Theo khảo sát của Ernst & Young 2007-2008 được thực hiện với 850 công ty đa quốc gia ở 24 quốc gia cho thấy vấn đề quan trọng nhất về thuế đối với các giám đốc thuế của công ty là vấn đề về giá chuyển nhượng, và giá chuyển nhượng vẫn tiếp tục là vấn đề thuế rất quan trọng trong hai năm tới.
Tầm quan trọng mà các công ty đa quốc gia đặt ra cho vấn đề giá chuyển
nhượng khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực như sau:
Nguồn: Khảo sát của Ernst & Young 2007-2008 [5]
Sản phẩm tiêu dùng ở mức 47% ở mức cao so với các công ty ở các ngành
được khảo sát, chỉ đứng sau ngành dược phẩm và ô tô
Về việc lựa chọn áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường của cơ quan thuế khi thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng, trong cuộc họp của các
nước thành viên thuộc Nhóm Nghiên cứu về quản lý thuế châu Á (SGATAR -
Study Group Asian Tax Administration and Research) lần thứ 12 được tổ chức vào tháng 5/2010 tại Hàn Quốc, một số cơ quan thuế các nước trong khu vực
như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan cho biết thường áp dụng phương pháp so
sánh lợi nhuận thuần.
Kết luận chương 1
Tóm lại, ở chương 1, bài viết nêu tổng quát một số khái niệm về giá
chuyển nhượng, các động cơ và tác động của việc định giá chuyển giao. Định giá chuyển giao là hành vi xác định giá chuyển nhượng hàng hoá, dịch vụ trong nội bộ một cơng ty, tập đồn với động cơ ban đầu là nhằm đánh giá hiệu quả kinh
doanh của từng đơn vị bộ phận trong cơng ty nhìn ở góc độ kinh doanh. Về góc
độ thuế, định giá chuyển giao là hành vi nhằm tối thiểu hoá số thuế của tồn
cơng ty bằng cách chuyển thu nhập sang những nơi có thuế thấp. Tác động chủ yếu đến các quốc gia nhận đầu tư là gây thất thu thuế, chuyển dần nguồn vốn đầu
tư ra nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm thay đổi đầu tư
trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán của quốc gia.
Để kiểm soát hành vi định giá chuyển giao, nhiều quốc gia đã có những quy định cụ thể, đa số đều dựa theo hướng dẫn của OECD theo nguyên tắc giá
thị trường với các phương pháp xác định giá thị trường và việc lựa chọn áp dụng
phương pháp phù hợp. Các phương pháp xác định giá thị trường phổ biến được
nhiều nước áp dụng gồm:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
- Phương pháp giá bán lại
- Phương pháp giá vốn cộng lãi
- Phương pháp so sánh lợi nhuận thuần
Việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như:
ưu, nhược điểm của từng phương pháp; bản chất của giao dịch liên kết, được xác định qua phân tích chức năng; khả năng tìm kiếm thơng tin tin cậy và hợp lý để
áp dụng cho phương pháp đã chọn hoặc phương pháp khác; mức độ có thể so sánh, bao gồm độ tin cậy của bất kỳ sự điều chỉnh cần thiết. Nguyên tắc lựa chọn áp dụng phương pháp xác định giá thị trường cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia (yêu cầu lựa chọn phương phương pháp phù hợp nhất, hay chỉ yêu cầu
CHƯƠNG 2- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỐI
VỚI GIAO DỊCH MAY GIA CÔNG CHO CÔNG TY LIÊN KẾT 2.1 Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo số liệu do Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cơng bố, tổng số dự án đầu tư ngồi là 10.105 dự án, với số vốn đầu tư đăng ký gần 160 tỉ
USD trong giai đoạn từ 1988 – 2008
Bảng 2.1: 20 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất giai
đoạn 1988 – 2008 (Đơn vị tính : triệu USD)
Vốn đầu tư đăng ký Vốn điều lệ
