So sánh vốn điều lệ và vốn chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 38)

tại Việt Nam (tại thời điểm tháng 5/2013)

Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)

VietinBank 32.661 ~ 45.000 Agribank 29.154 ~42.000 Vietcombank 23.174 42.336 BIDV 23.011 26.902 EIB 12.355 15.832 Sacombank 10.739 13.412 ACB 9.376 12.763 Nguồn: www.vietinbank.vn

Hình 2.4: Cơ cấu cổ đơng của Vietinbank

Nguồn: www.vietinbank.vn

Hội nhập thành cơng thị trƣờng tài chính quốc tế

Ngày 10/10/2010, VietinBank đã ký thỏa thuận chuyển nhượng 10% cổ phần tương đương 190 triệu USD cho Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC), tổ chức tài chính lớn của Ngân hàng Thế giới.

Tháng 9-2011, VietinBank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh tại khu vực châu Âu, đặt trụ sở tại Frankfurt (Ðức).

Năm 2012 được xem là một năm thành công của VietinBank trong chiến lược vươn ra nước ngồi của mình. Bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu với sự phá sản hàng loạt ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới, VietinBank đã chính thức khai trương chi nhánh tại Thủ đơ Viêng Chăn (Lào) vào ngày 09/02/2012, chi nhánh châu Âu thứ hai tại Thủ đô Béc-lin (Ðức) vào ngày 28/05/2012. Đồng thời, VietinBank cũng đang xúc tiến việc mở các Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như Anh, Ba Lan, Cộng hòa Séc…

Ðặc biệt, tháng 5-2012 VietinBank đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế trên thị trường tài chính tồn cầu; và là trái phiếu quốc tế đầu tiên (Trái phiếu trơn, khơng có bảo đảm), phát hành bởi một định chế tài chính của Việt Nam. Sự kiện này của VietinBank đã được Tạp chí FinanceAsia bình chọn là "Tổ

chức huy động vốn hiệu quả nhất của Việt Nam" (Best Borrower in Vietnam), đóng góp to lớn vào việc thiết lập một chuẩn mực quan trọng cho thị trường vốn đang phát triển trong nước, nhất là trong giai đoạn khó khăn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ngày 27-12-2012, Vietinbank đã chuyển nhượng thành công 20% số cổ phiếu cho ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) - ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ ba trên thế giới. Trong một năm ảm đạm của thị trường chứng khốn Việt Nam, thương vụ bán vốn cho cổ đơng chiến lược BTMU đã tạo tiếng vang lớn, được giới đầu tư đánh giá là giao dịch M&A kỷ lục trong ngành tài chính Việt Nam, đồng thời đánh dấu bước tiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập của Vietinbank với thị trường tài chính ngân hàng quốc tế. Ngay sau sự kiện trên, S&P đánh xếp hạng tín nhiệm của VietinBank với mức triển vọng “tích cực”.

Xây dựng thành cơng mơi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, phát huy hiệu quả sức mạnh nguồn nhân lực chất lƣợng cao

Lao động của Vietinbank đến thời điểm 31/12/2012 là 19.840 người, lao động bình quân năm 2012 là 19.046 người (bao gồm lao động của các công ty con, các đơn vị sự nghiệp, văn phịng đại diện). Tiền lương bình qn năm 2012 của cán bộ công nhân viên hệ thống VietinBank là 21 triệu đồng/người/tháng, là mức lương bình quân cao nhất được chi trả trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bảng 2.4: Số lƣợng nhân viên và tổng chi cho nhân viên ở một số NHTM

Bảng 2.5: Lợi nhuận sau thuế và lƣơng bình quân nhân viên ở một số NHTM

Báo cáo tài chính năm 2012, 2011, GAFIN tổng hợp

Người lao động làm việc trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương được hưởng các chế độ lương, thưởng theo vị trí cơng việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, mức độ đóng góp vào kết quả kinh doanh của đơn vị.

