- Nguyễn Tuân là nhà văn của núi cao, thác dữ, dốc đèo hiểm trở; là nhà văn của cảm giác dữ dội, của cái phi thường nhưng khi ông đặt bút viết về cái trữ tình, thơ mộng cũng không kém phần ấn tượng và đặc sắc.
- Văn Nguyễn Tuân là sự hiện thân cho cái đẹp, cho sự hồn mỹ; văn giàu hình ảnh và gợi cảm; giàu liên tưởng so sánh mới mẻ, độc đáo.
- Trước hết, nó biểu hiện một cảm quan thẩm mĩ độc đáo trong cách nhìn và quan sát sự vật, sự tỉ mỉ và chi tiết làm cho người ta có cảnh giác sự vật đang sống dậy từ những trang văn bước ra cuộc đời.
- Độc đáo thôi chưa đủ, vốn hiểu biết sâu rộng mới là chìa khóa để Nguyễn Tuân khai thác chất xám trong bộ não của chính mình. Nguyễn Tn đã sử dụng hàng loạt các tri thức liên ngành từ quân sự, âm nhạc đến thể thao, quân sự, hội họa tạo nên một môn nghệ thuật thứ bảy lung linh dưới ánh hào quang chiếu sáng chói lọi… Từ đó có thể khẳng định rằng Nguyễn Tuân xứng đáng là “Người thầy kim hoàn của chữ”
4. Nhận xét nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Có thể tóm gọn phong cách của Nguyễn Tuân trong những ý sau: Nguyễn Tuân ưa cảm giác mãnh liệt, dữ dội; ơng thường tả gió, bão, núi đèo, tả thác ghềnh; luôn khám phá đối tượng ở phương diện tài hoa thẩm mỹ; tài hoa uyên bác trong hiểu biết về văn hóa; khơng ngừng thay đổi trong hành trình lao động nghệ thuật để khơng lặp lại chính mình.
- Như thế, qua đoạn … ta thấy Nguyễn Tuân là người luôn hướng đến cái phi thường, dữ dội; của dốc cao, đèo thẳm, của cái tạo nên cảm giác mạnh. Đằng sau hình tượng con sơng Đà lắm thác nhiều ghềnh là một nhà văn ham cảm giác lạ, và khơng ngại làm mới mình. Điều này ít nhiều do ảnh hưởng từ thú “thích xê dịch” của ơng. Để thỏa mãn “thú ham cái mới lạ”, Nguyễn Tuân không chịu nổi cái bình thường, nhạt nhẽo, bình dị, phẳng lặng như “ao hồ mùa thu”. - Nguyễn Tuân quan niệm: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo”. Với tùy bút “Người lái đị Sơng Đà”, ngịi bút Nguyễn Tn đã mang đến cho người đọc một hình dung mới mẻ, độc đáo trong chất vàng của thiên nhiên, đồng thời là chất vàng mười đã qua thử lửa nơi tâm hồn con người Tây Bắc.
- Trong “Người lái đị Sơng Đà”, Nguyễn Tuân đã thể hiện “cái tôi” tài hoa qua những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng vĩ và mĩ lệ của thiên nhiên đất nước; ở sự phát hiện và ngợi ca phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của những con người lao động; ở những trang văn đẹp như thơ, như nhạc, như hoạ. Nhà văn đã phát hiện và miêu tả sông Đà như một sinh thể sống, với tính cách hung bạo và trữ tình. Từ đó, nhà văn đã tạc dựng hình ảnh người lái đị trong cuộc vượt thác đầy kịch tính và cũng thật ngoạn mục.