STT Đối tác Số dự án Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Đài Loan 1,981 19,946 12.5% 7,952 14.8% 2 Hàn Quốc 2,114 18,952 11.9% 6,499 12.1% 3 Malaysia 311 17,897 11.2% 3,824 7.1% 4 Nhật Bản 1,078 17,457 10.9% 5,040 9.4% 5 Singapore 674 16,532 10.3% 5,272 9.8%
6 British Virgin Islands 423 12,085 7.6% 4,069 7.6%
7 Hoa Kỳ 452 8,528 5.3% 2,133 4.0% 8 Hồng Kông 524 6,876 4.3% 2,541 4.7% 9 Thái Lan 198 5,676 3.6% 2,401 4.5% 10 Canada 77 4,764 3.0% 1,003 1.9% 11 Brunei 79 4,664 2.9% 936 1.7% 12 Cayman Islands 41 4,611 2.9% 824 1.5% 13 Pháp 240 2,932 1.8% 1,490 2.8% 14 Hà Lan 110 2,798 1.8% 1,563 2.9% 15 Trung Quốc 633 2,547 1.6% 1,195 2.2% 16 Síp 6 2,209 1.4% 752 1.4% 17 Vương quốc Anh 111 2,107 1.3% 1,278 2.4%
19 Australia 204 1,172 0.7% 507 0.9%
20 Samoa 77 927 0.6% 365 0.7%
Các quốc gia khác 710 5,652 3.5% 2,954 5.5%
Tổng số 10,105 159,764 100% 53,607 100.0%
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) [19]
Bảng 2.2: Một số quốc gia, vùng lãnh thổ thiên đường về thuế đầu tư vào Việt Nam
TT Đối tác Số dự
án
Vốn đầu tư đăng ký (USD)
Vốn đầu tư bình quân 1 dự
án (USD)
1 British Virgin Islands 423 12,085,256,284 28,570,346
2 Cayman Islands 41 4,611,297,851 112,470,679
3 Samoa 77 926,559,168 12,033,236
4 British West Indies 6 511,231,090 85,205,182
5 Bermuda 5 211,572,867 42,314,573
6 Cook Islands 3 142,000,000 47,333,333
7 Bahamas 3 108,350,000 36,116,667
8 Barbados 2 68,143,000 34,071,500
9 Saint Kitts & Nevis 2 39,685,000 19,842,500
10 Liechtenstein 2 35,500,000 17,750,000
11 Isle of Man 1 35,000,000 35,000,000
Tổng cộng 565 18,774,595,260 33,329,372
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)[19]
Số liệu trên cho thấy số vốn đầu bình quân của 1 dự án thuộc các nước
thiên đường về thuế đầu tư vào Việt Nam là khá cao, đặc biệt đối với Cayman
Các dự án thuộc một số quốc gia có mức thuế thấp hơn Việt Nam như Đài Loan, Hongkong, Singapore chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là Đài Loan có số dự án và số vốn đầu tư vào Việt Nam cao nhất.
2.2 Quy định của Việt Nam liên quan đến định giá chuyển giao
2.2.1 Các điều luật quy định chung
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09 /2003 /Q H1 1 n gà y 17 /6/2 003 c ó
qu y đ ịnh :
+ Điều 11 quy định cơ sở kinh doanh có trách nhiệm “... Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường”
+ Điều 15 quy định cơ quan thuế “Trong trường hợp phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố khác khơng hợp lý thì cơ quan thuế có quyền xác định lại để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Tại điểm 1e Điều 37 Luật Quản lý thuế có quy định cơ quan thuế được quyền
ấn định thuế trong trường hợp người nôp thuế “mua, bán, trao đổi và hạch
toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường”
2.2.2 Quy định chi tiết
Vấn đề định giá chuyển giao đã được quy định tại các Thông tư hướng
dẫn về thuế đối với cơng ty có vốn ĐTNN theo Luật Đầu tư nước ngoài (TTư số 74 TC/TCT ngày 20/10/1997, số 89/1998/TT-BTC ngày 16/7/1999 và số 13/2001 ngày 8/3/2001 của Bộ Tài chính). Các quy định chỉ đề cập đến các
phương pháp xác định giá thị trường, chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể
Đến cuối năm 2005, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 117/2005/TT- BTC ngày 19/12/2005 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong
giao dịch giữa các cơng ty có quan hệ liên kết. Nội dung Thông tư hướng dẫn khá chi tiết về phạm vi áp dụng, nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp
xác định giá thị trường, các yêu cầu về việc lưu giữ, cung cấp thông tin và tài
Thông tư 117, cơ quan thuế có nghĩa vụ chính trong việc xác định giá thị trường.