Là doanh nghiệp tiên phong thực hiện công tác an sinh xã hội, chia sẻ với cộng đồng

VietinBank đã và đang thực hiện công tác an sinh xã hội tại hầu hết 63 tỉnh, thành trên địa bàn toàn quốc với số tiền trên 3.500 tỷ đồng. Trong đó, VietinBank dành trên 300 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ tại 15 huyện nghèo.

2.2 Các sản phẩm tiền gửi của khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công Thƣơng VN

Hiện nay, Vietinbank áp dụng nhiều sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân:

Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh tốn, tiết kiệm khơng kỳ hạn thông thường, tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dư.

Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường, tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, tiết kiệm lãi suất linh hoạt. Ngoài ra, Vietinbank đang triển khai sản phẩm tiết kiệm tích lũy (là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn kết hợp với bảo hiểm), với các sản phẩm tiết kiệm tích lũy thơng thường, tiết

kiệm tích lũy đa năng, tiết kiệm tích lũy Phát Lộc Bảo Tín, tiết kiệm tích lũy cho con.

Tiền gửi đặc thù có các sản phẩm như tiền gửi kết hợp, tiền gửi ưu đãi tỷ giá, tiền gửi bảo hiểm tỷ giá, tài khoản du học Đức và giấy tờ có giá.

2.3 Thực trạng tiền gửi của khách hàng tại NH TMCP Cơng Thƣơng VN 2.3.1 Tình hình huy động tiền gửi tại NH TMCP Công Thƣơng VN

Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống cịn 8%/năm cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng là những thách thức mà VietinBank phải vượt qua. Bằng nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực, nguồn tiền gửi của khách hàng liên tục tăng qua các năm: 2011 tăng 25% so với 2010, năm 2012 tăng 12% so với 2011.

Hình 2.5: Tiền gửi của khách hàng qua các năm. Đvt: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

2.3.1.1 Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng phân theo đối tƣợng gửi tiền

So sánh qua các năm, nguồn tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 50% qua các năm. Năm 2012, tiền gửi của khách hàng cá nhân chiếm 52% tổng nguồn tiền gửi, tăng 14% so với năm 2011. Tiếp theo là tiền gửi của DN có vốn nhà nước chiếm 31% tổng nguồn tiền gửi và phần còn lại là của các thành phần kinh tế khác.

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo đối tƣợng gửi tiền

Đvt: triệu đồng

Năm

Năm 2011 Năm 2012 %tăng

-giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cá nhân 131.303.286 51% 149.658.736 52% 14% DN có vốn nhà nước 81.070.818 32% 88.187.571 31% 9% DN khơng có vốn nhà nước 28.075.604 11% 31.881.385 11% 14% Đơn vị hành chính sự nghiệp 2.321.972 1% 5.553.577 2% 139% Thành phần kinh tế khác 14.364.265 6% 13.824.038 5% -4% Tổng cộng 257.135.945 100% 289.105.307 100% 12%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank

Hình 2.7: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo đối tƣợng gửi tiền

2.3.1.2 Cơ cấu nguồn tiền gửi phân theo loại hình tiền gửi

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, tăng qua các năm. Năm 2012, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm 55,08% tổng nguồn tiền gửi, tăng 15% so với năm 2011, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm 0,15% tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng của nguồn vốn ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo loại hình tiền gửi

Năm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền tỷ đồng Tỷ trọng Số tiền tỷ đồng Tỷ trọng Số tiền tỷ đồng Tỷ trọng

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 100.913 49,01% 138.521 53,87% 159.235 55,1% Tiền gửi có kỳ hạn 55.331 26,87% 62.595 24,34% 66.614 23,0% Tiền gửi không kỳ hạn 40.367 19,60% 46.299 18,01% 53.080 18,4% Tiền ký quỹ, gửi vốn chuyên

dùng, huy động khác 9.080 4,41% 9.422 3,66% 9.737 3,4% Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 227 0,11% 300 0,12% 438 0,2% Tổng cộng 205.919 100% 257.136 100% 289.105 100% Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2012

Hình 2.8: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo loại hình tiền gửi

