2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2.1. Tác động tích cực
Một là, TTCK giúp các DN có thêm một kênh huy động vốn bên cạnh kênh huy động truyền thống là các tổ chức tín dụng. Bất cứ giai đoạn phát triển nào của quốc gia cũng đều cần đến những nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển và nơi cung cấp nguồn vốn dài hạn đó tốt nhất là TTCK. Khi TTCK có nhiều thuận lợi DN có thể tiếp cận kênh huy động vốn này với chi phí sử dụng vốn thấp hơn kênh truyền thống.
Hai là,NĐT sửdụng TTCK như một kênh đầu tư đểnhận được cổ tức hoặc
đầu tư sinh lợi thông qua mua bán CK, góp phần gia tăng thu nhập cho NĐT, gia tăng của cải cho xã hội.
7
http://hnx.vn/lichsuphattrien.asp?actType=1&menuup=201000&TypeGrp=1&menuid=201110&m enulink=200000&menupage=Quydinh_CocheGD01.asp&stocktype=2
Ba là, thông qua chức năng đánh giá hiệu quảhoạt động của DN, TTCK giúp xã hội tạo cơ hội thuận lợi cho các DN hoạt động hiệu quả mở rộng và phát triển đồng thời giúp đào thải các DN làm ăn không hiệu quả, giúp nền kinh tếphát triển bền vững.
Bốn là, TTCK giúp tạo ra các công cụ mới cho thị trường. Cụthể, từkhi có TTCK Việt Nam, rõ ràng đã có thêm rất nhiều cơng cụmới trên TTTC, nhất là các
cơng cụ tài chính dựa vào CK. Các hình thức CK hố các khoản vay mua nhà; các
khoản vay có thế chấp bằng CK... đã phát triển khá mạnh trong vài ba năm nay; những hình thức như mua khống, bán khống,.. trướcđây là rất lạthì nayđã trở nên quen thuộcđối vớiNĐT trên TTTC Việt Nam (cho dù khuôn khổpháp lý chưa thực sự đầyđủcho các giao dịch này).
Năm là,TTCKđã góp phần phát triển TTTC Việt Nam theo cảchiều rộng và
chiều sâu. Sự phát triển của TTCK đãđóng góp vào sự phát triển của TTTC Việt
Nam với hệ thống các loại hìnhđịnh chế như NHTM (bao gồm NHTM Nhà nước,
NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngồi, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng đầu tư phát triển...), công ty tài chính, cơng ty đầu tư tài chính, CTCK, cơng ty quản lý quỹ... Số lượng hàng hóa trên thị trường khơng ngừng tăng lên, sốlượng tài khoản cũng tăng mạnh. Hệthống các tổchức trung gian trên TTCK đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK từng bước được hồn thiện, Luật CK có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào TTTC quốc tế. Tính cơng khai, minh bạch của các tổchức niêm yết được tăng cường.
Sáu là, TTCK cònđược gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển tốt, công chúng đầu tư tin tưởng vào các DN khu vực sản xuất, tin vào môi trường kinh doanh tốt... thì các dịng vốn sẽchảy vào nền kinh tế đó, do đó, giá CK sẽcao, chỉ sốCK sẽ tăng mạnh; và ngược lại, TTCK sẽgiảm sút. Các diễn biến
đó đã làm cho TTCK được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế và là chỉ báo quan
trọng cho các NĐT và cho các nhà điềuhành chính sách có các điều chỉnh phù hợp. Đối với TTCK Việt Nam hiện nay, rõ ràng, khi giá CK giảm liên tục, đang phản ánh
tình hình kinh tế có biểu hiện mất cân đối: ít nhất là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại nhiều... hoạt động ngân sách và khu vực DNNN yếu kém thất thoát nhiều.
Cuối cùng là, TTCK là một cơng cụquan trọng giúp chính phủthực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thơng qua TTCK, chính phủ có thể mua hoặc bán trái phiếu chính phủ đểtạo ra nguồn thu bù đắp thiếu hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngồi ra, chính phủcũng có thểsửdụng một sốchính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sựphát triển cân đối của nền kinh tế.