3.2 Một số giải pháp cụ thể
3.2.2 Một số giải pháp ưu tiên trong giai đoạn hiện nay để nâng cao khả
năng thanh tra giá chuyển nhượng ngành gia công may tại TP.HCM
3.2.2.1 Hình thành bộ phận chuyên trách về giá chuyển nhượng
Theo quy định hiện này thì việc hình thành thêm một phòng mới trong
Cục thuế địi hỏi phải có sự phê chuẩn của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế. Vì vậy trong khi Bộ Tài chính, Tổng cục thuế chưa có chủ trương gì về việc thành lập một phịng riêng trực thuộc Cục thuế TP.Hồ Chí Minh để chuyên trách về giá chuyển nhượng, Cục thuế cần thành lập bộ phận chuyên trách trực thuộc một phòng thanh tra cụ thể với các nhiệm vụ được đề cập tại mục 3.2.1.1. và với mục tiêu trước mắt tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng đối với các cơng ty có
giao dịch may gia công cho công ty liên kết. Để bộ phận này có thể thực hiện
nhiệm vụ đã nêu và mục tiêu trước mắt, cần thiết phải có những giải pháp bổ trợ theo sau
3.2.2.2 Thu thập thơng tin của các cơng ty có hoạt động may gia cơng
Kết quả phân tích ở chương 2 cho thấy phương pháp so sánh lợi nhuận
thuần là phương pháp thích hợp nhất để cơ quan thuế xác định giá thị trường khi
thanh tra đối với hoạt động may gia công cho công ty liên kết. Khi áp dụng phương pháp này, việc phân tích so sánh địi hỏi phải sử dụng số liệu về chỉ tiêu
tài chính của các cơng ty độc lập tương đương. Tính tương đương được thể hiện
ở các tiêu chí cơ bản như sau:
- Quy mô của công ty
- Hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề
Trong thời gian trước mắt, bộ phận chuyên trách về giá chuyển nhượng của Cục thuế cần tập trung ưu tiên thu thập các thông tin của các công ty cùng ngành may gia công trên địa bàn thành phố và của các công ty ở các tỉnh, thành phố khác nếu có thể. Các thơng tin cần thu thập như về quy mô của công ty, về tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận thuần về hoạt động may gia công của các công ty làm cơ sở lựa chọn để phân tích so sánh.
3.2.2.3 Xây dựng quy trình hướng dẫn tìm kiếm các cơng ty độc lập tương
đương
Các công ty được lựa chọn so sánh phải là cơng ty độc lập, vì nếu là cơng ty liên kết thì có khả năng có vấn đề giá chuyển nhượng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, dẫn đến không đảm bảo khách quan khi thực hiện so sánh. Để đảm bảo yêu cầu bảo mật thơng tin, cần ưu tiên tìm kiếm những thông tin từ nguồn mở, những thông tin được công bố công khai.
Quy định của Việt Nam (cũng như quy định của nhiều nước khác – theo Hoàng Dương (2009), Xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết với bên
liên kết [1]) không quy định chi tiết về việc tìm kiếm và lựa chọn các công ty
độc lập tương đương đảm bảo các yêu cầu để thực hiện phân tích so sánh. Để hỗ
trợ cơ quan thuế trong việc tìm kiếm cơng ty độc lập tương đương, cần có hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn. Quy trình này có thể gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tìm kiếm các cơng ty độc lập tương đương trên các cơ sở dữ liệu
Các cơ sở dữ liệu có thể sử dụng: từ nguồn do cơ quan thuế xây dựng,
hoặc từ các nguồn khác đảm bảo u cầu.
Ví dụ trong trường hợp cần tìm kiếm các công ty độc lập hoạt động ngành may mặc, có thể tìm kiếm thơng tin từ các nguồn:
+ Các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội (HOSTC, HASTC, UPCOM):
Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC)
Công ty cô phần xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL)
Cơng ty cổ phần Dệt - May Huế (HDM)
Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM)
Công ty cổ phần may Phú Thịnh-Nhà Bè (NPT)
Công ty cổ phần may xuất khẩu Phan Thiết (PTG)
+ Từ nguồn nội bộ của cơ quan thuế: từ các thông tin của các công ty hoạt động may gia công mà bộ phận chuyên trách đã tự thu thập
Bước 2: Sàng lọc để loại trừ những công ty không đảm bảo yêu cầu so sánh về
số liệu (ví dụ như khơng đủ dữ liệu tài chính trong 3 năm liên tục, hay thông tin bất thường như lỗ liên tục...)