2.3.1.3 Nguồn tiền gửi của khách hàng phân theo kỳ hạn

Năm 2012, nguồn vốn trung dài hạn được cải thiện, nguồn tiền gửi kỳ hạn từ 1-5 năm tăng lên đáng kể, cơ cấu nguồn vốn tăng trưởng theo hướng bền vững. Trong giai đoạn đầu năm 2012, NHNN quy định trần lãi suất tiền gửi ở mức 14%, và dự báo xu hướng lãi suất sẽ giảm, cùng với nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, các kênh đầu tư khác (bất động sản, chứng khốn…) khơng hấp dẫn, gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn, sinh lợi được ưu tiên lựa chọn, do đó, nhiều khách hàng chọn gửi tiết kiệm với thời hạn dài với lãi suất cao.

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn

Đvt: triệu đồng Kỳ hạn Đến 01 tháng Từ 01-03 tháng Từ 03-12 tháng Từ 01-05 năm Tổng cộng Năm 2012 80.949.486 72.276.327 106.968.964 28.910.530 289.105.307 Năm 2011 165.365.985 61.914.714 29.412.413 442.833 257.135.945 % tăng-giảm -51% 17% 264% 6429% 12%

Hình 2.9: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn

2.3.1.4 Cơ cấu nguồn tiền gửi phân theo loại đồng tiền

Năm 2012, Tiền gửi tiết kiệm VND chiếm tỷ trọng cao nhất 51,74% trong tổng tiền gửi của khách hàng, tăng 19,6% so với năm 2011.

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo loại đồng tiền

Đvt: tỷ đồng

Năm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

%tăng- giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ

hạn VND 85.011 43% 120.832 49% 144.544 52% 20% Tiền gửi tiết kiệm có kỳ

hạn bằng vàng, ngoại tệ 15.903 8% 17.689 7% 14.692 5% -17% Tiền gửi có kỳ hạn VND 52.324 27% 58.921 24% 62.549 22% 6% Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ 3.007 2% 3.673 1% 4.065 1% 11% Tiền gửi không kỳ hạn

VND 33.699 17% 37.354 15% 44.074 16% 18% Tiền gửi không kỳ hạn

bằng vàng, ngoại tệ 6.668 3% 8.945 4% 9.006 3% 1%

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn VND 210 0,11% 294 0,12% 428 0,15% 46% Tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ 17.116 0,01% 5.764 0,00% 9.633 0,00% 67% Tổng cộng 196.838 100% 247.714 100% 279.368 100% 13%

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank năm 2012

Hình 2.10: Cơ cấu nguồn tiền gửi của khách hàng theo loại đồng tiền

2.3.2 Thị phần huy động vốn của NH TMCP Cơng Thƣơng Việt Nam

Trước sự ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, sự cạnh tranh gây gắt của các TCTD khác, việc giữ và tăng trưởng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế là thách thức lớn với Vietinbank. Bằng sự nỗ lực hết mình, Vietinbank đã vượt qua những khó khăn đó, thị phần huy động nguồn vốn tăng trưởng từ 10,21% năm 2010 lên 12% trong năm 2012.

Hình 2.11: Thị phần huy động vốn của Vietinbank

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank các năm

2.3.3 Nhận xét

2.3.3.1 Kết quả đạt đƣợc

Nguồn tiền gửi của khách hàng và thị phần huy động nguồn vốn của Vietinbank liên tục tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là tăng mạnh từ năm 2009 đến 2012; năm 2012, huy động vốn của Vietinbank chiếm 12% so với toàn ngành (năm 2011 là 11%).

Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tăng trưởng khá về số tương đối lẫn tuyệt đối (tiết kiệm có kỳ hạn năm 2012 tăng 15% so với năm 2011, riêng tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND tăng 20%, bằng vàng và ngoại tệ quy đổi tăng 11% so với 2011), thể hiện tính ổn định của nguồn vốn.

Nguồn vốn trung dài hạn từ 1 – 5 năm, được cải thiện (năm 2012 tăng 6,4 lần so với 2011).

