5.2 Kết quả và hàm ý chính sách của nghiên cứu
5.2.2 Hàm ý chính sách của nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các đơn vị kinh doanh và quản lý ngành dịch vụ này trước hết cần tập trung vào việc đầu tư, nâng cao đến mức có thể 3 thành phần: phương tiện hữu hình, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ. Bên cạnh đó hai thành phần cịn lại cũng rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự cạnh tranh của thị trường thì khán giả ngày càng có những địi hỏi cao hơn. Lúc đó, các yếu tố về sự cam kết, giá cả có thể sẽ tác động mạnh vào sự hài lòng của khán giả. Các giải pháp được đề xuất sau đây.
Chất lượng cảm nhận hữu hình (HUUHINH)
Thành phần chất lượng cảm nhận hữu hình được khán giả đánh giá tác động nhiều nhất đến sự hài lịng. Do đó, đây được xem là thế mạnh hiện tại của chương trình truyền hình thực tế tác động đến sự hài lòng của người xem. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố này có giá trị trung bình là 3.35, khán giả đánh giá chưa cao khi tỷ lệ khán giả đánh giá từ giá trị đồng ý = 4 trở lên chỉ đạt 18.21%. Quả thật, khi so sánh với phương diện hữu hình của định dạng Quốc tế thì ở Việt Nam được đầu tư cịn chưa đủ. Qua đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh chương trình truyền hình thực tế cịn phải lưu ý, không ngừng đầu tư và tái đầu tư về phương tiện hữu hình, yếu tố được xem là thế mạnh của truyền hình thực tế hiện nay để khán giả ngày càng hài lòng hơn và tiếp tục xem, ủng hộ chương trình.
Cụ thể như: cập nhật các kỹ thuật quay lén hiện đại đã được sử dụng trong các chương trình truyền hình thực tế trên thế giới nhằm mang đến cho người xem những khoảnh khắc chân thật nhất của các thí sinh; liên tiếp ứng dụng các công nghệ hiện đại vào chương trình ( sử dụng máy quay trên không, hiệu ứng ánh sáng laser 3D trên sân khấu trực tiếp, hệ thống màn hình Led có độ phân giải cao) nhằm xây dựng một sân khấu tác nghiệp hồnh tráng, có độ tương tác cao với những đối tượng tham gia chương trình kích thích sự hưởng ứng từ phía khán giả. Ngày nay khi cơng nghệ kỹ thuật hiện đại phát triển vượt bậc với các cải tiến mới mẻ mang tới nhiều trải nghiệm thú vị cho cả nhà sản xuất và người xem thì việc đưa những ứng dụng nổi trội đó vào các chương trình truyền hình thực tế cũng là một cách gia tăng sự thu hút của chương trình đối với khán giả. Chẳng hạn như với các thể loại chương trình vận động cũng cần áp dụng các ứng dụng phổ biến trên smartphone (ứng dụng định vị toàn cầu GPS, bản đồ giao thông, thông tin cảnh báo...) một phần tạo sự gần gũi cho khán giả về những công nghệ hiện đại, một phần giới thiệu, mang lại cho người xem những trải nghiệm thú vị của những ứng dụng công nghệ. Và khi được khán giả hưởng ứng, chương trình có thể đặt hàng cho bên thứ ba sẽ lập trình, viết những ứng dụng riêng đặc thù phù hợp đặc tính của chương trình.Khi
đó chắc chắn khán giả sẽ càng hào hứng khi xem chương trình vì tính đặc trưng, sự nổi bật riêng của nó.
Chất lượng cảm nhận vơ hình (VOHINH)
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố này có giá trị trung bình là 3.37. Tỷ lệ khán giả đánh giá từ giá trị đồng ý = 4 trở lên chỉ mới đạt 23.92%. Hiểu rõ mục đích người xem thì mới có được những định hướng nhất định trong việc hình thành ý tưởng, xây dựng và khai thác chương trình. Để có thể hiểu rõ mục đích xem truyền hình thực tế của người dân Tp. HCM địi hỏi phải có những nghiên cứu về sở thích nhằm tìm ra những thay đổi và xu hướng chung cho từng đối tượng mục tiêu.
