tiêu”: NHTW có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nếu như nó khơng được thả nổi (Ví dụ như Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ- Fed được lựa chọn mục tiêu hoạt động trong số các mục tiêu có thể xung đột với nhau là tuyển dụng nhân công và ổn định giá cả).

(2) Mức độ độc lập thứ 2 là “Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động”: NHTW được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá nhưng khác với kiểu Độc lập về mục tiêu, Độc lập trong việc xây dựng chỉ tiêu hoạt động có một mục tiêu chủ yếu đã được xác định rõ ràng trong Luật. Ví dụ, trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của ECB quy định mục tiêu là ổn định giá cả, và ECB được quyết định chỉ tiêu hoạt động.

(3) Mức độ độc lập thấp hơn là “Độc lập trong việc lựa chọn cơng cụ điều hành”: Chính phủ hoặc Quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ, có sự bàn bạc, thỏa thuận với NHTW. NHTW có trách nhiệm hồn thành chỉ tiêu.

(4) Mức độ độc lập thấp nhất là “Mức độ độc lập bị hạn chế thậm chí khơng có”: Chính phủ sẽ quyết định chính sách (cả mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như là can thiệp vào quá trình triển khai thực thi chính sách.

Đối chiếu với các mức độ độc lập nêu trên, thì NHNN Việt Nam hiện nay đang ở mức độ độc lập thứ 3- dựa theo Dự thảo luật ngân hàng mới nhất vừa trình Quốc hội. Cụ thể : theo Điều 5: NHNN xây dựng định hướng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định; triển khai các định hướng, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, chủ động sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ và các giải pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đạt định hướng chỉ tiêu lạm phát đã được Quốc hội quyết định.

Ở mức độ độc lập này, NHNN có đủ thẩm quyền để quyết định cung tiền, lựa chọn các công cụ CSTT một cách tốt nhất sao cho đạt được các tiêu chí về CSTT, cơ chế tỷ giá và lạm phát được Chính phủ hoặc Quốc hội giao trên cơ sở ý kiến đệ trình của NHNN. Sở dĩ phải giao cho NHNN thẩm quyền quyết định cung tiền, lựa chọn các công cụ CSTT trong điều hành là vì, xuất phát từ một thực tế là các thơng tin kinh tế có tác động đến tiền tệ và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ thu thập được, nói chung là khơng có sự hồn hảo và

những đặc tính kỹ thuật của thị trường tài chính là rất phức tạp, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có tính linh hoạt, mềm dẻo trong cách tiếp cận, quyết định nhanh trước những thay đổi của thị trường. Điều này càng có sức thuyết phục hơn khi mà các NHTW đang nhanh chóng tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để đạt tới các mục tiêu chính sách tiền tệ của họ. Hình thức tự chủ này cũng địi hỏi NHNN phải có một sự hiểu biết sâu sắc về sự vận hành của các thị trường tài chính và các cơng cụ quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, năng lực phân tích và dự báo.

Ngồi ra, hình thức độc lập này cịn cho phép có sự phối hợp hài hồ giữa chính sách tiền tệ với các mục tiêu của chính sách kinh tế tổng thể của một nước trong một giai đoạn nhất định, thường từ 3 tới 5 năm. Đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của NHNN trong việc giải trình đầy đủ những hành động của mình về chính sách tiền tệ trước Quốc hội và Chính phủ, tính cơng khai minh bạch đầy đủ về hoạt động của NHNN. Nhưng mặt khác nó cũng hạn c hế sự can thiệp của các nhà chính trị đến các quyết sách cuả NHNN….

- Cấu trúc lại tổ chức của NHNN từ Trung ương xuống chi nhánh theo hướng tinh gọn, hiện đại, tránh sự can thiệp của chính quyền các cấp.

- Bản thân các ngân hàng cũng cần phải rút kinh nghiệmđầy đủ từ bài học tăng trưởng q nóng năm 2007 để tích cực củng cố năng lực quản trị rủi ro, điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng an tồn và lành mạnh.

- Ngân hàng Nhà nước cũng cần có thái độ rõ ràng hơn đối với chủ trương kiềm chế cho vay chứng k hốn, khơng để thị trường chứng khốn tồn tại chủ yếu bằng nguồn cung thanh khoản từ hệ thống ngân hàng mà phải vươn lên làm đúng chức năng tập trung và phân phối dài hạn, vai trò này hiện nay cịn q mờ nhạt.