Bước 3: Loại trừ các cơng ty có khác biệt đáng kể về hoạt động kinh doanh (kinh
doanh nhiều ngành nghề khác nhau, quy mô quá khác biệt,...), về vị trí địa lý (nếu sử dụng nguồn thơng tin từ nước ngồi)
Sau khi đã qua các bước sàng lọc, danh sách các công ty độc lập tương đương đuợc hình thành cần đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu (3 hoặc 4 công ty)
và tiến hành phân tích so sánh cơng ty đang kiểm tra với các công ty độc lập được lựa chọn để thực hiện điều chỉnh (nếu có).
3.2.2.4 Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các chuyên gia giá
chuyển nhượng của các cơng ty kiểm tốn và tư vấn
Ngoài việc cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm của các cơ quan thuế ở nước ngoài, ngành thuế cần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các cơng ty kiểm tốn và tư vấn nước ngồi có mặt tại Việt Nam. Các chun gia giá chuyển
chuyển nhượng ở các nước, đồng thời am hiểu điều kiện của Việt Nam, có thể
chia sẻ nhiều thơng tin, kinh nghiệm thiết thực hơn cho cơ quan thuế Việt Nam trong việc thực thi các quy định về giá chuyển nhượng nói chung, và việc lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường nói riêng.
Cơ quan thuế có nhiều thuận lợi khi có nhu cầu hợp tác, trao đổi thông tin
kinh nghiệm với các công ty kiểm tốn và tư vấn hàng đầu đang có mặt tại Việt
Nam như: Enrst & Young, PriceWaterhouseCoopers, KPMG, Delloite,… Các
cơng ty này rất sẵn lịng trao đổi kinh nghiệm với cơ quan thuế nhằm nâng cao
khả năng thanh tra giá chuyển nhượng của cơ quan thuế, bởi vì một khi cơ quan thuế nâng cao khả năng và trình độ, đẩy mạnh hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng, các công ty cũng cần phải hành động tương ứng tức là phải đảm bảo
tuân thủ đầy đủ và đúng các quy định của pháp luật giá chuyển nhượng. Khi đó nhu cầu tư vấn của công ty tăng lên và sẽ tìm đến sự hỗ trợ tư vấn của các cơng ty tư vấn và kiểm tốn.
Có thể có ý kiến cho rằng các cơng ty kiểm tốn và tư vấn thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng và được trả phí dịch vụ nên sẽ đứng về phía khách hàng, bảo vệ khách hàng trong các vụ việc với cơ quan thuế. Điều này dễ dẫn
đến không khách quan khi thực hiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các
cơng ty kiểm tốn và tư vấn. Vì vậy, cần tôn trọng nguyên tắc trao đổi thông tin, kinh nghiệm trên cơ sở tìm hiểu và áp dụng các quy định về giá chuyển nhượng một cách phù hợp, không dựa trên bất kỳ một hồ sơ cụ thể của công ty nào.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng thơng qua hoạt động tư vấn hỗ trợ cho các công ty của các công ty tư vấn thì mức độ tn thủ của cơng ty sẽ cao
hơn so với tình trạng công ty không được tư vấn mà cũng không hiểu biết các quy định về giá chuyển nhượng vốn phức tạp.
Kết luận chương 3
Nội dung chính của chương 3 trình bày các giải pháp cơ bản nhằm hỗ trợ cho việc áp dụng phương pháp so sánh lợi nhuận thuần từ giao dịch để xác định giá thị trường đối với dịch vụ may gia công cho công ty liên kết.
Điểm quan trọng nhất để có thể thực thi các quy định về giá chuyển nhượng là cơ sở dữ liệu thông tin so sánh, và đây cũng là khó khăn lớn nhất đối
với cơ quan thuế khi thực hiện quyền điều chỉnh của mình đối với người nộp
thuế có hành vi giá chuyển nhượng. Do đó việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu là giải pháp ưu tiên.