Dễ nhận thấy mục đích xem truyền hình thực tế để giải trí, thư giãn sau khoảng thời gian làm việc mệt nhọc. Tuy nhiên, khán giả không chỉ dừng lại với mục đích giải trí mà họ cịn địi hỏi nhiều hơn thế nữa, họ khơng thụ động ngồi xem các thí sinh chơi, thi thố mà họ cịn muốn có sự tương tác với chương trình, thu thập thêm thơng tin, kiến thức khi xem chương trình. Do vậy, trong quá trình tìm kiếm các chương trình truyền hình thực tế mới, các nhà sản xuất nên cân nhắc, điều chỉnh để tạo ra những chương trình có nhiều sự tương tác hơn nữa giữa chương trình với người chơi, giữa chương trình với khán giả, và cả giữa người chơi với khán giả.
Bên cạnh đó, việc nắm bắt được khán giả thích xem những thể loại chương trình thực tế nào, hay xu hướng thay đổi ra sao sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hút lượng khán giả quan tâm đến chương trình cũng như gia tăng doanh thu thu được từ số lượng quảng cáo trong chương trình. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất chương trình trong việc gạn lọc các thể loại chương trình phù hợp hoặc trong cùng một thể loại lại tìm thấy những cách thức khai thác khác nhau cho các chương trình truyền hình thực tế.
Do vậy, việc mà các chương trình truyền hình thực tế nên thực hiện nữa là tiến hành khảo sát, lấy ý kiến để nắm bắt thị hiếu khán giả. Nhà sản xuất nên tổ chức các buổi gặp và giao lưu giữa người chơi với khán giả nhằm tạo ra sự tương tác trực tiếp, từ đó phát hiện được số đông mong muốn, yêu cầu của người xem, điều mà chương trình Người mẫu Việt Nam (Vietnam Next Top Model) đã làm và
phần nào đem lại hiệu quả thiết thực cho chương trình. Các chương trình truyền hình thực tế cần tăng cường tìm hiểu, nắm bắt xu hướng của giới trẻ Việt Nam, một đối tượng khán giả tiềm năng của truyền hình thức tế. Trong điều kiện ngày nay, khi mà mọi thông tin đều dễ dàng cập nhật và chia sẻ, mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google+ … là một công cụ quan trọng giúp nhà sản xuất phát hiện ra xu hướng của giới trẻ. Mặc dù bước đầu truyền hình thực tế đã nở rộ tại Việt Nam nhưng nội dung các chương trình thì cịn q đơn giản, thiếu các chương trình địi hỏi sáng tạo đầy tính đột phá như các chương trình nước ngồi đang có : The Apartment, Face-off.. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn lạc hậu so với nhiều quốc gia phát triển khác nhưng tốc độ cập nhật, tiếp cận cái mới cũng như dung hợp các yếu tố mới đó lại với nhau của giới trẻ Việt Nam hiện nay đang đạt tới mức tương đối cao nên địi hỏi nền cơng nghiệp giải trí Việt Nam cũng cần đầu tư đúng mức đáp ứng nhu cầu của khán giả nói chung, khán giả trẻ nói riêng.
Bên cạnh đó, các giám khảo cũng là các đối tượng giữ vai trò quan trọng trong các chương trình thực tế. Vì vậy để xứng đáng với vị trí quyền lực của những chiếc ghế nóng này, các giám khảo được ban tổ chức tin tưởng lựa chọn phải thật sự am hiểu về lĩnh vực đó, cơng tâm và chuyên nghiệp. Họ không chỉ đưa ra những quyết định sáng suốt thuyết phục được thí sinh mà cịn phải thuyết phục được khán giả. Do vậy, khâu tuyển chọn giám khảo cho các chương trình cũng nên được chú ý.
Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là hình ảnh người dẫn chương trình. Người dẫn chương trình phải có những tố chất nhất định phù hợp với vai trị là cầu nối giữa thí sinh, giám khảo và khán giả, có thể chủ động kiến tạo ra những cao trào của chương trình cũng như đủ bản lĩnh giữ nhịp mạch lạc, lơi cuốn của chương trình. Đa số khán giả cảm thấy bị cuốn hút khi chương trình được dẫn bởi một “host” nói chuyện có dun, dí dỏm và có óc khơi hài. Các chương trình cũng địi hỏi người dẫn chương trình có kiến thức rộng để tạo ra sự logic và hào hứng khi có cuộc đối thoại giữa người chơi,giám khảo và người dẫn chương trình.
