Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự thỏa mãn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại một số nông trường tổng công ty cao su đồng nai (Trang 28 - 29)

7. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty cao su Đồng Nai

1.3 Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự thỏa mãn:

Đối với người lao động khi tham gia vào hệ thống, được tiếp xúc với các đồng nghiệp, các hoạt động, các chính sách về nhân sự của doanh nghiệp…sẽ có những đánh giá riêng của từng người về chính đơn vị mình cơng tác. Thậm chí họ có thể đánh giá và đặt câu hỏi đối với hoạt động của các cán bộ quản lí, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trường xung quanh. Sự đánh giá này có thể tốt hoặc chưa tốt trên từng yếu tố tác động hoặc toàn bộ tổng thể nhưng đều thể hiện thái độ của người lao động đối với những thực tiễn đang diễn ra. Như vậy với từng mức độ đánh giá khác nhau thì sự thỏa mãn trong công việc cũng sẽ khác, biểu hiện qua các hành động, thái độ như tăng hoặc giảm năng suất lao động, thái độ hợp tác làm việc, thậm chí sẽ có nhiều trường hợp rời bỏ doanh nghiệp…

Vì vậy nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc cho nhân viên là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác quản lý. Hiểu và áp dụng tốt các biện pháp tăng động lực, mức độ thỏa mãn làm việc cho đội ngũ nhân viên hiện có sẽ

mang lại những hiệu quả lớn hơn và bền vững hơn việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở hạ tầng. Với cách thức quản trị nguồn nhân lực tốt, đảm bảo cho doanh nghiệp có được đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi thị trường.

Chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ giúp cho các nhà quản trị học biết cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngơn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với lao động trong ngành cao su do có những đặc thù về nghề nghiệp, cơng việc được đánh giá là nặng nhọc, thời gian làm việc kéo dài và đặc biệt phần lớn là lao động có trình độ thấp nên yếu tố về chế độ đãi ngộ sẽ giữ một vai trò hết sức quan trọng để duy trì nguồn nhân lực gắn bó và trung thành với doanh nghiệp. Điều đó khơng có nghĩa là chúng ta phủ nhận vai trị của cơng tác khác như động viên, quan tâm thỏa đáng đến tâm tư, nguyện vọng của người lao động… những động cơ giúp họ gắn bó với doanh nghiệp là gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại một số nông trường tổng công ty cao su đồng nai (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)