.Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường giao sau cà phê việt nam (Trang 47 - 57)

Nhìn chung thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam như: cung, cầu của thế giới, thời tiết, chính sách của các nhà rang xay quốc tế thông qua điều chỉnh giá trên các sàn giao dịch cà phê trên thế giới, chất lượng của cà phê… Tuy nhiên cịn có một số yếu tố khác có ảnh hưởng

đến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam mà tác giả thu thập được để đánh giá sự biến động của chúng với giá cà phê, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp với mục đích

nâng cao chất lượng, thương hiệu cà phê Việt Nam, nhằm đảm bảo giá cà phê Việt Nam tiếp cận phù hợp với giá cà phê trên thị trường thế giới và hướng đến việc phát triển ngành cà phê Việt Nam bền vững. Các yếu tố đề xuất khảo sát là:

x1: Đại lượng Giá Robusta thế giới (USD/Tấn) x2: Đại lượng Sản lượng Việt Nam (1.000Tấn) x3: Đại lượng Giá phân Urê (1.000 Đồng/tấn) x4: Đại lượng Lạm phát (chỉ số CPI) (%)

x5: Đại lượng Lãi suất cơ bản bình quân theo từng năm (%) y: Đại lượng Giá Robusta Việt Nam (USD/Tấn)

Qua thu thập số liệu thông qua các nguồn: ICO, IMF, VICOFA, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tạp chí phát triển kinh tế. Tác giả có bảng dữ liệu sau:

Bảng 2.4:Bảng dữ liệu khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam Năm Giá Robusta thế giới (USD/Tấn) Sản lượng Việt Nam (1.000Tấn) Giá phân Urê (1.000 Đồng/tấn) CPI (%) Lãi suất cơ bản (%) Giá Robusta Việt Nam (USD/Tấn) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1998 1.820,93 418 2.173 7,89 13,20 1.551,39 1999 1.487,44 698 1.990 4,12 8,80 1.213,60 2000 912,11 896 2.279 -1,58 9,00 658,36 2001 606,61 788 2.385 -0,40 8,21 400,37 2002 661,01 693 2.438 3,99 7,37 427,81 2003 813,88 914 2.904 3,20 7,50 643,57 2004 792,73 850 3.910 7,72 7,50 647,53 2005 1.113,44 813 4.623 8,25 7,81 789,20 2006 1.487,89 1.160 4.680 7,50 8,25 1.180,00 2007 1.907,49 1.080 5.445 8,30 8,25 1.529,20 2008 2.318,94 1.170 8.750 24,00 12,11 2.044,00 Nguồn: Cột (1) và (2): ICO. Cột (3): Tạp chí phát triển kinh tế. Cột (4): IMF. Cột

(5): Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cột (6): VICOFA Dùng hàm REGRESSION tác giả chạy hàm hồi quy, tác giả có kết quả:

Bảng 2.5:Bảng kết quả số liệu hồi quy

SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0,99854519 R Square 0,997092496 Adjusted R Square 0,994184992 Standard Error 40,71521674 Observations 11 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 5 2842488,114 568497,6228 342,9376369 0,0000025 Residual 5 8288,644372 1657,728874 Total 10 2850776,759 Coefficients Standard

Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95%

Intercept -354,6926536 136,3856888 -2,60065889 0,048211023 -705,2832277 -4,10207958 X Variable 1 0,813723765 0,046751629 17,40524957 1,14727E-05 0,693544878 0,933902652 X Variable 2 0,301810711 0,15740284 1,917441331 0,113299784 -0,10280617 0,706427593

X Variable 4 20,03417845 8,045265215 2,490182475 0,055148764 -0,646834171 40,71519106 X Variable 5 21,55956311 12,70415874 1,69704768 0,150448312 -11,09751657 54,21664278

Từ mơ hình trên, xác định độ tin cậy của mơ hình là: 99,9998% và hàm hồi

quy của mơ hình là:

y = -354,69 + 0,81*x1 + 0,30*x2 - 0,06*x3 + 20,03*x4 + 21,56*x5

Thêm vào đó, ta tính hệ số tương quan của các biến lần lượt đối với biến y. Cụ thể:

ƒ Hệ số tương quan của biến x1 đối với biến y: 0,9953 (Độ tin cậy của biến x1 trong mơ hình là: 99,9989%): Điều này cho thấy giá cà phê Robusta của Việt Nam có mối tương quan rất chặt với giá Robusta trên thế giới. Như chúng ta