Cách tiếp cận của Thông tư 117 là yêu cầu công ty phải thực hiện kê khai, xác
định phương pháp tính giá phù hợp theo quy định và lưu giữ các chứng từ chứng minh, cơ quan thuế là người kiểm tra, thanh tra, ấn định thuế và xử phạt trong
những trường hợp có vi phạm. Nhằm hoàn thiện các quy định chi tiết về xác
định giá thị trường trong các giao dịch liên kết, ngày 22/4/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 66/2010/TT-BTC thay thế Thông tư 117.
Các quy định về định giá chuyển giao của Việt Nam dựa theo mẫu hướng
dẫn của OECD, thừa nhận nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp xác
định giá thị trường đã được OECD đưa ra hướng dẫn. Tuy nhiên, các quy định
của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đề cập đến cơ chế “Thoả thuận trước về xác
định giá – APA”
2.2.3 Các phương pháp xác định giá thị trường
Quy định của Việt Nam cũng đưa ra 5 phương pháp trong việc xác định
giá thị trường tương tự như hướng dẫn của OECD.
Như đã trình bày ở mục 1.3.2 nguyên tắc xác định giá thị trường của
OECD không yêu cầu áp dụng nhiều hơn một phương pháp, người nộp thuế có thể áp dụng một phương pháp và kết quả của việc áp dụng phương pháp đó thoả mãn yêu cầu của nguyên tắc giá thị trường trên cơ sở đã thực hiện phân tích so sánh các thông tin, dữ liệu đầy đủ và tin cậy. Trong khi đó, quy định của Việt Nam (và cũng giống quy định một số nước như Mỹ, Ấn Độ) yêu cầu phải áp
dụng phương pháp phù hợp nhất. Tại điểm 1.1 Điều 5 Thông tư 66/2010/TT-
BTC có quy định: “Phương pháp xác định giá phù hợp nhất là phương pháp được lựa chọn trong 5 phương pháp phù hợp với điều kiện giao dịch và có nguồn
thơng tin, dữ liệu, số liệu đầy đủ và tin cậy nhất để phân tích so sánh.”
2.2.4 Yêu cầu đối với việc lưu giữ và cung cấp tài liệu, chứng từ về phương
pháp xác định giá thị trường của giao dịch liên kết
xuất trình các thơng tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp
xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết theo yêu cầu của cơ quan
thuế. Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh và phương pháp xác định giá thị trường của giao dịch liên kết phải được lập tại thời điểm diễn ra các giao dịch liên kết, được cập nhật bổ sung trong
suốt quá trình thực hiện giao dịch và lưu giữ phù hợp với các quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán.
Chứng từ, tài liệu yêu cầu được lập và lưu giữ phản ánh các thông tin sau: Thông tin chung về công ty và các bên liên kết; Thông tin về giao dịch của công ty; Thông tin về phương pháp xác định giá thị trường
Các cơng ty có nghĩa vụ kê khai thông tin về các giao dịch liên kết khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm. Khi có yêu cầu của cơ quan thuế, cơng ty có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu và chứng từ trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của
cơ quan thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh có lý do chính đáng thì thời hạn này được gia hạn 1 lần không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn.
