3.2 .Một số giải pháp phát triển thị trường giao sau cà phê Việt Nam
3.2.2 .Giải pháp phát triển thị trường giao sau
3.2.2.1.Nơng dân
Tích cực và thường xun cập nhật các thơng tin như: tình hình giá cả giao dịch cà phê tại thị trường trong nước, tình hình biến động giá cả của các hàng hóa đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, giá cả nhân
cơng… các chính sách của Nhà nước có liên quan đến ngành, tình hình giao dịch cà phê tại các sàn giao dịch quốc tế, tình hình biến động kinh tế, chính trị xã hội và tình hình biến đổi khí hậu ở các nước có liên quan. Từ đó, có các
nhận định, phân tích và đánh giá nhằm đưa ra các quyết định mang tính kịp
thời, phù hợp và bảo vệ được lợi ích cho chính mình.
Tích cực tham gia các buổi tập huấn do hội nông dân địa phương phối hợp cùng với cơ quan quản lý sàn giao dịch BCEC hay hiệp hội cà phê nhằm qua
đó nắm bắt được các kỹ thuật giao dịch trên sàn giao sau cũng như có thêm
các phương án để lựa chọn nguồn tiêu thụ sản phẩm của mình. Thêm vào đó, khi tham dự các đợt tập huấn này họ sẽ được trang bị các kiến thức cần thiết để họ có thể tự tính tốn và lựa chọn giữa phương án tiêu thụ sản phẩm theo
kênh truyền thống (thông thường là bán cho các thương lái hay tổ chức thu mua) và phương án tiêu thụ thơng qua giao dịch trên sàn BCEC. Từ đó, họ có thêm các phương án tiêu thụ cho sản phẩm của mình với hiệu quả cao nhất.
Hạn chế dần việc sản xuất và canh tác cà phê theo tính phong trào của địa phương hay nền kinh tế. Có như vậy thì mới hạn chế dần tình trạng “được mùa mất giá” xảy ra đối với các loại nông sản khác mà chủ yếu là do thương lái hay tổ chức thu mua ép giá. Hay nói một cách khác là ngồi tác động của yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương thì nhà sản xuất nên kiên định trong việc sản xuất và canh tác cây cà phê nói riêng và các loại cây cơng nghiệp khác nói chung. Có như vậy mới góp phần ổn định kinh tế cho gia đình, ổn định kinh tế địa phương và ổn định nguồn cung của đất nước.
3.2.2.2.Cá nhân hay hộ kinh doanh cá thể (Sau đây gọi là thương lái)
Theo tác giả đây chính là thành phần quan trọng nhất của khâu lưu thông cà
phê và nếu giải quyết tốt khâu này thì sàn giao dịch cà phê đã thành công lớn trong việc huy động được một lượng lớn hàng hóa cà phê quy tụ và giao dịch tại sàn.
Nhưng để giải quyết tốt khâu này thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu những đặc
tính của khâu trung gian này để lý giải nguyên nhân vì sao khâu trung gian này đã tồn tại, phát triển mạnh trong nhiều năm qua và đặc biệt là chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khâu lưu thông (theo số liệu của Hội thảo “Kinh nghiệm xây dựng thị trường giao sau ở các nước trong khu vực và những vấn đề của Việt Nam” thì khâu lưu
thơng thơng qua thương lái chiếm tỷ lệ đến 68%, tiếp theo là khâu lưu thông thông qua chợ chiếm 19,8% và thông qua các công ty xuất, nhập khẩu dưới hình thức thu mua trực tiếp của nông dân chỉ chiếm 9,2%) với các nguyên nhân chính như sau:
Do đặc tính của các hộ nông dân trồng và sản xuất cà phê là chủ yếu họ sống
ở các địa phương xa xơi, hẻo lánh và có các tuyến giao thơng kém, điều này
dẫn đến những khó khăn và hạn chế nhất định cho họ khi họ muốn có nhiều
sự lựa chọn cho khâu tiêu thụ các sản phẩm do mình sản xuất ra và đặc biệt là cho ngành hàng cà phê, vì nếu như họ vận chuyển hàng hóa của mình đến các
điểm thu mua mà ở đó có các mức giá phù hợp với mong muốn của họ thì chi
phí vận chuyển và hư hao trong quá trình vận chuyển mà họ phải trả cao hơn nhiều lần so với mức giá mà họ bán tại nhà.