Hình ảnh thương hiệu (HINHANH)
Yếu tố hình ảnh thương hiệu có giá trị trung bình là 3.48. Tỷ lệ khán giả đánh giá từ giá trị đồng ý = 4 trở lên đạt 28.57%. Khi nói đến truyền hình thực tế Việt Nam hẳn tên những công ty như: Đông Tây Promotion, Cát Tiên Sa, BHD, Multimedia khơng cịn xa lạ với đơng đảo người xem, họ là những cơng ty lớn, có thương hiệu trong làng giải trí Việt Nam, mỗi chương trình truyền hình thực tế mang nét riêng theo tính chất của nó và chủ kiến của công ty. Rõ ràng trong thời gian qua chính những cơng ty này đã đầu tư nguồn lực và cùng các đài truyền hình VTV, HTV mang đến cho khán giả nhiều chương trình truyền hình thực tế mới mẽ, thú vị.
Theo dõi xuyên suốt các chương trình truyền hình thực tế, khán giả quan tâm nhiều nhất vẫn là nội dung chương trình vì vậy phải đảm bảo chương trình luôn được biên tập kỹ lưỡng, tạo cảm hứng và gây bất ngờ cho người xem, tránh lặp lại các tình huống cũ gây sự nhàm chán.
Khi quyết định đầu tư mua một chương trình mới về Việt Nam các đơn vị kinh doanh phải hết sức cân nhắc vị thế của các chương trình truyền hình thực tế đang rất sôi động ở nước ngồi này thì liệu khi về Việt Nam có giữ được chất lượng hay khơng, hay chỉ ăn theo danh tiếng có sẵn của chương trình đó. Và với chi phí khơng nhỏ bỏ ra đầu tư nhưng chương trình, việc khơng trụ lại được trong làng giải trí, trong thị hiếu khán giả Việt Nam rõ ràng là sự lãng phí nguồn lực rất lớn.
Đội ngũ biên tập đòi hỏi cần những nhân sự thực sự hiểu biết về định dạng của chương trình và thực sự đam mê chương trình đó để họ có thể cảm nhận đầy đủ về chương trình, họ hình dung được, nắm bắt được tâm lý cũng như mong muốn của người xem. Đội ngũ biên tập cần đa dạng để có thể mang tới sự phong phú về nội dung chương trình,các nội dung bất ngờ kịch tính ln là yếu tố kích thích và tạo sự thu hút đối với khán giả.
Khi nói về năng lực sẽ đề cập về nguồn lực của chương trình. Và một yếu tố quan trọng về lượng của nguồn lực đó chính là giá trị giải thưởng của chương trình dành cho người chiến thắng. Việc trao giải minh bạch chắc chắn sẽ nhận được sự
ủng hộ, quan tâm của đơng đảo khán giả chương trình góp phần vào xây dựng uy tín, thương hiệu của chương trình.
Sự cam kết (CAMKET)
Chương trình truyền hình thực tế cũng như bất kỳ chương trình nào, để chiếm được cảm tình của khán giả, để khán giả luôn đồng hành và ủng hộ thì chương trình đó phải tạo được sự tin cậy với người xem. Trong nghiên cứu này, yếu tố sự cam kết khơng có ý nghĩa khi chạy hồi quy, khơng có sự tương quan với sự hài lịng của khán giả khi xét trong tổng thể mơ hình nghiên cứu. Truyền hình thực tế là món ăn tinh thần mới được mang đến cho đông đảo khán giả Việt Nam nói chung, cho khán giả Tp.HCM nói riêng. Khán giả đón xem chương trình với tâm lý hăm hở, nơn nao. Sự hài lịng của khán giả chính là tính mới của chương trình, sự đầu tư hiện đại chưa có từ trước tới nay. Cịn khi xét về khía cạnh sự tin cậy thì thật sự chưa làm nên sự hài lòng của người xem. Các chương trình chưa diễn ra qua nhiều mùa nhưng khán giả cảm nhận đã có nhiều scandal xảy ra như dàn xếp kết quả, sự cố tin nhắn bình chọn, sự xích mích giữa thí sinh và giám khảo... khán giả cảm thấy các chương trình có sự nhập nhằng, khơng rõ ràng, thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy. Kế đến, thời lượng quảng cáo quá nhiều, việc quảng cáo trá hình thơng qua các clips vơ nghĩa hay trong các thiết kế trang phục của các thí sinh, hay các phát ngơn quảng cáo ln gây khó chịu cho người xem. Các nhà sản xuất chương trình cần lưu ý, để tạo lòng tin trong khán giả họ cần hoạch định lại cách mà chương trình truyền hình thực tế diễn ra, tất cả phải mang tính thực tế, tơn trọng khán giả. Dù rằng để mua bản quyền một chương trình truyền hình thực tế đang ăn khách trên thế giới về sản xuất tại Việt Nam là không dễ dàng, đòi hỏi phải đảm bảo nguồn lực và phải thuyết phục được đối tác. Tuy nhiên, khi đã đầu tư và mua về Việt Nam thành công, các công ty chủ quản cũng phải đảm bảo với khán giả là định dạng đúng với định dạng Quốc tế. Do hiện nay truyền thông phát triển, công nghệ thông tin bùng nổ mọi người có thể dễ dàng truy cập, theo dõi các chương trình truyền hình thực tế phiên bản nước ngồi và so sánh với những gì Việt Nam đang có.Nếu việc đầu tư chưa tới hoặc chưa đúng định dạng Quốc tế làm chất lượng
chương trình tại Việt Nam kém đi nhiều sẽ làm khán giả không tin tưởng vào chương trình Việt Nam sản xuất nữa.