Bên cạnh đó, trình độ năng lực của cán bộ thuế là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác thanh tra giá chuyển nhượng. Thanh tra giá chuyển nhượng có những khác biệt so với các cuộc thanh tra thuế thông thường, do đó cần thiết tổ chức bộ phận chuyên quản về giá chuyển nhượng, tăng cường đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ ở bộ phận này cùng với việc ban hành một quy trình cụ thể cho hoạt động của bộ phận này.
Một số tồn tại về cơ chế chính sách việc lựa chọn áp dụng phương pháp
xác định giá thị trường, quy định về việc sử dụng nguồn dữ liệu ở nước ngoài để
phân tích so sánh cần bổ sung, sửa đổi nhằm đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện các quy định về giá chuyển nhượng và hoạt động thanh tra giá chuyển
nhượng.
Ngoài các giải pháp mang tính tổng thể như nêu trên, trước mắt tại
TP.HCM để nâng cao hiệu quả thanh tra giá chuyển nhượng đối với các giao
dịch may gia công cho công ty liên kết, cần ưu tiên tổ chức một bộ phận chuyên trách để tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể phục vụ cho thanh tra giá chuyển
KẾT LUẬN
Hành vi giá chuyển nhượng xảy ra phổ biến tại các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia thuờng sử dụng giá giao dịch liên kết như là công cụ để tối thiểu hoá số thuế phải nộp.
Trong một thời gian dài, Việt Nam chưa có hành động tích cực nhằm đối phó với tình trạng này. Ngày 17/6/2003 Quốc hội thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới thay thế cho Luật năm 1997. Luật thuế TNDN năm 2003 bổ sung một điều khoản quy định cơ sở kinh doanh có trách nhiệm “... Mua, bán,
trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường”. Việc ban hành Thông tư 117 vào cuối năm 2005 quy định chi tiết về nguyên tắc xác định
giá thị trường cho thấy Chính phủ đã bắt đầu có những hành động nhằm đối phó tình trạng giá chuyển nhượng tại Việt Nam.
Quy định của Việt Nam (cũng như quy định của nhiều nước khác) đưa ra 5 phương pháp xác định giá thị trường áp dụng đối với các giao dịch giữa các
cơng ty có mối quan hệ liên kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn hiện nay, trong 5 phương pháp được đưa ra thì phương pháp thích hợp mà cơ quan thuế áp dụng để xác định giá thị trường đối với ngành may gia công hàng may mặc là phương pháp so sánh lợi nhuận thuần. Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan, đề tài còn giới hạn về mẫu phỏng vấn do cán bộ thuế am hiểu về lĩnh vực này không nhiều, chưa phỏng vấn hết các chuyên gia giá chuyển nhượng của các công ty kiểm tốn lớn (4 cơng ty kiểm toán lớn), chỉ thực hiện được với 2 công ty.
Việc nghiên cứu phương pháp áp dụng phù hợp để xác định giá thị trường cho dịch vụ may gia công trong giai đoạn hiện nay góp một phần quan trọng nâng cao hiệu quả thanh tra giá chuyển nhượng đối với ngành này. Luận văn đã cố gắng đưa ra một số giải pháp hỗ trợ cho việc lựa chọn áp dụng phương pháp
xác định giá thị trường của cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả thanh tra giá chuyển nhượng đối với giao dịch may gia cơng cho cơng ty liên kết nói riêng và các giao
PHỤ LỤC 1- Câu hỏi khảo sát Dành cho cán bộ thuế:
1- Nguồn thông tin để đánh giá rủi ro về giá chuyển nhượng:
Báo cáo tài chính Tờ khai thuế TNDN
Bảng kê khai thông tin giao dịch liên kết ban hành kèm theo Thông tư
hướng dẫn về giá chuyển nhượng
Khác: …
2- Kể từ khi ban hành Thơng tư 117, tình hình tn thủ của công ty trong việc kê khai thông tin giao dịch liên kết được đánh giá như thế nào?