đã biết, trong những năm gần đây Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà

phê đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil, do đó giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam là một trong những nhân tố cấu tạo nên giá xuất khẩu của thế giới. Nhưng theo hình 2.4 thì đường biểu thị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn nằm dưới đường biểu thị giá xuất khẩu của thế giới, hay nói một cách

khác, về mặt giá trị thì giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn thấp hơn giá xuất khẩu của thế giới. Điều này lý giải hai vấn đề:

Thứ nhất, do giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn thấp hơn giá xuất khẩu

của thế giới nên ngành nông nghiệp của Việt Nam nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng ln có lợi thế so sánh hơn so với các loại cà phê của các nước khác trên thế giới. Điều này dẫn đến hệ quả là giá cà phê của Việt Nam luôn rẻ hơn so với các

nước khác và cà phê của Việt Nam dễ được các nhà nhập khẩu, nhà rang xay hay

các nước tập trung chú ý, do đó cà phê của Việt Nam luôn được tiêu thụ dễ dàng.

Thứ hai, nếu xét ở khía cạnh ngược lại, như đã tính ở trên, mặc dù hệ số tương

quan giữa giá cà phê Robusta của Việt Nam và giá cà phê Robusta trên thế giới có tương quan chặt với nhau nhưng điều này không đồng nghĩa với việc giá cà phê của Việt Nam ngang ngửa với giá cà phê cùng loại của thế giới, mà ngược lại theo hình

2.4 thì giá cà phê của Việt Nam ln thấp hơn giá cà phê cùng loại của thế giới.

Điều này cho thấy thực trạng là giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị đánh giá

thấp hơn so với các loại cà phê ở các nước trên thế giới do chất lượng cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà nhập khẩu hay các nhà rang xay đánh giá thấp so với các loại cà phê ở các nước khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng

chung quy lại tác giả cho rằng có hai ngun nhân chính: trước tiên là do kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và lưu thông sản phẩm chưa theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, đồng thời những bên có liên quan như nhà nông, nhà thu mua, nhà vận chuyển và nhà xuất khẩu thiếu đạo đức trong kinh doanh hay nói một cách khác là thiếu chuyên nghiệp. Và vấn đề còn lại là những năm trước đây do Việt Nam chưa có sàn giao dịch nơng sản nói chung và cho mặt hàng cà phê nói riêng nên việc trao đổi cũng như thu thập thông tin về giá giao dịch cà phê trong nước và trên thế giới còn hạn chế nên việc bất cân xứng về thông tin giá cả cà phê trong kinh doanh vẫn tồn tại từ năm này qua năm khác. Nhà nông làm ra cà phê nhưng thông tin giao dịch cà phê ở những địa phương khác nhau cũng như giá giao dịch cà phê trên thế giới họ cũng khơng nắm rõ. Do đó, họ ln bị các nhà thu mua chèn ép hay giấu thông tin về giá để trục lợi. Tương tự, tiếp đến là nhà thu mua nhỏ lại bị nhà thu mua lớn chèn ép về giá. Kết quả là khi hạt cà phê đến nhà thu mua cuối cùng và khi họ tiến hành xuất khẩu thì đa số họ đã được hời về giá nên những vấn đề như việc cân đo, đong đếm về số lượng hay vấn đề xác định về chất lượng

họ cũng ít quan tâm nên hệ quả là giá cà phê của Việt Nam khi xuất khẩu luôn bị các nhà nhập khẩu chào mua thấp. Thêm vào đó, là do chất lượng cà phê cũng bị

đánh giá thấp nên giá chào mua của các nhà nhập khẩu luôn đưa ra ở mức thấp.

ƒ Hệ số tương quan của biến x2 đối với biến y: 0,2829 (Độ tin cậy của biến x2 trong mơ hình là: 88,6700%) theo hình 2.5.

ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TƯƠNG QUAN GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA VÀ SẢN LƯỢNG VIỆT NAM

0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 1998199 9 200020012002200 3 200 4 20052006200 7 2008 Năm 1.000Tấn 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 USD/Tấn

Giá Robusta Việt Nam (USD/Tấn)

Sản lượng Việt Nam

(1.000Tấn)

Hình 2.5:Đồ thị biểu diễn tương quan giá cà phê Robusta và sản lượng Việt Nam

Hệ số tương quan của biến x2 đối với biến y: 0,2829. Điều này cho thấy tương quan yếu giữa sản lượng sản xuất và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Như đã trình bày ở phần trên, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Do đó, Việt Nam phải chi phối về giá giao dịch trên thế giới thông qua việc Việt Nam nắm giữ đa số phần cung của thế giới, vì vậy mối tương quan giữa sản lượng sản xuất và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phải là tương quan chặt. Tuy nhiên, khi nhìn vào đồ thị ta thấy sự mâu thuẫn với lý luận trên hay nói một cách khác thì hiện nay điều này ở Việt Nam là một nghịch lý. Nếu như niên vụ 1999/2000 sản lượng sản xuất của Việt Nam là 896 ngàn tấn và giá xuất khẩu tương

ứng là 658,36 USD/Tấn, nhưng đến niên vụ kế tiếp là 2000/2001 sản lượng sản xuất

của Việt Nam là 788 ngàn tấn, tức sản lượng cung giảm và theo lý luận trên thì giá xuất khẩu của Việt Nam phải tăng vì giá của thế giới tăng nhưng giá xuất khẩu của niên vụ này lại giảm và có giá xuất khẩu bình qn trong niên vụ là 400,37 USD/Tấn. Hay như, nếu như niên vụ 2001/2002 sản lượng sản xuất của Việt Nam là 693 ngàn tấn và giá xuất khẩu tương ứng là 427,81 USD/Tấn, nhưng đến niên vụ kế tiếp là 2002/2003 sản lượng sản xuất của Việt Nam là 914 ngàn tấn, tức sản lượng

ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁ

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀ GIÁ PHÂN BÓN VIỆT NAM 0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm USD/Tấn 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 1.000Đồng/Tấn

Giá Robusta Việt Nam (USD/Tấn) Giá phân Urê (1.000 Đồng/tấn) cung tăng và theo lý luận trên thì giá xuất khẩu của Việt Nam phải giảm vì giá của thế giới giảm nhưng giá xuất khẩu của niên vụ này lại tăng và có giá xuất khẩu bình qn trong niên vụ là 643,57 USD/Tấn. Tóm lại, các số liệu trong mơ hình cũng như trên đồ thị cho biết một nghịch lý hiện nay là, Việt Nam là nước chi phối nguồn cung cà phê hay nắm nguồn cung của thế giới nhưng lại không quyết định về giá

xuất khẩu của Việt Nam cũng như giá giao dịch trên thế giới và nếu như có ảnh hưởng thì mức độ ảnh hưởng cũng rất ít.

ƒ Hệ số tương quan của biến x3 đối với biến y: 0,6586 (Độ tin cậy của biến x3 trong mơ hình là: 90,2986%) theo hình 2.6.

Hình 2.6:Đồ thị biểu diễn tương quan giá xuất khẩu cà phê và giá phân bón Việt Nam

Hệ số tương quan của biến x3 đối với biến y: 0,6586. Điều này cho thấy tương quan tương đối chặt giữa giá phân Urê và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Bởi

vì theo bảng 2.1 chúng ta cũng thấy chi phí phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành của cà phê thành phẩm (hơn 40%). Do đó, khi giá phân bón biến

động thì ít nhiều ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của cà phê. Tuy nhiên, khi nhìn

vào hình 2.8 chúng ta lại thấy đường biểu diễn giá xuất khẩu của cà phê Robusta Việt Nam và đường biểu diễn giá phân bón bình qn theo từng năm có lúc thì biến

động cùng chiều với nhau nhưng có lúc lại biến động ngược chiều với nhau. Cụ thể,

nếu như niên vụ 1997/1998 giá phân bón bình qn trong năm là 2.173 đồng/Kg và giá cà phê xuất khẩu bình quân là 1.551,39 USD/Tấn thì đến niên vụ 1998/1999 giá phân bón bình qn trong năm giảm chỉ còn 1.990 đồng/Kg (tức giảm khoảng 8,42%) và giá cà phê xuất khẩu bình quân trong năm cũng giảm tương ứng là