Bên cạnh đó để khán giả có niềm tin, có ấn tượng tốt về chương trình địi hỏi chương trình cũng nên có những quy định rõ ràng về luật chơi, về các trường hợp bất khả kháng nhằm lường trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong chương trình và để tránh gây sốc cho người xem. Vì là truyền hình thực tế với tính thực tế ln được đề cao nên việc tăng thời lượng cho các tình tiết thể hiện sự quyết tâm cao của thí sinh là cần thiết. Qua đó người xem sẽ bị cuốn vào hoạt động của thí sinh,hịa nhập cùng với thí sinh thúc đẩy sự gắn kết giữa khán giả và người chơi, đây cũng là cách chương trình tạo được thiện cảm, niềm tin nơi khán giả. Một yếu tố quan trọng khác nữa là quy trình thống kê, công bố số lượt bầu chọn khi khán giả thực hiện tương tác với chương trình cần phải được cập nhật liên tục, cơng khai trên website chính của chương trình, đây cũng là cách thu hút được người xem.
Yếu tố giá cả (GIACA)
Chương trình truyền hình thực tế nếu tạo được sự đồng cảm từ phía khán giả sẽ tạo ra sức tương tác lớn, gắn kết các bên với nhau chặt chẽ và hình thành hiệu ứng ủng hộ lan tỏa, tạo nên sự phát triển không chỉ của truyền hình thực tế mà cịn kéo theo sự phát triển dây chuyền của các lĩnh vực khác thơng qua quảng cáo, tương tác nhắn tin bình chọn. Do đó, tạo ra một khung giờ cho truyền hình thực tế sẽ tạo ra một ấn tượng với khán giả, nghĩa là đến giờ đó, khán giả sẽ được xem những chương trình như vậy. Xem chương trình là cách khán giả tận hưởng một trải nghiệm đầy bất ngờ với nhiều buồn vui khơng báo trước trong đó người xem sẽ tự tìm ra được những điều thú vị trong cuộc sống. Khi khán giả gửi tin bình chọn, thực hiện tương tác với chương trình, tất cả phải được chương trình ghi nhận đúng, đủ và chính xác thơng qua một đối tác kiểm tốn có uy tín trên tồn thế giới. Địi hỏi chương trình phải có những quy ước, quy định chặt chẽ với các nhà mạng thông tin, tạo thuận lợi cho khán giả tham gia bình chọn, mở rộng phương tiện tham gia bình chọn khơng chỉ qua điện thoại mà cịn qua internet qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zalo, Line, Zing... công khai các thơng tin bình chọn trong
chương trình như các cuộc thi bình chọn hoa hậu Thế giới đã thực hiện nhằm thể hiện sự trân trọng tiếp nhận tâm tư tình cảm của khán giả thơng qua việc tương tác của khán giả với chương trình. Khi tất cả được tiếp nhận và minh bạch thì chắc chắn khán giả sẽ tìm thấy sự đồng cảm từ chương trình, từ những người xem khác thơng qua chương trình.
Xét về tính chất riêng của từng chương trình cũng sẽ tạo ra sự đồng cảm bằng các cách khác nhau: đối với loại chương trình thiên về kỹ năng chuyên môn như ca hát, thiết kế, nấu ăn... nên tạo các tình huống cơng bằng giữa thí sinh đã