3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.2.4 Hồi quy tuyến tính
Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả. Ngoài chức năng là một công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội cũng được sử dụng như một công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu. Như vậy, hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Để kiểm định bốn giả thuyết H1, H2, H3, H4 một mơ hình hồi quy bội đã được phát triển như sau:
QĐLC= β0 +β1CP +β2CL+β3TQ +β4 TH + ε Trong đó:
QĐLC: Biến phụ thuộc thể hiện quyết định lựa chọn của khách hàng
CP: chi phí sử dụng, CL: Chất lượng dịch vụ,TQ: thói quen lựa chọn, TH: thương hiệu ngân hàng.
β0, β1, β2, β3, β4: các hệ số hồi qui từng phần. ε: phần dư .
Mơ hình với bốn biến độc lập: chất lượng dịch vụ, thói quen lựa chọn ngân hàng giao dịch, chi phí sử dụng thẻ, thương hiệu ngân hàng và một biến phụ thuộc
là quyết định lựa chọn của khách hàng. Mơ hình có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,001. Kết quả phân tích hồi quy qua bảng 3.4 cho thấy giá trị F=78,743 và mức ý nghĩa thống kê của nó Sig=0,000 khẳng định mơ hình hồi quy xây dựng được là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được. Hệ số xác định điều chỉnh R 2 cho thấy độ tương thích của mơ hình là 51,4% hay nói cách khác khoảng 51% sự biến thiên của biến quyết định lựa chọn (QĐLC) được giải thích bởi bốn biến độc lập trên. Hệ số Beta chuẩn hóa từ 0,103 đến 0,458 với p<0,05. Nên cả bốn thành phần này đều là chỉ số dự báo tốt cho thang đo quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ. Như vậy mơ hình hồi quy bội thể hiện quyết định lựa chọn dựa trên kết quả khảo sát của nghiên cứu này là:
QĐLC =0,103 CP+ 0,458 CL+ 0.421TQ + 0.32 TH
Phương trình hồi quy bội chỉ ra rằng thành phần chất lượng dịch vụ và thói quen sử dụng có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ ATM, kế tiếp là thương hiệu và chi phí sử dụng thẻ. Qua đó phản ánh được xu hướng chung của người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Khi ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thì khách hàng sẵn sàng bỏ ra chi phí để tiếp tục sử dụng dịch vụ do ngân hàng cung cấp miễn là cảm thấy hài lòng (phụ lục 7).
Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình cho thấy các thang đo đều có hệ số VIF=1 nên khơng có hiên tượng đa cộng tuyến trong mơ hình, hay các biến độc lập khơng có tương quan với nhau, mơ hình được giải thích tốt .