Bên cạnh đó, do họ ít được tiếp cận với các kênh thơng tin đại chúng hằng ngày như báo chí, truyền thanh và truyền hình (theo số liệu của Hội thảo “Kinh nghiệm xây dựng thị trường giao sau ở các nước trong khu vực và những vấn đề của Việt Nam” thì kênh thơng tin qua truyền hình chỉ chiếm
25,7% trong khi đó kênh thơng tin thơng qua truyền miệng hay người quen chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 47,5%).
Thêm vào đó, do kiến thức của họ cịn hạn chế cộng với việc ít tiếp cận với các kênh thông tin đại chúng nêu trên nên càng làm cho họ ít sự lựa chọn cho khâu tiêu thụ của mình. Cũng theo số liệu của Hội thảo “Kinh nghiệm xây
dựng thị trường giao sau ở các nước trong khu vực và những vấn đề của Việt Nam” thì việc họ biết về sàn giao dịch cà phê hiện nay tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ chiếm 12,6%) nên đa số họ đều phải chọn kênh tiêu thụ sản
phẩm của mình thơng qua các thương lái cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng đối với thương lái do họ nhận biết được các hạn chế và khó khăn của các hộ nông dân nên họ dùng các thuận lợi của mình để đánh trúng vào các
mong muốn cũng như khó khăn của các hộ nơng dân nên đa số các thương lái
đều thành công và phát triển mạnh. Cụ thể như, họ cơ động tìm đến gia đình
của các hộ nơng dân để mua hàng hóa với giá hời và chủ động vận chuyển về các đại lý thu mua là các thương lái có quy mô thu mua lớn hơn hay các công ty thu mua. Chấp nhận mua tất cả các loại cà phê với các loại chất lượng khác nhau với các mức giá khác nhau hay tung các thơng tin khơng chính xác về thị trường nhằm thu mua với mức giá thấp hơn nhiều so với giá thu mua chung của thị trường, từ đó gây thiệt hại đáng kể cho các hộ nông dân trồng và sản
xuất cà phê. Thậm chí khi các thơng tin về thị trường gây bất lợi cho thương lái thì họ sẵn sàng chuyển các bất lợi này về phía hộ nơng dân thơng qua công cụ giá thu mua.
Các thương lái trong cùng một địa phương cấu kết với nhau một cách có hệ thống nhằm thống nhất và đưa ra các mức giá thu mua bất lợi đối với hộ nơng dân. Do đó, hộ nơng dân cũng khơng cịn cách nào khác là phải bán sản phẩm của mình cho các thương lái này với các mức giá mà họ đã thống nhất trước vì nếu khơng bán cho họ thì cũng khơng bán được cho ai khác trong địa phương với mức giá tốt hơn.
Các thương lái thậm chí ứng tiền trước hay các tư liệu sản xuất như phân bón, xăng, dầu…khi các hộ nơng dân có nhu cầu với cam kết là đến vụ thu hoạch phải bán sản phẩm cho họ với các mức giá mà họ đưa ra tại thời điểm thu mua nhưng các mức giá này đều rất thấp so với mức giá chung của thị trường. Thực tế của vấn đề này là một hình thức tín dụng nặng lãi của các
phê. Do đó, điều này gián tiếp đã làm cho hiệu quả sản xuất của các hộ nông
dân lại càng thấp thơng qua việc họ phải gánh chịu chi phí sản xuất quá cao và bất hợp lý này.