Cơ quan thuế đã có xử lý gì đối với các thông tin này?
3- Các thông tin trong bảng kê khai thơng tin giao dịch liên kết có đủ để đánh giá rủi ro giá chuyển nhượng? Nếu chưa thì cần bổ sung thơng tin gì?
Đủ thơng tin
Chưa đủ để đánh giá. Thông tin cần bổ sung
4- Đối với giao dịch gia công hàng may mặc xuất khẩu cho công ty liên kết ở nước ngồi thì phương pháp xác định giá thị trường nào có thể áp dụng phù
hợp? (Có thể có nhiều phương pháp phù hợp)
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP). Nếu không chọn
phương pháp này, bỏ qua câu 5
Phương pháp giá vốn cộng lãi (CPM)
Phương pháp so sánh lợi nhuận thuần (TNMM) Phương pháp khác: …
5- Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, anh chị thu
thập thông tin về đơn giá gia công sản phẩm tương đồng từ nguồn thông tin nào
Không thu thập được Hiệp hội dệt may Cơ quan hải quan Cơ quan thống kê
Yêu cầu các công ty độc lập cung cấp Khác: …
Có dễ dàng thu thập thông tin đơn giá gia công để so sánh đối với ngành này hay khơng ? Có Không
6- Trong điều kiện Việt Nam chưa có nguồn cơ sở dữ liệu sẵn có, theo anh/chị
có thể sử dụng dữ liệu từ nguồn nào để có thơng tin tài chính của các cơng ty
độc lập để so sánh?
Thông tin của các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Dữ liệu từ các tổ chức nước ngoài chun về cung cấp thơng tin.
Vui lịng nêu tên, địa chỉ nguồn thơng tin ở nước ngồi:
Sử dụng quyền của cơ quan thuế yêu cầu các công ty độc lập cung cấp Khác: …
Câu hỏi khảo sát
Dành cho các chuyên gia thuộc các cơng ty kiểm tốn
1- Đối với giao dịch gia công hàng may mặc xuất khẩu cho công ty liên kết ở nước ngồi thì phương pháp xác định giá thị trường nào có thể áp dụng phù
hợp? (Có thể có nhiều phương pháp phù hợp)
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP). Nếu không chọn
phương pháp này, bỏ qua câu 2
Phương pháp giá vốn cộng lãi (CPM)
Phương pháp so sánh lợi nhuận thuần (TNMM) Phương pháp khác: …
Xin nêu một vài lý do cho việc lựa chọn nêu trên:
2- Trường hợp áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, có thể thu
thập thơng tin về đơn giá gia công sản phẩm tương đồng từ nguồn nào:
Không thu thập được Hiệp hội dệt may Cơ quan hải quan Cơ quan thống kê Khác: …
Có dễ dàng thu thập thông tin đơn giá gia công để so sánh đối với ngành này hay khơng ? Có Khơng
3- Trong điều kiện Việt Nam chưa có nguồn cơ sở dữ liệu sẵn có, theo anh/chị
có thể sử dụng dữ liệu từ nguồn nào để có thơng tin tài chính của các cơng ty
độc lập để so sánh?
Thông tin của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Dữ liệu từ các tổ chức nước ngoài chuyên về cung cấp thơng tin.
Vui lịng nêu tên, địa chỉ nguồn thơng tin ở nước ngồi:
PHỤ LỤC 2- Bảng câu hỏi phỏng vấn
1. Đặc trưng của hoạt động gia công may mặc:
- Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ may ảnh hưởng đến đơn giá gia công - Chức năng, về rủi ro trong phạm vi hợp đồng gia công
2. Các phương pháp xác định giá thị trường có thể áp dụng phù hợp đối với giao
dịch may gia công cho công ty liên kết. Thuận lợi và khó khăn của từng
phương pháp
3. Đối với phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập:
Hoạt động may gia công, với cùng một loại sản phẩm nhưng các đặc tính
liên quan đến kiểu dáng, tiêu chuẩn kỹ thuật may (mật độ mũi chỉ trên sản phẩm,
số đường cắt, may, công nghệ may 1 kim, 2 kim,…) quyết định phần lớn đơn giá