Đối với lĩnhvực tài chính – ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh bình dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

23 Ngân hàng Sài gịn Cơng Thương

3.1.1.2. Đối với lĩnhvực tài chính – ngân hàng

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng Việt Nam tiếp thu vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh và nguồn nhân lực chất lượng cao với các chuyên gia giỏi từ các nước có các tổ chức tín dụng phát triển thông qua các kênh: hoạt động của các tổ chức tín dụng nước ngồi tại Việt Nam; sự tham gia góp vốn

mua cổ phần, góp vốn liên doanh để từ có chuyển giao cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý vào các tổ chức tín dụng Việt Nam; tự bản thân các tổ chức tín dụng trong nước học hỏi, tiếp thu công nghệ, khả năng kinh doanh kinh nghiệm và kỹ năng quản lý từ các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngồi…

Trong các cam kết của Việt Nam đối với WTO, tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực Việt Nam cam kết mở cửa mạnh mẽ nhất. Theo lộ trình hội nhập, các ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng được kinh doanh nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tại Việt Nam như: kể từ ngày 01/04/2007 các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt Nam, các ngân hàng được phép huy động tiền gửi VND từ thể nhân Việt Nam sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO…sự tham gia của các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngồi với bề dày kinh nghiệm hoạt động, trình độ quản lý và cơng nghệ tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng,

nhiều tiện ích, có tính cạnh tranh cao sẽ thúc đẩy thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các ngân hàng thương mại quốc doanh phải tiến hành cải tổ lại hệ thống, hiện đại hoá ngân hàng và đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Các năm vừa qua, dưới sự hỗ trợ của Ngân

hàng Thế giới, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tiến hành các dự án hiện đại hố cơng nghệ thông tin, cải cách hệ thống quản trị điều hành và cơ cấu tổ chức theo hướng tiến gần đến thông lệ quốc tế. Các dự án hiện đại hoá đã làm thay đổi căn bản nền tảng công nghệ thông tin và cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Khơng dừng lại ở đó, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm trong việc cải tổ các ngân hàng thương mại nhà nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập bằng chủ trương cổ phần hố tồn bộ các ngân hàng thương mại quốc doanh trong hai năm 2007 và 2008. Trong thời gian tới, cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ làm thay đổi căn bản hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này theo hướng tiến dần đến các thông

lệ quốc tế, nâng cao năng lực tài chính, hiệu qủa hoạt động và thúc đẩy các ngân hàng này phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cơ hội phát triển rất lớn cho nền kinh tế. Sẽ có hàng loạt các doanh nghiệp mới ra đời thuộc mọi thành phần kinh tế cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp hiện tại, sự giàu lên của tầng lớp dân cư… kéo theo nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng lớn hơn, địi hỏi chất lượng cao hơn. Nhu cầu thị

trường tăng là cơ hội để các tổ chức tín dụng nước ta mở rộng quy mơ hoạt động, đa

dạng hố sản phẩm, phát triển lớn mạnh theo sự phát triển của nền kinh tế, ngang tầm với các tổ chức tài chính ngân hàng khu vực và thế giới .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh bình dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)