Phân tích điều kiện nền kinh tế Việt Nam những năm qua cho thấy lạm phát cao đi kèm với bất ổn vĩ mô làm bộc lộ nhiều hạn chế trong việc xây dựng và thực thi các chính sách tiền tệ mà một trong những nguyên nhân quan trọng là do NHNN Việt Nam thiếu tính độc lập trong việc hoạch định và thực thi chính sách cũng như chịu những ràng buộc về ngân sách và nhân sự. Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam trên ba phương diện nhân sự, tài chính và thực thi chính sách, bao gồm cả mục tiêu và cơng cụ, là một

trong những yêu cầu cần thiết nhằm tạo cơ sở cho sự can thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững hơn. Vấn đề này đã và đang được bàn luận và hy vọng Luật Ngân hàng Nhà nước sửa đổi sẽ đi theo hướng đó.

b)

Các ngân hàng phải có qui mơ đủ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Nâng cao năng lực quản lý và tiềm lực tài chính của các NHTM trên cơ sở cơ cấu lại tài chính bao gồm : xử lý nợ quá hạn, đẩy mạnh tái đầu tư và cơ cấu lại sở hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Có thể sáp nhập các ngân hàng hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính hơn hoặc hình thành một tập đồn tài chính đa năng.

Hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, xây dựng và áp dụng cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế. Tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị phần trong nước và tranh thủ thời cơ mở thị trường kinh doanh ra nước ngoài.

Để thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi, Nhà nước có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Nhà nước với lượng cổ phần tối đa không được vượt quá một tỷ lệ qui định, nhằm tránh tình trạng bị thâu tóm bởi các tập đồn tư bản nước ngồi do chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành cũng như tổ chức hoạt động của một NHTM hiện đại. Bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển về vốn hoạt động ngân hàng, chúng ta có thể thuê các tổ chức tài chính quốc tế thực hiện việc cấu trúc lại hoạt động NHTM theo tiêu chuẩn của NHTM quốc tế hiện đại. Có như vậy, NHTM của Việt Nam mới trở thành một NHTM hiện đại đích thực, có khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế.

Xóa bỏ cơ chế bao cấp đối với các NHTM Nhà nước, buộc các ngân hàng này phải thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường, xóa bỏ dần cơ chế tín dụng chỉ định, giao nghiệp vụ tín dụng ưu đãi theo chính sách của nhà nước cho các ngân hàng chính sách.

3.3.2.2 Hồn thiện hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng

Theo các nhà nghiên cứu, TDHTC bản thân nó khơng gây ra khủng hoảng tài chính nhưng việc thiếu vắng cơ chế giám sát tài chính thích hợp và khơng có phương thức điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ thích hợp thì TDHTC có thể tạo ra rất nhiều vấn đề. Khơng có quy định và giám sát hợp lý thì các định chế tài chính có khả năng ứng xử một cách bừa bãi cộng với những bất cập trong quản lý kinh tế vĩ mơ có thể gây ra khủng hoảng niềm tin và châm ngòi cho khủng hoảng kinh tế. Ở các nước đang phát triển, nơi mà quy mô và chiều sâu của thị trường tài chính cịn thấp thì việc khủng hoảng niềm tin có thể trầm trọng hơn nữa bởi hành động theo “xu hướng bầy đàn” của các nhà đầu tư. Vì thế cần hồn thiện hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng.

Trước hết là hồn thiện thể chế và hạ tầng cơ sở hỗ trợ hoạt động giám sát tài chính ngân hàng: về lâu dài, cần có Luật Giám sát hoạt động ngân hàng, để có thể xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại. Đồng thời, hệ thống ngân hàng cần nghiên cứu và triển khai nhanh chóng các tiêu chuẩn về an toàn vốn bằng bộ quy tắc Basel “hợp tác quốc tế về an toàn vốn ngân hàng”. Đây là công cụ then chốt để giám sát ngân hàng nhằm khuyến khích các ngân hàng cho vay thận trọng và ngăn ngừa từ xa việc rút vốn ào ạt. Quy tắc Basel khơng cho phép một vài ngân hàng có ưu thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác. Chính vì vậy việc NHNN Việt Nam đã tạo nhiều hỗ trợ cho các ngân hàng quốc doanh trong việc thiết lập các tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với các NHTM cổ phần là điều khơng thể chấp nhận được, cần phải xố bỏ ngay và tiến tới áp dụng quy tắc Basel cho các NHTM bất kể là NHTM cổ phần hay nhà nước.

Thứ hai là đổi mới cơ cấu tổ chức của Thanh tra NHNN: Xây dựng Thanh tra NHNN thành một hệ thống thống nhất có đủ nguồn lực và cán bộ trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiến tới thành lập Cục Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN trên cơ sở Thanh tra NHNN hiện nay. Mục tiêu là góp phần đảm bảo sự an tồn và ổn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tự do hóa tài chính ở việt nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 84 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)