1.213,60 USD/Tấn (tức giảm khoảng 21,77%). Nhưng đến niên vụ 1999/2000 thì

giá phân bón bình quân trong năm là 2.279 đồng/Kg (tức tăng khoảng 14,52% so với niên vụ 1998/1999) thì đúng ra giá cà phê xuất khẩu cũng sẽ tăng tương ứng với giá phân bón bình qn trong năm nhưng thực tế thì ngược lại, giá xuất khẩu bình quân trong niên vụ này khơng những khơng tăng mà cịn giảm mạnh và chỉ còn 658,36 USD/Tấn (tức giảm khoảng 45,75% so với niên vụ kế trước). Điều này cũng dễ hiểu vì trước đây cho đến hiện nay mặt hàng phân bón của Việt Nam cho cây cà phê nói riêng và cho các loại cây nơng nghiệp nói chung đa số được nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á, nhất là Indonesia và Philipine và các nước châu Âu nên

Việt Nam chưa chủ động được mặt hàng chiến lược này mà giá cả trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào biến động vào giá cả giao dịch của thế giới và đặc biệt là các

nước xuất khẩu phân bón chủ lực của thế giới. Điều này là thiệt thịi cho ngành

nơng nghiệp Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng vì Việt Nam là nước nông nghiệp nên nhu cầu về các loại vật tư đầu vào nhất là mặt hàng phân bón rất lớn nhưng hiện nay Việt Nam vẫn chưa chủ động về mặt hàng này, nếu có nhưng có chăng chỉ là thành lập một số cơng ty phân bón nhưng chủ yếu cũng chỉ là nhập khẩu của các nước xuất khẩu và phân phối lại trong nước. Hoặc là có sản lượng sản xuất ra nhưng về mặt chất lượng chưa đạt theo yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, ngồi các yếu tố vĩ mơ nêu trên thì chúng ta khơng thể khơng xét đến yếu tố ảnh

hưởng đến giá cả của mặt hàng phân bón là sự biến động của tình hình kinh tế nói chung của thế giới, chính sách thuế của các nước xuất khẩu và của Việt Nam. Các

ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁ

XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VÀ CHỈ SỐ LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm USD/Tấn -5,00 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 Tỷ lệ (% )

Giá Robusta Việt Nam (USD/Tấn)

CPI (%)

yếu tố này cũng góp phần ảnh hưởng khá lớn đến sự biến động của giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn gần đây.

ƒ Hệ số tương quan của biến x4 đối với biến y: 0,7896 (Độ tin cậy của biến x4 trong mơ hình là: 94,4851%) theo hình 2.7.

Hình 2.7:Đồ thị biểu diễn tương quan giá xuất khẩu cà phê và chỉ số lạm phát của Việt Nam

Hệ số tương quan của biến x4 đối với biến y: 0,7896. Điều này cho thấy tương quan chặt giữa chỉ số lạm phát và giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Khi chỉ số lạm phát thấp điều này đồng nghĩa với việc giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ trong nước thấp và điều này góp phần làm cho chi phí sản xuất cà phê trong nước nói chung thấp, tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới về mặt chi phí sản xuất và giá xuất khẩu. Cụ thể, nếu như niên vụ cà phê năm 1997/1998 với tỷ lệ lạm phát là 7,89% thì giá cà phê xuất khẩu bình quân là 1.551,39 USD/Tấn. Đến niên vụ cà phê năm 1998/1999 với tỷ lệ lạm phát là 4,12% (tức giảm 3,77%) thì giá cà phê xuất khẩu bình quân giảm và chỉ còn 1.213,60

USD/Tấn (tức giảm khoảng 21,77%). Và khi tỷ lệ lạm phát tăng đồng nghĩa với

việc giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng lên, điều này góp phần làm cho chi phí sản xuất của nền kinh tế nói chung và chi phí sản xuất của ngành cà phê nói riêng tăng lên, từ đó làm tăng giá thành sản xuất và hạn chế khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Cụ thể, niên vụ cà phê năm 2003/2004 với tỷ lệ lạm phát là 7,72% thì giá cà phê xuất khẩu bình quân là 647,53 USD/Tấn và đến niên vụ cà phê năm 2005/2006 khi tỷ lệ lạm phát tăng lên là 8,25% (tức khoảng 0,53%) thì giá cà phê xuất khẩu bình quân cũng tăng lên là 789,20 USD/Tấn (tức khoảng 21,88%). Tuy nhiên, ngoài các yếu tố nêu trên thì yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến khả năng cạnh tranh cũng như sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay là yếu tố tỷ giá hối đoái. Như chúng ta cũng đã biết, nếu tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ nào đó tăng lên điều này đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường giao sau cà phê việt nam (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)