Quản trị hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp HCM trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

2.2.1. Quản trị hoạt động huy động vốn

Nhiều năm qua (trước năm 2008), mơi trường kinh tế cùng với nền chính trị

ổn định, nền kinh tế phát triển một cách căn bản vững chắc và cĩ chuyển hướng

theo chiều sâu, nền tài chính quốc gia ổn định, lạm phát được kiểm sốt, tỷ giá

tương đối ổn định, đời sống người dân cĩ chiều hướng được nâng cao, tỷ lệ tiết

kiệm ngày càng cĩ xu hướng gia tăng mạnh. Sự phát triển của hệ thống NH đã thúc

đẩy thị trường tiền tệ phát triển, tạo ra mơi trường mới và những kênh huy động

quan trọng cho phát triển kinh tế, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tăng cường các hình thức huy động vốn với nhiều loại kỳ hạn khác nhau, mở rộng mạng lưới huy động vốn và sử dụng nhiều hình thức đa dạng như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NH.

Tuy nhiên với các NHTM, điều kiện kinh doanh thuận lợi trong những năm gần đây đã làm nảy sinh tư tưởng chủ quan, tăng trưởng tín dụng quá nĩng trong khi

trong cơ cấu tài sản, khơng đảm bảo đúng các tỷ lệ an tồn theo tiêu chuẩn của

NHNN Việt Nam. Sự tăng trưởng tín dụng quá nĩng đi kèm với cơ cấu đầu tư

khơng hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát

sinh rủi ro cao khi thị trường đĩng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa Tài sản cĩ và tài sản nợ. Trong bối cảnh đĩ, khi NHNN thực hiện CSTT thắt chặt một cách quyết liệt nhằm thu về một khối lượng tiền mặt đồng Việt Nam khá lớn từ lưu thơng thì một số NHTM khơng thể xoay chuyển kịp thời, bị mất thanh khoản do cơ cấu

đầu tư.

Cung tiền đồng trên thị trường cạn kiệt trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế cũng như vay cá nhân tăng cao là nguyên nhân các NH bước vào cuộc đua lãi suất, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài, khả năng đổ vỡ hệ thống NH cĩ thể xảy ra. Chiến dịch lãi suất của các NH giai đoạn này đã tạo nên một dấu ấn khá sâu đậm. Cĩ lẽ mãi sau này người ta cũng khơng thể quên được cảnh tượng “tháo chạy” của khách hàng khỏi NH cĩ lãi suất thấp và dịng người xếp hàng bất chấp thời gian trước những NH cĩ lãi suất cao để gửi tiền vào. Chỉ trong khoảng thời gian vài ngày, cĩ NH đẩy lãi suất tiền gửi từ 15%/năm lên 19%/năm, lãi suất cho vay được

đẩy lên đúng với lãi suất tối đa 21%/năm ở hầu hết các NH, lãi suất trên thị trường

liên NH trong thời gian này cĩ thời điểm lên đến 35%/năm. Nhịp độ giao dịch tại

các NH tăng hơn trước nhưng trên thực tế, lượng tiền huy động được tăng khơng

nhiều. Bởi lẽ, cĩ người rút ra chừng nào gửi vào lại chừng ấy chứ khơng gửi thêm.

Đáng lưu ý nữa là, lượng tiền gửi cĩ tăng nhưng chỉ tăng cục bộ ở một số NH cĩ lãi

suất hấp dẫn chứ khơng tăng đều ở tồn hệ thống. Cũng giai đoạn này, đã nảy sinh

nhiều vấn đề trong việc tìm cách giữ chân người gửi tiền và qua đĩ mới thấy khách hàng gửi tiền quan trọng cỡ nào. Lãi suất khơng chỉ là vấn đề trên thị trường giữa NH và khách hàng (thị trường I) mà nĩ cịn diễn ra khơng kém phần quyết liệt chính giữa các NH với nhau (thị trường II).

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2008 của các NHTMCP cĩ tăng

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn qua các năm của một số NHTMCP

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NGÂN HÀNG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Á CHÂU 19.985 33.606 55.283 61.607 SACOMBANK 12.280 21.338 55.692 58.635 EXIMBANK 8.352 13.467 22.906 30.877 ĐƠNG Á 7.136 10.109 20.399 26.621 KỸ THƯƠNG 9.259 14.636 32.935 48.588 AN BÌNH 485 1.888 14.479 9.208 PHƯƠNG NAM 3.290 6.364 14.586 15.708 KIÊN LONG 283 447 1.007 1.652

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

Các NHTMCP với phương châm “đi vay để cho vay” đã ngày càng chú trọng

đến việc đa dạng hĩa các hình thức huy động vốn, từ khơng kỳ hạn đến cĩ kỳ hạn

với nhiều thời hạn khác nhau như chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm bằng VNĐ và bằng ngoại tệ; tiết kiệm cĩ bảo đảm giá trị theo vàng; Tiết kiệm kèm theo các hình thức khuyến mãi như Du lịch, tặng tiền, dự thưởng; kỳ phiếu NHTM bằng VNĐ và ngoại tệ; trái phiếu NHTM, tiết kiệm xây dựng nhà ở. Hiện nay hầu hết các NH đã thực hiện chuyển đổi cơng nghệ theo hướng hiện đại hĩa gửi, rút nhiều nơi, NH Nhà

nước đã phát triển kênh thanh tốn bù trừ, kênh chuyển tiền CITAD tại một số

thành phố lớn đã giảm thời gian và giảm phí chuyển tiền. Dù vậy trong năm 2008, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm, cạnh tranh trong hoạt động

huy động vốn giữa các NH ngày càng trở nên gay gắt, chúng ta đã chứng kiến

những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM, tiền dân cư chạy từ NH này sang NH khác, thực tế huy động tại các NHTM khơng tăng đáng kể, thậm

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm của một số NHTMCP 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 Tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 Năm TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG

ACB SACOM EXIMBANK ĐƠNG Á TCB AN BÌNH PHƯƠNG NAM KLB

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp HCM trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)