2.1. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đông Á
2.1.1.1. Tình hình kinh tế trong nước:
Tiếp tục những thành tựu đạt được trong năm 2012, trong 6 tháng đầu năm 2013, mơi trường kinh tế vĩ mơ đã được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 2,4%, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt mức kỷ lục, giá trị VND tiếp tục được cải thiện, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Trong khi tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm là một sự cố gắng khá ấn tượng của Chính phủ, nhất là trong điều kiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 02 chưa triển khai được nhiều.
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
- Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi mặc dù ở mức thấp và chưa
thực sự chắc chắn.
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2013 (theo giá 2010 và so cùng kì năm trước) đạt 4,9%, tương đương mức tăng của cùng kì năm trước. Tăng trưởng được duy trì chủ yếu nhờ cải thiện về tăng trưởng của khu vực xây dựng và dịch vụ, trong khi nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp suy giảm.
Bảng 2.1: Tình hình kinh tế, % tăng GDP của Việt Nam từ năm 2010 đến 30/06/2013 2010 2011 2012 2013 GDP 6,2 5,9 4,9 4,9 Nông nghiệp 3,6 4,0 2,4 1,9 Lâm nghiệp 4,7 4,4 5,0 5,2 Thủy sản 4,3 3,4 4,8 2,3 Công nghiệp 5,9 7,8 6,2 5,2 Xây dựng 10,7 -0,2 2,0 5,1 Dịch vụ 7,1 6,2 5,3 5,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Những dấu hiệu cho thấy sản xuất đang có chuyển biến tích cực bao gồm: - Chỉ số sản xuất cơng nghiệp mặc dù cịn thấp hơn cùng kì năm trước nhưng đã tăng dần từ tháng 3/2013; mức tăng chỉ số tồn kho (so cùng kì năm trước) đã giảm từ 21,5% tại thời điểm 01/01/2013 xuống còn 9,7% tại thời điểm 1/6/2013.
- Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng17,8% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sản xuất có chuyển biến tích cực. Hơn nữa, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của khu vực trong nước tăng 6,3%, cải thiện đáng kể so với mức giảm 8,2% của cùng kì năm trước.
- Xuất khẩu, tính chung 6 tháng đầu năm 2013, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, so với mức 6,6% của 6 tháng 2012,trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng 2,2%.
Tuy nhiên, sự phục hồi tăng trưởng chưa thực sự chắc chắn do cầu nội địa còn yếu và chi phí sản xuất cao.Do đó, khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013 vẫn là một thách thức lớn.
- Nguyên nhân trước hết là cầu nội địa chậm hồi phục, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt xấp xỉ 40% kế hoạch năm. Trong khi đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013, sau khi loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% của 6 tháng đầu năm 2012; cùng với đó tín dụng tiêu dùng cũng giảm sút trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ảnh hưởng không nhỏ đến tổng cầu.
- Bên cạnh sức cầu yếu thì chi phí cao cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất của các doanh nghiệp.
- Lạm phát thấp tạo dư địa cho điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản
Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,05% so với tháng trước, 6,69% so cùng kì năm trước, và 2,4% so tháng 12/2012. Mặc dù, lạm phát theo tháng dao động tương đối lớn nhưng chủ yếu do tính mùa vụ nên lạm phát so cùng kì năm trước khá ổn định từ quý 4/2012, duy trì ở mức trên dưới 7%. Nguyên nhân giúp lạm phát được duy trì ổn định là do tổng cầu yếukhi giá mặt hàng thiết bị và đồ dùng gia đình, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thơngđều có xu hướng giảm và do xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới (nhất là giá lương thực và giá dầu thơ).Nếu khơng có sự tăng giá mạnh của nhóm hàng dược phẩm, y tế và giáo thì lạm phát chung sẽ không những ổn định mà cịn có xu hướng giảm: tốc độ tăng trung bình (khơng có trọng số) của giá đối với nhóm các hàng hóa ngồi dược phẩm, y tế, giáo dục, đã giảm từ 5,9% trong tháng 1/2013 xuống còn 4,7% trong tháng 6/2013.
Trong 6 tháng cuối năm, khi giá thế giới được dự báo ổn định và cầu trong nước chậm khơi phục, nếu khơng có những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mơ cũng như giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng thấp trong 6 tháng cuối năm 2013 và lạm phát cả năm 2013 sẽ ở mức khoảng 5% (UBGSTCQG).
So với mục tiêu lạm phát điều hành của Chính phủ 6-6,5% của năm 2013, mức lạm phát dự báo khoảng5% (nếu không điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản) cho phép một dư địa nhất định để điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản. Theo
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giá điện tăng 1% sẽ có ảnh hưởng làm tăng CPI 0,07% (trong đó 0,04% tăng do ảnh hưởng trực tiếp và 0,03% do ảnh hưởng gián tiếp). Trên cơ sở đó, giá điện có thể điều chỉnh trong phạm vi 10%-15% (bao gồm cả điều chỉnh tiếp giá than bán cho điện). Ngồi ra vẫn cịn dư địa để có thể áp dụng tỷ giá linh hoạt hơn trong những tháng cuối năm.
Cân đối ngân sách nhà nước 2013 đang đối mặt với nhiều thách thức, phụ thuộc lớn vào phục hồi sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Trong 5 tháng đầu năm 2013, tổng thu cân đối NSNN chỉ tăng 1,0% so cùng kì năm trước, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch tăng 10% thu NSNN của năm 2013. Khi thu từ dầu thơ tăng khá ở mức 9,4% thì tổng thu NSNN tăng thấp do thu nội địa chỉ tăng 1,8% và thu xuất nhập khẩu giảm 7%.Thu từ dầu có thể khó giữ được tốc độ tăng như trong 5 tháng đầu năm khi giá dầu thế giớiđược dự báo có xu hướng giảm từ nay đến cuối năm.
Cân đối vốn đầu tư toàn xã hội
UBGSTCQG cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013, việc cân đối vốn đầu tư cho nền kinh tế ở mức 30% GDP là một thách thức không nhỏ. Với giả định lạm phát 2013 ở mức 6,5%, tín dụng tăng 12% và vốn đầu tư nước ngồi (FDI) tương đương 2012, ước tính tổng vốn đầu tư cịn thiếu khoảng 50-70 nghìn tỷ. Ngoài ra, giải ngân kịp tiến độ trong 2013 cũng là yêu cầu hết sức cấp thiết để đảm bảo tăng trưởng đạt mục tiêu (6 tháng đầu năm vốn đầu tư ước đạt 40% kế hoạch).
Khu vực tài chính
- Thị trường tài chính, tiền tệ chuyển biến tích cực với 3 nhân tố
(i) Thanh khoản trên thị trường tiền tệ và của hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt.
(ii) Chất lượng tài sản của các TCTD và các công ty chứng khốn chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng các hạng mục rủi ro cao và tăng tỷ trọng các hạng mục rủi ro thấp.
(iii) Quỹ dự phòng rủi ro của các TCTD được tăng cường. Chính vì vậy, năng lực cấp tín dụng của các TCTD phục vụ nền kinh tế đã được cải thiện hơn nhiều so với 2011 và 2012; tương tự năng lực tài chính của các cơng ty chứng khốn đã được tăng cường, góp phần tạo nền tảng ổn định hơn cho toàn hệ thống.