Tác động của hội nhập kinh tế đến hoạt động của NHPT VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế đến hoạt động của NHPT VN

VDB được thành lập và đi vào hoạt động trong bối cảnh xu hướng tồn

cầu hố, đặc biệt việc Việt nam gia nhập WTO có tác động mạnh mẽ đến hoạt

VDB đã chuyển sang phương thức hoạt động mới trong bối cảnh đất nước

đang có những bước chuyển mạnh, đổi mới đồng bộ và toàn diện, đặc biệt là bối

cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh, đây cũng đồng thời là thách thức đối

với VDB. Vị thế pháp lý của VDB rõ ràng hơn, về cơ bản đã tiếp cận với thông lệ của các tổ chức tài trợ trên thế giới, đã có nền tảng quan hệ hợp tác với một số đối tác nước ngoài, chẳng hạn như: VDB đã ký văn bản hợp tác phát triển với KfW vào tháng 9/2006, với CDB vào tháng 10/2006, với Ngân hàng XNK Hàn Quốc (KEXIM) tháng 12/2006. Tháng 5/2007,VDB tiếp tục ký các văn bản hợp tác với DBJ, với Ngân hàng XNK Trung Quốc, Ngân hàng Sec… VDB cũng đã

đồng chủ trì với Hiệp hội các tổ chức tài trợ phát triển Châu Á Thái Bình

Dương (ADFIAP) tổ chức Hội thảo quốc tế tại Hà Nội từ 7-8/5/2007 và được kết nạp, gia nhập ADFIAP nhân dịp này…Hiện nay VDB đã vay được 100 triệu USD từ KfW, tiếp nữa là khoản vay không ràng buộc từ CDB, từ Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC). VDB đã ký thỏa thuận hợp tác với CDB về tín dụng thực hiện chương trình “hai hành lang, một vành đai”- một dự án lớn có ý nghĩa kinh tế - xã hội đặc biệt vùng Đông Bắc đất nước. Đây chính là nỗ lực của VDB trong việc nâng cao uy tín đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, dưới tác động gia nhập WTO, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam sẽ phải mở cửa hơn nữa đồng nghĩa với việc VDB chấp nhận cạnh tranh với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong, ngồi nước trong lĩnh vực cho vay, huy động vốn và dịch vụ thanh toán, kể cả cho vay đầu tư đối với lĩnh vực

cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực trọng điểm vốn được coi là đối tượng chủ yếu của

VDB hiện tại và tương lai. Đồng thời, từ đó tạo sức ép lớn về việc phải áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng như: quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ có, xếp hạng khách hàng, phân loại nợ, kiểm toán nội bộ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)