Xét về cơ cấu tín dụng, một số đặc điểm chính như sau:
- Theo kỳ hạn: cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2004 – 2006, tín
dụng trung dài hạn chiếm tỷ lệ 42-43% tổng dư nợ. Năm 2007, dư nợ trung dài hạn tăng mạnh (54,5% so với năm trước) nhờ sự nỗ lực của NH TMCP NT trong việc tìm kiếm các dự án, khách hàng mới, mặt khác do việc giải ngân các dự án lớn trong năm 2007, trong đĩ cĩ những dự án đã ký HĐTD những năm trước đĩ. Tỷ trong dư nợ
trung dài hạn đến cuối tháng 9 năm 2008 là 47%. Như vậy, cơ cấu dư nợ giữa cho vay ngắn hạn và trong dài hạn là khá ổn định và cân bằng phù hợp với tính chất của các nguồn vốn huy động.
- Theo loại tiền vay: Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
VND và ngoại tệ là tương đối đồng đều, đến 30/09/2008 cơ cấu dư nợ VND/USD
tương ứng là 55%/45%.
- Theo nhĩm khách hàng: trong những năm trước đây, định hướng của NH
TMCP NT tập trung vào các doanh nghiệp, ít chú trọng đến khối tư nhân cá thể, dư nợ cho vay tư nhân cá thể chỉ chiếm 6-7% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, 2008 thực hiện chủ trương đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ với việc triển khai các gĩi sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ như cho vay CBCNV, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay thấu chi và mở rộng mạng lưới các Phịng Giao dịch, quy mơ của hoạt
động cho vay tư nhân cá thể tăng đáng kể, từ mức 5,8 ngàn tỷ đồng vào cuối năm
2006 lên đến 12,7 ngàn tỷ đồng (30/09/2008) tăng 2,2 lần. Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng thấp, đến 30/09/2008 chỉ đạt khoảng 16 ngàn tỷ đồng
tương đương 15% tổng dư nợ, cịn cho vay các doanh nghiệp lớn vẫn chiếm tỷ trọng
cao trong dư nợ cho vay của NH TMCP NT.
- Cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng: cùng với tiến trình cổ phần hĩa
DNNN cũng như chuyển dịch hướng đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước yếu kém, chú trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, cơ cấu dư nợ cho
vay đã cĩ sự chuyển dịch. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN cĩ xu hướng giảm dần
(năm 2005: 42%, năm 2006: 38%, năm 2007: 32%, 09th 2008: 30%), dư nợ của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh liên tục tăng về số lượng và tỷ trọng (năm 2005: 58%; năm 2006: 62%; năm 2007: 68%, 09th 2008: 70%).
- Theo ngành hàng: cơ cấu mặt hàng cho vay của NH TMCP NT khá đa dạng,
tuy nhiên vẫn cịn tập trung vào một số ngành hàng như: sắt thép, các dự án điện, dầu khí… với tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất chiếm 46% tổng dư nợ cho vay, chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tín dụng.
Bảng 2.3: Số liệu các ngành cĩ dư nợ lớn đến 30/09/2008 (ĐVT: Tỷ VND)
STT Tên ngành Dư nợ Tỷ trọng
1 Sắt thép 9.060 8,37% 2 Dầu khí 7.754 7,17% 3 Xăng dầu, gas 7.044 6,51%
4 Thủy, hải sản 4.777 4,42% 5 Vận tải 4.666 4,31% 6 Điện lực 4.646 4,29% 7 Dệt may, giày dép 3.477 3,21% 8 Xây dựng 3.430 3,17% 9 Đồ gỗ 3.152 2,91% 10 Phân bĩn 2.676 2,47% Tổng cộng 50.682 46,84%
Nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 09th năm 2008
- Theo Phân vùng địa lý: Cơ cấu dư nợ của NH TMCP NT chủ yếu tập trung
tại các thành phố, đơ thị lớn, các khu cơng nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng…
Bảng 2.4: Số liệu cơ cấu dư nợ theo vùng địa lý (ĐVT: Tỷ VND) 2007 09th 2008 Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
HÀ NỘI 26.268 27,4% 30.159 27,9%
Miền bắc trừ HN 8.650 9,0% 9.834 9,1%
Miền trung, Tây nguyên 17.170 17,9% 19.562 18,1%
TP. Hồ Chí Minh 24.776 25,8% 26.216 24,2%
Đơng Nam Bộ trừ HCM 10.694 11,2% 11.586 10,7%
Tây Nam Bộ 8.350 8,7% 10.838 10,0%
Tổng cộng 95.908 100% 108.196 100%
Nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 09th năm 2008