1.1.3 .3Chi phí khánh tận tài chính
1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn
1.2.1 Hiệu quả hoạt động
Theo lý thuyết đánh đổi thì những cơng ty hoạt động có lãi sẽ vay nhiều nợ vì họ tận dụng được tấm chắn thuế và rủi ro phá sản thấp. Kết quả hoạt động tốt trong quá khứ sẽ là biểu hiện của kết quả tốt trong tương lai, nên doanh nghiệp hoạt động có lãi sẽ vay nhiều vì khả năng trả nợ cao. Mặt khác, theo lý thuyết trật tự phân hạng, Myers (1984), Myers và Majluf (1984) cho rằng hiệu quả hoạt động và nợ có mối quan hệ nghịch chiều vì những doanh nghiệp thành cơng sẽ khơng cần phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngồi, họ có thể tài trợ cho hoạt động của mình từ nguồn lợi nhuận đã thu được trong quá khứ.
Chen (2003) cũng ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng và cho rằng những công ty có lợi nhuận cao có xu hướng sử dụng nguồn vốn nội tại trong khi các công ty lợi nhuận thấp sử dụng nhiều nợ hơn vì vốn nội tại của họ khơng đủ. Theo Ozkan (2001) thì hiệu quả hoạt động hiện tại của các công ty ở Mỹ tác động nghịch chiều với quyết định vay nợ của họ, trong khi hiệu quả hoạt động quá khứ thì có tác động thuận chiều với tỷ suất nợ.
1.2.2 Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình có thể được xem như một sự đảm bảo cho các khoản vay của doanh nghiệp. Vì vậy, tầm quan trọng của những tài sản này trong tổng tài sản sẽ tác động tới các mức vay nợ khác nhau. Hơn nữa, tài sản cố định hữu hình có thể tác động đến quyết định vay nợ của doanh nghiệp vì chúng ít có tình trạng thơng tin bất cân xứng và có giá trị hơn tài sản cố định vơ hình trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Bên cạnh đó, những rủi ro về đạo đức sẽ giảm khi doanh nghiệp đem tài sản cố định hữu hình đi thế chấp, vì điều này tạo dấu hiệu tích cực với người cho vay, là những người có thể bán những tài sản này trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ. Vì
vậy, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên bảng cân đối kế tốn càng lớn (tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản) thì những người cho vay sẽ sẵn sàng cung cấp khoản vay, và địn bẩy tài chính sẽ cao hơn. Những doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao thường thuộc về những ngành ít rủi ro, khi đó họ có thể tạo địn bẩy tài chính cao hơn và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của Chen (2003) cho thấy quan hệ thuận chiều giữa đòn bẩy tài chính, đặc biệt là nợ dài hạn, với tài sản cố định hữu hình, doanh nghiệp có tài sản đa dạng càng cao và tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản lớn có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn nợ ngắn hạn.
1.2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Sự tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên cấu trúc tài chính là chủ đề chính và đầu tiên trong nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958). Hầu hết những người nghiên cứu ngày nay đều cho rằng thuế đóng vai trị quan trọng trong việc tác động tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tỷ lệ thuế cao sẽ sử dụng nhiều nợ để có được tấm chắn thuế. Tuy nhiên, Mackie-Mason (1990) lại đưa ra nguyên nhân vì sao các nghiên cứu thất bại trong việc tìm ra những tác động có ý nghĩa của thuế lên những hành vi tài chính, mà nó được đề cập trong lý luận của Modigliani và Miller, vì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là sự tích lũy qua từng năm của những quyết định khác nhau và hầu hết tấm chắn thuế tác động không đáng kể lên tỷ lệ thuế của hầu hết các doanh nghiệp. Mackie-Mason nghiên cứu định lượng những quyết định tài chính bằng những phân tích riêng biệt. Ơng đặc biệt quan tâm đến sự tác động của thuế trong điều kiện khơng có tình trạng thông tin bất cân xứng, kết quả là nhu cầu tài trợ bằng nợ biến động thuận chiều với tỷ lệ thuế, điều này phù hợp với lý luận của MM.
Qui mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố thường được sử dụng để giải thích mức độ nợ của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đánh đổi thì những doanh nghiệp lớn có khả năng vay nợ nhiều hơn. Vì vậy, những cơng ty lớn có dịng tiền ổn định hơn hoặc ít biến động có thể tận dụng việc phát hành chứng khoán để giảm bớt chi phí. Wiwattanakantang (1999) cho rằng những công ty lớn có lợi thế hơn những công ty nhỏ trong thị trường nợ và có thể vay với điều kiện tốt hơn. Cơng ty càng lớn thì thơng tin về công ty được công bố ra bên ngoài càng nhiều so với công ty nhỏ, do đó làm giảm tình trạng thơng tin bất cân xứng, vì vậy các cơng ty này dễ dàng có được nguồn hỗ trợ tài chính từ các nhà cho vay. Do bất cân xứng thông tin nên các cơng ty nhỏ phải mất nhiều chi phí để có được nguồn vốn từ bên ngồi .
Tuy nhiên cũng có các kết quả đối lập về mối quan hệ giữa qui mô công ty và địn bẩy tài chính. Marsh (1982) cho rằng những công ty nhỏ do có những hạn chế nhất định khi tham gia thị trường vốn nên họ có xu hướng vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Do đó, họ sẽ có gánh nặng nợ nhiều hơn các cơng ty lớn.
1.2.5 Cơ hội tăng trƣởng
Theo lý thuyết đánh đổi thì cơng ty có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai có khuynh hướng vay nợ ít hơn vì cơ hội tăng trưởng khơng thể dùng để thế chấp cho các khoản vay. Các cơng ty có cơ hội tăng trưởng càng cao càng mong muốn đầu tư vào những khoản đầu tư sinh lợi nhiều hoặc chấp nhận những dự án rủi ro cao để tận dụng tài sản từ các chủ nợ. Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng chi phí đi vay, do đó những cơng ty phát triển có khuynh hướng sử dụng nguồn lực bên trong cơng ty hơn là đi vay nợ. Vì vậy, cơ hội tăng trưởng có quan hệ nghịch chiều với địn bẩy tài chính.
1.2.6 Tính thanh khoản
Tính thanh khoản được xem là nghịch chiều với nợ vì nó làm giảm nhu cầu vay nợ. Theo Ozkan (2001), sự nghịch chiều này bắt nguồn từ những mâu thuẫn tiềm tàng
giữa cổ đông và trái chủ. Nguyên nhân là do tính thanh khoản càng cao thì cổ đơng càng có thể dễ dàng tận dụng tài sản thanh khoản của doanh nghiệp, điều này thì khơng có lợi cho trái chủ. Tuy nhiên, tính thanh khoản có thể tạo ra tác động thuận chiều vì cơng ty có tính thanh khoản cao thì có khả năng sử dụng nhiều nợ vay do cơng ty có thể trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
1.2.7 Đặc điểm riêng của sản phẩm
Các doanh nghiệp có sản phẩm độc đáo thường có địn bẩy tài chính thấp vì nếu doanh nghiệp bị phá sản, thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của doanh nghiệp có thể khơng có dẫn đến giá trị thu hồi thấp.