2.3 Thực trạng khai báo thu nhập của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Theo số liệu quản lý của Tổng cục Thuế và tham khảo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, cơng ty Đầu tư nước ngồi (ĐTNN) năm 2002, trong số trên 3.000
DN được cấp mã số thuế, cơng ty có lãi chỉ chiếm 31,7% (năm 2001 tỷ lệ này là
khoảng 25%), số thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp cho ngân sách chiếm
dưới 8% tổng thu từ thuế TNDN và xu thế chuyển từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài ngày càng gia tăng (tỷ trọng công ty 100% vốn nước ngoài so với
công ty liên doanh là 35% năm 1998 lên 75% năm 2002) (Trích tài liệu của Tổng cục thuế năm 2006 [3])
Kết quả thống kê của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh tình trạng kê khai lãi, lỗ kinh doanh của các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài trong 3 năm 2007 đến
2009 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả thống kê tình trạng kê khai thu nhập một số cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi tại TP.HCM
Đơn vị: tỷ đồng
DN kê khai lãi DN kê khai lỗ Tổng DN đăng ký hoạt động SL DN Tỉ lệ (%) SL DN Tỉ lệ DN kê khai thu nhập=0 Năm 2007 1.817 736 40 591 33 490 Năm 2008 2.266 946 42 965 43 355 Năm 2009 2.443 1.085 44 1.103 45 255
(Nguồn: Cục thuế TP.Hồ Chí Minh) [2]
Bảng 2.4: Số lượng cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi kê khai lỗ và có số lỗ lũy kế vượt nguồn vốn chủ sở hữu:
Đơn vị: tỷ đồng Số lượng DN có số lỗ lũy kế vượt quá vốn CSH Tỷ lệ % trên số lượng DN đang kê khai Tổng số lỗ lũy kế - (trừ) Tổng vốn CSH Năm 2007 141 6.13% -1,075 Năm 2008 202 8.78% -1,793 Năm 2009 232 10.09% -3,011
(Nguồn: Cục thuế TP.Hồ Chí Minh)[2]
2.4 Nghiên cứu các phương pháp xác định giá thị trường đối với ngành gia công hàng may mặc xuất khẩu trong thanh tra giá chuyển nhượng gia công hàng may mặc xuất khẩu trong thanh tra giá chuyển nhượng 2.4.1 Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên đặc điểm của hoạt động may gia công hàng may mặc và khung lý thuyết về các phương pháp xác định giá thị trường
được áp dụng phổ biến hiện nay theo hướng dẫn của OECD để phân tích một số
tình huống thanh tra giá chuyển nhượng tại TP.HCM và phân tích ý kiến của các
Chỉ tiêu
Năm
Chỉ tiêu
chuyên gia, nhằm đưa ra các phương pháp xác định giá thị trường phù hợp áp
dụng trong thanh tra giá chuyển nhượng đối với giao dịch gia công may cho
công ty liên kết.
2.4.2 Đặc điểm của hoạt động gia công hàng may mặc
Theo tài liệu nghiên cứu của PriceWaterhouseCoopers năm 2009, trang 48, 49 [15], các công ty hoạt động sản xuất theo hợp đồng (contract manufacturers) cung cấp dịch vụ sản xuất (manufacturing services) cho các công ty sản xuất sản phẩm có gắn nhãn hiệu (fully-fledged manufacturers). Các công ty sản xuất theo hợp đồng không phát triển các dòng sản phẩm riêng mà chỉ
chuyên thực hiện chức năng sản xuất. Các công ty này có thể có hoặc có thể khơng thực hiện một số chức năng như: mua nguyên vật liệu và lập kế hoạch sản xuất, hoặc sở hữu hàng tồn kho (nguyên vật liệu chính, sản phẩm dở dang và thành phẩm). Trong quá trình thực hiện một hợp đồng sản xuất, các công ty này không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ rủi ro thị trường do họ được đảm bảo nguồn doanh thu từ khách hàng đã ký hợp đồng. Tài sản vơ hình của các cơng ty sản xuất theo hợp đồng thường có giới hạn và bao gồm bí quyết kỹ thuật liên quan đến quy trình sản xuất.
Các cơng ty sản xuất sản phẩm có gắn nhãn hiệu (fully-fledged manufacturers) thực hiện phát triển dòng sản phẩm riêng của mình, và có ngân sách nghiên cứu phát triển (R&D) nhất định hoặc mua công nghệ từ bên chuyển giao. Các công ty này thực hiện tất cả các chức năng của nhà sản xuất, chẳng hạn như mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Các công ty này cũng quan tâm đến vấn đề tiếp thị đến các khách
hàng sử dụng sản phẩm. Họ phải chịu các loại rủi ro gồm rủi ro về hàng tồn kho, rủi ro về thị trường.
Từ các đặc điểm nêu trên, có thể thấy hoạt động may gia công - thường được thực hiện theo từng hợp đồng cụ thể - như là một dạng của sản xuất theo