Với các nguyên nhân như trên nên tác giả đưa ra một số giải pháp đối với các thương lái nhằm từng bước hạn chế các thiệt hại của người nông dân và tiến tới giao dịch tập trung tại sàn giao dịch BCEC. Cụ thể như sau:
Trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu sản xuất cà phê mà Nhà nước đã quy định thì Nhà nước cần xây dựng và hiện đại hóa các tuyến đường giao
thông nông thôn nhằm rút ngắn không gian giữa các vùng, miền sản xuất cà phê với các đại lý thu mua cà phê ở miền xuôi và thành thị. Từ đó, giúp cho các hộ nơng dân ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong phương án tiêu thụ sản phẩm của mình thơng qua việc thuận lợi trong việc vận chuyển các sản phẩm của mình đến các nơi thu mua mà họ cho là có các mức giá hợp lý.
Như đã nêu trên, đối với các hộ nông dân hiện nay thì vấn đề lớn nhất là
việc “đói thơng tin” về tình hình thị trường cà phê nói riêng và hàng hóa nơng sản nói chung. Do đó, theo tác giả thì Nhà nước cần tập trung các công tác sau: Đối với các kênh thông tin đại chúng ở các vùng nguyên liệu sản xuất cà phê như đài truyền hình, đài truyền thanh trong đó chủ yếu là đài truyền hình thì đài truyền hình địa phương cần xây dựng riêng một chương trình cung cấp và thảo luận các nội dung chuyên về cà phê giống như kênh thơng tin chứng khốn của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (Bản tin tài chính, hay Bản tin nơng nghiệp) và Đài truyền hình Việt Nam (Kênh INFOTV và Bản tin tài chính) như kỹ thuật chọn cây giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, các kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước, các thông tin chung về giá cả và giao dịch của địa phương, của cả nước và một số nước sản xuất cà phê lớn của thế giới và chương trình này nên phát sóng vào nhiều thời điểm trong ngày để thuận tiện cho nông dân theo dõi.
Đối với các thương lái thu mua cà phê thì Nhà nước mà cụ thể là chính quyền địa phương nên tiến tới quy định các thương lái hoạt động thu mua tại
địa phương sẽ do Hội nông dân địa phương quản lý. Theo đó, các thương lái
muốn hoạt động thu mua tại gia đình các hộ nơng dân phải có thẻ hội viên và Hội nông dân địa phương nên thường xuyên thông tin hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh xã, đài truyền hình địa phương, các bản tin nông nghiệp hàng ngày) các thông tin liên quan đến nội dung mua, bán và giao dịch với các thương lái khi thương lái có thẻ hội viên.
Đồng thời, công bố hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng thông
tin về giá cả giao dịch tại các địa phương khác nhau đối với các loại chất lượng cà phê khác nhau để hộ nơng dân có các cơ sở tham chiếu và so sánh giá khi thương lượng và giao dịch với các thương lái. Trong quá trình giao dịch nếu các thương lái vi phạm quy định về việc ép giá, cung cấp thơng tin khơng chính xác nhằm trục lợi thì hộ nơng dân chủ động cung cấp thơng tin
đến Hội nơng dân và nếu có cơ sở thì Hội nơng dân có quyền buộc các thương
lái ngưng hoạt động thông qua việc rút thẻ hội viên và thông báo trên các
phương tiện đại chúng tại địa phương. Thêm vào đó, Hội nơng dân khuyến
khích và thơng tin đến các hộ nơng dân khi giao dịch cà phê nên thực hiện việc ký kết các hợp đồng mua bán cà phê nhằm có các bằng chứng pháp lý
trong việc giao dịch.
Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã và đang có một số chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nơng dân trồng nơng sản nói chung và trồng cà phê
nói riêng như chính sách lãi suất thấp, gia giãn nợ, khoanh nợ. Bên cạnh những tiêu cực và hạn chế trong công tác triển khai thực tế như một số lãnh
đạo các địa phương lợi dụng chính sách này đã duyệt cho hàng loạt các hộ
nơng dân và gia đình tại địa phương hưởng các ưu đãi của Nhà nước nhưng
thực chất các hộ gia đình này đa số đều là người quen và người nhà của họ.
