Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP phương nam (Trang 39 - 46)

2.2. Thực trạng về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam

2.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương

như việc hạn chế nợ xấu phát sinh đối với những hồ sơ cho vay mới. Đến cuối tháng 6/2008, tổng nợ xấu tăng ít trong khi tổng dư nợ tăng đến hơn 40% nên tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,9% vào cuối năm 2007 cịn 2,09%. Như vậy, thực chất chất lượng tín dụng khơng được cải thiện.

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ tại Ngân hàng Phương Nam đảm bảo ở mức dưới 3%. Tuy vẫn phù hợp với các tiêu chuẩn về nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước quy định, nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác thì tỷ lệ này là khá cao (năm 2007 gần chạm ngưỡng 3%). Do đĩ, Ban lãnh đạo Ngân hàng Phương Nam cần cĩ những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu, mà cơ bản là giảm về số tuyệt đối, tránh trường hợp giãn nỡ cơ học tổng dư nợ để giảm tỷ lệ nợ xấu về số tương đối. Điều này rất dễ dẫn đến sai lầm trong việc mở rộng cho vay, lỏng lẻo trong cơng tác thẩm định hoặc mở rộng quá mức các đối tượng và điều kiện cho vay. Đây là gốc rễ phát sinh rủi ro tín dụng – một loại rủi ro quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam: Nam:

Cũng như tất cả các tổ chức tín dụng khác, rủi ro tín dụng phát sinh trong mơi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ khách hàng và bản thân ngân hàng gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. Dưới đây là một số rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam bắt nguồn từ cả hai nguyên nhân trên.

a) Quá trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế cĩ thể làm cho nợ

xấu gia tăng khi tạo ra một mơi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên

cạnh đĩ, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước

và nước ngồi trong mơi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước nĩi chung và Ngân hàng Phương Nam nĩi riêng, với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng cĩ tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngồi thu hút.

b) Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ cịn chịu nhiều chi phối trực tiếp của Chính phủ và sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng và thực hiện chức năng quản lý và giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại. Mức độ can thiệp hành chính vào hoạt động ngân hàng quá lớn, quyền lợi và quyền tự chủ kinh doanh của các

ngân hàng thương mại chưa được đảm bảo bằng pháp luật, đặc biệt khi xảy

ra tranh chấp.

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng

ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã cĩ song việc triển khai vào

hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và cịn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ, cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng ngân hàng thương mại khơng thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Những văn bản này đều cĩ quy định: Trong những trường hợp khách

hàng khơng trả được nợ, NHTM cĩ quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay.

Trên thực tế, các NHTM khơng làm được điều này vì ngân hàng là một tổ

chức kinh tế, khơng phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, khơng cĩ chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tịa án xử lý qua con đường tố tụng.

c) Hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập:

Hiện nay ở Việt Nam chưa cĩ một cơ chế cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trị của Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) là rất quan trọng trong việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác để ngân hàng cĩ các quyết định cho vay hợp lý. Tuy nhiên, Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thơng tin cung cấp chỉ ở mức độ thống kê, chưa phát huy được tác dụng cảnh báo rủi ro, thơng tin cịn đơn điệu, thiếu cập nhật. Ngồi ra việc kết nối thơng tin với trang Web CIC qua đường X25 của Chi cục tin học

ngân hàng cịn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu

thơng tin. Đĩ cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thơng tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

* Nguyên nhân phát sinh rủi ro từ phía khách hàng:

- Sử dụng vốn sai mục đích, khơng cĩ thiện chí trong việc trả nợ, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản mặc dù khi đến vay vốn họ cĩ phương án kinh doanh cụ thể và khả thi.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: khi nguồn vốn vay được giải ngân, quy mơ kinh doanh mở rộng nhưng tư duy quản lý kém là nguyên nhân khiến họ sử dụng nguồn vốn vay khơng hiệu quả, dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều cĩ quy mơ tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ/ vốn tự cĩ cao, chưa cĩ thĩi quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng sổ sách kế tốn. Do đĩ, sổ sách kế tốn mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức. Khi cán bộ tín dụng ngân hàng lập các bản phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên các số liệu được cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng chính là ngun nhân vì sao các ngân hàng vẫn thường xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phịng chống rủi ro tín dụng.

* Nguyên nhân phát sinh rủi ro từ phía ngân hàng:

a. Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên mơn nghiệp vụ:

Đạo đức cán bộ tín dụng là một trong các yếu tố tối quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực cĩ thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hĩa về đạo đức mà lại giỏi về nghiệp vụ thì vơ cùng nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín dụng. Họ cĩ thể tiếp tay với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá trị tài sản đảm bảo lên quá cao so với thực tế, hoặc cĩ thể lỏng lẻo trong việc thẩm định khách hàng. Tất cả những việc đĩ đều cĩ thể gây khĩ khăn cho ngân hàng trong việc quản lý khoản vay, dẫn đến tổn thất trong việc thu hồi vốn vay.

Trong những năm gần đây, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam diễn ra khá nhanh, dẫn đến việc thiếu hụt trầm trọng về nhân lực, nhất là cán bộ tín dụng. Việc đề cử cán bộ tín dụng cũ lên những vị trí quản lý trong các đơn vị mới thành lập địi hỏi phải cĩ một lực lượng cán bộ tín dụng khác thay thế. Trong khi đĩ, sự cạnh tranh về nhân lực cĩ chất lượng trong hệ thống ngân hàng thương mại dẫn đến cơng tác tuyển dụng dễ dàng hơn, các điều kiện và phạm vi tuyển dụng trở nên thơng thống hơn. Kết quả là những cán bộ tín dụng mới, do chưa cĩ kinh nghiệm, lại khơng cĩ thời gian đào tạo bài bản về chuyên mơn cũng như đạo đức nghề nghiệp nên việc phân tích, đánh giá khách hàng thiếu chính xác. Và như vậy, vừa vơ tình vừa cố ý, các cán bộ tín dụng này gĩp phần tăng thêm rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

b. Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:

Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam thường cĩ thĩi quen tập

trung nhiều cơng sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá

trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi cho vay. Trong tất cả các kết luận kiểm tra của thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng như của Phịng kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ tại Ngân hàng Phương Nam thì việc “cán bộ tín dụng khơng kiểm tra q trình sử dụng vốn theo quy định” là sai phạm thường gặp nhất tại tất cả các đơn vị.