Đây là thành quả rất đáng khích lệ của tồn thể lãnh đạo và nhân viên trong việc xây dựng nguồn vốn ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của Vietinbank.

2.3.3.2 Hạn chế

Hạn chế lớn nhất của cơ cấu tiền gởi chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Mặc dù, trong năm 2012, nguồn tiền gửi trung hạn được cải thiện, nhưng cũng chỉ chiếm 10% tổng nguồn tiền gửi của khách hàng (con số này trong năm 2011 là 0,17%).

Tiền gửi của doanh nghiệp thường có sự biến động, chủ yếu do nhân viên ngân hàng vận động doanh nghiệp chuyển số dư và chỉ giữ số dư cuối tháng.

2.3.3.3 Nguyên nhân

Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi cổ phần hóa (năm 2008), Vietinbank trở thành thương hiệu mạnh, tạo thuận lợi trong việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng, nhất là cơng tác cấp tín dụng và huy động vốn.

Vietinbank đã xác định, huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Ban lãnh đạo ngân hàng đã rất quan tâm công tác nguồn vốn, linh động và sát sao tình hình biến động của thị trường tiền tệ ngân hàng, để chỉ đạo các hướng xử lý cần thiết giúp tăng trưởng nguồn vốn.

Các sản phẩm tiền gửi mới đã được nghiên cứu, đưa vào áp dụng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng; các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng ln được triển khai, giúp cho khách hàng tin cậy hơn thương hiệu Vietinbank.

Sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ CBNV Chi nhánh trong thực thi nhiệm vụ và thực hiện các chỉ đạo của Ban lãnh đạo.

Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng về lãi suất rất phức tạp, các TCTD khác có các biện pháp cạnh tranh lãi suất, những chính sách lách luật, cạnh tranh lôi kéo khách hàng trên địa bàn, khách hàng.

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân

2.4.1 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được tiến hành qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, được thực hiện theo quy trình sau:

Hình 2.12: Sơ đồ thiết kế quy trình nghiên cứu

2.4.2 Nghiên cứu định tính

Bước đầu tiên nghiên cứu định tính là điều chỉnh thang đo. Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp bằng hình thức thảo luận tay đơi theo một nội dung được chuẩn bị trước dựa theo các thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều chỉnh và bổ sung các biến.

Có 20 cá nhân đại diện cho bộ phận huy động vốn tại Vietinbank và khách hàng cá nhân tham gia phỏng vấn dưới hình thức thảo luận trực tiếp dựa trên dàn bài được thiết kế sẵn.

Thành phần như sau:

Mục tiêu nghiên cứu

Tra cứu lý thuyết Thang đo

nháp Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lƣợng Thang đo chính thức Xử lý, phân tích dữ liệu Phần mềm SPSS Cronbach’s Alpha (kiểm định độ tin cậy)

Phân tích EFA (kiểm định giá trị thang đo)

Mơ hình hồi quy, ANOVA.

- Thành phần Vietinbank: phỏng vấn trực tiếp Trưởng, 2 phó phịng khách hàng, trưởng phịng giao dịch, 3 nhân viên phòng khách hàng và 3 nhân viên trong phịng kế tốn.

- Thành phần khách hàng: phỏng vấn trực tiếp 10 khách hàng tại trụ sở Vietinbank.

Hiệu chỉnh bảng câu hỏi, thiết lập các thang đo, bảng câu hỏi chính thức. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Với lựa chọn số 1 nghĩa là “hồn tồn khơng đồng ý” với câu phát biểu cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là “hoàn toàn đồng ý” với câu phát biểu.

2.4.3 Nghiên cứu định lƣợng 2.4.3.1 Thiết kế mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể mẫu là khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiền tại Vietinbank.

Khung chọn mẫu: là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát. Khung chọn mẫu của đề tài này giới hạn ở khách hàng cá nhân gửi tiền tại Vietinbank.

Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu xác xuất. Kích cỡ mẫu

Theo Hair et al (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát

Bên cạnh đó, để tiến hàng phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick and Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

n > = 8m + 50

Trong đó:

n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mơ hình

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 210.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)