3.2. Đề xuất phương hướng phát triển của hệ thống ngân hàng TMCP
3.2.6. Đổi mới phương thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Đổi mới cách thức tổ chức quản lý theo quy trình hướng đến đối tượng phục
vụ là khách hàng.
Trong các nguồn lực gĩp phần tạo thành cơng cho ngân hàng: cơ sở vật chất, vốn, cơng nghệ, nhân lực thì nhân lực là quan trọng nhất; bởi nhân lực cĩ trình độ sẽ là người vận hành để hệ thống hoạt động (trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân
hàng được khách hàng đánh giá mức độ quan trọng ở mức 3,7 điểm trên thang điểm 5)
Phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng vào:
- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài trong và ngồi nước mang tính thực tế chứ khơng phải chỉ là “câu nĩi cửa miệng”
- Đào tạo và đào tạo lại thường xuyên đội ngũ cán bộ và nhân viên để nhân
viên thành thạo thao tác nghiệp vụ
- Khuyến khích nhân viên tự đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn.
- Xây dựng quy trình tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ chặt chẽ, khoa học đảm bảo hồn thành tốt nhiệm vụ được phân cơng.
- Cĩ chính sách luân chuyển nhân viên trong ngân hàng theo hướng “giỏi một việc, biết nhiều việc”.
- Cĩ chính sách đề bạt cán bộ căn cứ vào năng lực chứ khơng phải thâm niên, tuổi tác hay quen biết nhằm giữ được người tài, kích thích mọi người phấn đấu với hy vọng được đề bạt.
- Đối với những cán bộ, nhân viên làm việc kém hiệu quả, thiếu tinh thần trách
nhiệm cần cĩ biện pháp xử lý hợp lý để tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.
- Qui chế lương, thưởng phải được xây dựng trên cơ sở kích thích người lao động, áp dụng chính sách tiền lương linh hoạt dựa theo năng lực và kết quả
cơng việc, khơng nên cào bằng tiền lương. Khen thưởng đột xuất và định kỳ
đối với các cá nhân và đơn vị đạt thành tích xuất sắc, cĩ sáng kiến cải tiến
nghiệp vụ.
Và điều quan trọng cuối cùng là các chính sách phải được minh bạch và gắn
liền với thực tế, khơng được đưa ra chính sách nhưng lại khơng áp dụng.