Theo “quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ” của Ngân hàng Phương Nam, thì chậm nhất là 30 ngày sau lần giải ngân đầu tiên của khách hàng, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất cán bộ tín dụng cĩ thể cùng lãnh đạo tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng thơng qua sổ

lưu trữ trong hồ sơ khách hàng. Tối thiểu 3 tháng 1 lần cán bộ tín dụng phải lập biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

Tuy nhiên việc này thường khơng được cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc. Một phần do tâm lý ngại phiền hà khách hàng, một phần do hệ thống thơng tin quản lý phục vụ tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, khơng

cung cấp được kịp thời đầy đủ các thơng tin mà ngân hàng yêu cầu, do đĩ

những chứng từ cung cấp đơi khi khơng phản ánh đúng tình hình hoạt động thực tế của khách hàng. Một số trường hợp cán bộ tín dụng cho khách hàng ký khống biên bản kiểm tra sử dụng vốn, hoặc ký biên bản khơng ghi ngày, ghi trước ngày … Tất cả những điều đĩ nhằm đối phĩ với cơng tác thanh tra,

kiểm tra chứ khơng nhằm mục đích theo dõi khoản vay và hạn chế rủi ro.

Chính quan điểm sai lầm này của cán bộ tín dụng đã làm mất tác dụng của

cơng tác kiểm tra sau khi cho vay cũng như phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng.

c. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng cịn yếu kém:

Một số văn bản về tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam chưa được ban hành kịp thời so với những biến động chung của các ngân hàng khác và/ hoặc so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đĩ, việc thường xuyên thay đổi các quy định về tín dụng thể hiện sự thiếu ổn định, thiếu chuyên nghiệp trong quá trình điều hành. Hiện tại Ngân hàng Phương Nam chưa cĩ một bộ phận riêng chuyên soạn thảo, cập nhật những những quy định, thơng báo, quyết định liên quan đến hoạt động tín dụng. Điều này dẫn đến việc các văn bản được ban hành thiếu tính đồng bộ, thống nhất và liên kết, gây khĩ khăn trong quá trình thực hiện. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Nam.

d. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ lỏng lẻo:

Kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ cần được xem là hệ thống “thắng” (phanh) của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng đi nhanh thì hệ thống này càng phải hoạt động an tồn và hiệu quả để tránh cho cỗ xe đi vào những ngã rẽ rủi ro và luơn luơn đi đúng hướng. Kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ cĩ điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nĩ nhanh chĩng, kịp thời đối với các vấn đề vừa phát sinh bởi tính sâu sát của kiểm tra viên trong cơng việc hàng ngày tại đơn vị.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ tại Ngân hàng Phương Nam vẫn chưa phát huy hết điểm mạnh này. Cụ thể, các kiểm tra viên được bố trí tại đơn vị chỉ thực hiện cơng tác kiểm tra sau khi nghiệp vụ đã phát sinh. Báo cáo hàng tháng của kiểm tra viên phải được trưởng đơn vị thơng qua, điều này gây ra một số khĩ khăn nhất định cho kiểm tra viên trong cơng tác báo cáo. Các kiểm tra viên tại Hội sở thực hiện cơng tác giám sát từ xa qua báo cáo, cân đối, sao kê do đơn vị gửi nên tính chính xác và nhanh chĩng đơi khi khơng đảm bảo. Bên cạnh đĩ, việc xử phạt các đơn vị cĩ sai phạm cũng chưa được chú trọng. Sau khi được Phịng kiểm sốt nội bộ nhắc nhở, cảnh cáo nhiều lần, một số đơn vị vẫn khơng thực hiện chỉnh sửa hoặc vẫn tiếp tục tái phạm mà chưa cĩ một chế tài nào quy định cụ thể về việc cưỡng chế thi hành.

Như vậy, Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa được giao đầy đủ quyền hạn để thực hiện trách nhiệm của mình nên hiệu quả mà cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đạt được trong thời gian qua chưa cao.

Đối với hoạt động của bộ phận kiểm tốn nội bộ tại Ngân hàng Phương Nam: trong quá trình giám sát từ xa và kiểm tốn trực tiếp tại đơn vị đã phát hiện một số sai phạm và đưa ra các khuyến cáo để đơn vị thực hiện chỉnh sửa. Song, cĩ thể nĩi bộ phận kiểm tốn nội bộ của ngân hàng Phương Nam

vẫn chưa thực hiện hết chức năng và quyền hạn của mình trong việc phịng ngừa và phát hiện rủi ro cĩ thể phát sinh, cũng như khắc phục những rủi ro đã tồn tại theo đúng như chức năng nhiệm vụ được quy định trong quy chế hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phương Nam quy định.

Tĩm lại, đối với riêng Ngân hàng Phương Nam, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay và phụ thuộc vào hệ thống văn bản, quy định hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng. Năng

lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên mơn của cán bộ tín dụng, đạo đức

của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc vào bộ phận soạn thảo văn bản tại Hội sở chưa tạo được một hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc và thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro từ góc độ kiểm toán nội bộ tại ngân hàng TMCP phương nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)