Quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ thại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Trang 86 - 87)

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Eximbank

3.2.5.3 Quản lý rủi ro thanh khoản

Những nghiên cứu gần đây chứng tỏ rằng hiện tượng thiếu hụt thanh khoản thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khĩ khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo cĩ thể là ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ do áp lực rút tiền ngày càng gia tăng và khơng thể thu hút các khoản tiền gửi mới do thái độ dè dặt của cơng chúng với ngân hàng, và nếu như khơng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng cĩ thể bị đĩng cửa. Do đĩ, ngày nay việc quản trị thanh khoản được các ngân hàng rất quan tâm, là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt các mục tiêu dài hạn. Eximbank phải thực hiện quản lý tốt rủi ro thanh khoản để đảm bảo uy tín, lịng tin cho khách hàng và hạn chế rủi ro cĩ xảy ra với các hình thức như:

- Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản cĩ phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro cĩ thể xảy ra như thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khốn, bất động sản.

- Đảm bảo duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản cĩ tính lỏng cao khác) theo quy định của

NHNN. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phĩ với rủi ro thanh khoản vừa cĩ thu nhập hợp lý.

- Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn: cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản cĩ của ngân hàng, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau (ví dụ như huy động trung, dài hạn hai năm nhưng cho vay trung hạn ba năm) làm cho ngân hàng khĩ khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của mình.

- Thực hiện dự báo thanh khoản trong tương lai, theo đĩ để dự báo được khả năng thay đổi trong cơ cấu tài sản cĩ và tài sản nợ trong tương lai, là phải thu thập được các thơng tin định tính triển vọng của mơi trường đầu tư trên thị trường; nắm đầy đủ số lượng tài sản nợ dự phịng cĩ thể tạo ra nhu cầu tài trợ bổ sung trong tương lai.

- Bên cạnh đĩ, Eximbank nên quan tâm đến những mĩn tiền gửi giá trị nhỏ. Hiện nay, thực tế các NHTM nước ta chỉ quan tâm đến những người gửi tiền cĩ giá trị lớn nhưng thực tế chính những mĩn tiền gửi giá trị nhỏ, luơn luơn tạo ra nguồn vốn bền vững cho NHTM, vì những người gửi tiền giá trị nhỏ, mang nội dung tích luỹ, họ ít quan tâm đến lãi suất cao hay thấp nên cũng hạn chế phần nào việc rút tiền trước hạn khi lãi suất biến động.

- Cuối cùng Eximbank cần phải tạo lịng tin với khách hàng gửi tiền và luơn luơn thơng báo những chỉ số hoạt động của mình với người gửi tiền qua các phương tiện thơng tin đại chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ thại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)