Tuy nhiên trong thời gian qua, các hiệu quả tích cực của chính sách tín dụng
ưu đãi của Nhà nước đã phát huy tác dụng và phần nào góp phần vào thành
cơng chung của ngành nơng nghiệp nói chung và ngành cà phê nói riêng. Do
chiến lược ổn định và phát triển ngành cà phê. Đặc biệt là Nhà nước nên dành một khoản ngân sách nhất định hằng năm cho việc cung ứng tín dụng cho các chủ thể sản xuất và lưu thơng có liên quan thơng qua các tổ chức tín dụng là các ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội hay ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Vì vậy, thông qua các ngân hàng này Nhà nước nên tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi và đưa các chính sách ưu đãi này đến các chủ thể có liên quan.
3.2.2.3.Doanh nghiệp thu mua và chế biến
Đối với chủ thể thu mua là các doanh nghiệp thì hiện nay các doanh nghiệp
chủ yếu thu mua thông qua các thương lái (theo số liệu của Hội thảo “Kinh nghiệm xây dựng thị trường giao sau ở các nước trong khu vực và những vấn đề của Việt Nam” thì doanh nghiệp thu mua là các công ty XNK chỉ đứng thứ 3 với tỷ lệ chiếm 9,2% sau cả chợ với 19,8%). Do đó, về mặt cơ động trong cơng tác thu mua thì các doanh nghiệp thu mua đều thua xa các thương lái, trong đó có thể có nhiều nguyên nhân nhưng phải kể đến nguyên nhân chính như chi phí thu mua cao hơn so với
thương lái nếu họ tổ chức thu mua tại gia đình các hộ nơng dân, khơng có đủ nhân lực làm việc và quản lý dẫn đến hiệu quả không cao. Tuy nhiên, các thương lái sau khi thu mua cà phê của hộ nơng dân thì họ đều bán lại cho các thương lái lớn hơn hay bán trực tiếp cho các doanh nghiệp thu mua. Do đó, theo tác giả hiện nay vấn
đề này đây đang là hạn chế của các doanh nghiệp thu mua nhưng lại là cơ hội để
Nhà nước và các doanh nghiệp thu mua quản lý và kiểm soát chất lượng cà phê thu mua cà phê của các thương lái thông qua việc chào mua với nhiều mức giá khác nhau với mỗi loại chất lượng khác nhau. Vì vậy, tác giả kiến nghị một số nội dung như sau nhằm góp phần nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới:
Doanh nghiệp nên mạnh dạn nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cà phê phù hợp với các tiêu chuẩn của sàn giao dịch cà phê Việt Nam hiện nay và tiến đến các tiêu chuẩn chung của thế giới. Đồng thời, xây dựng
các mức giá thu mua cà phê ứng với các tiêu chuẩn chất lượng, trong đó các mức giá cao được doanh nghiệp chủ động xây dựng tập trung xoay quanh các tiêu chuẩn chất lượng cao và ngược lại, nếu tiêu chuẩn chất lượng càng thấp thì doanh nghiệp có các mức giá thấp, hay nói một cách khác là doanh nghiệp chú trọng vào tiêu chuẩn chất lượng cao để có phương án xây dựng chính sách giá hợp lý hay độ phân tán của các mức giá xoay quanh các tiêu chuẩn chất lượng cao, đồng thời giảm dần việc thu mua các loại cà phê có chất lượng thấp từ các thương lái và hộ nơng dân. Có như vậy thì mới có thể hạn chế việc hộ nông dân và thương lái chào bán cà phê với chất lượng thấp, giúp họ có cái nhìn tích cực đối với chất lượng cà phê cao để từ đó có những động thái tích cực trong cơng tác trồng, chăm sóc và đặc biệt là công tác thu hoạch để cho ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, từ đó họ được chào mua với các mức giá cao và điều này đồng nghĩa với việc họ nhận được nhiều lợi nhuận hơn.
Doanh nghiệp nên đồng hành cùng với các chủ thể sản xuất cà phê và Hội nông dân địa phương trong công tác thu mua cà phê của các thương lái, cụ thể doanh nghiệp chỉ thu mua cà phê của các thương lái có thẻ hội viên do Hội