Năng lực huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, VCB đã đưa ra chính sách chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng,

sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của VCB không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà cịn khơng ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thể nhân.

Hiện nay, VCB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động vốn của VCB rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như : các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phương thức nhận lãi, gốc; các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất ưu đãi kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Năm 2007 được đánh giá là năm sôi động và gặt hái thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm 2006. Mức tăng trưởng huy động vốn của VCB năm 2007 tăng 16,95%. Tuy nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế mức tăng trưởng tín dụng đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài hết năm 2008 vì vậy khơng nằm ngồi tình hình chung của tồn hệ thống, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 tăng 10,46%, thấp hơn so với mức độ tăng của năm 2007.

Trong năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Cuối năm 2009 tổng vốn huy động của

Vietcombank đạt 230,970 tỷ, tăng 17.5% so với năm 2008, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành là 28%.

Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động tiền gửi cả các tổ chức kinh tế bi giảm (-9%), song huy động từ dân cư lại có mức tăng trưởng khá tốt và đều đặn (+34,5%) là nhờ vào các chương trình huy động trải đều trong năm và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 3 tháng cuối năm 2009, Vietcombank vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các ngân hàng khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn choVietcombank.

Vietcombank rất đa dạng nguồn huy động của mình với nhiều hình thức khác nhau. Trong cơ cấu vốn huy động của Vietcombank thì chiếm chủ yếu là tiền gửi của khách hàng (hơn 70%), nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng chiếm khoảng hơn 10% , còn lại là các nguồn vốn khác. Bảng 2.4 : Tình hình huy động vốn từ 2006-2009 Đơn vị : tỷ VNĐ Tốc độ tăng trưởng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 Vốn huy động 152.124 177.906 196.506 230.970 16,95% 10,46% 17,54% I. Vốn huy động từ nền kinh tế 111.916 141.589 157.067 169.071 26,51% 10,93% 7,64% Theo loại hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)