Các chỉ tiêu tài chính phản ánh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 42)

2.1.2 .Hiện trạng ngành dầu khí Việt Nam

2.3.2. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí trong

trong mẫu nghiên cứu

2.3.2.1. Hệ số Nợ phải trả / Tổng tài sản và Chi phí sử dụng nợ 2.3.1.1.1. Hệ số Nợ phải trả / Tổng tài sản 2.3.1.1.1. Hệ số Nợ phải trả / Tổng tài sản

Qua nghiên cứu thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí, tác giả phát hiện ra rằng, các doanh nghiệp dầu khí hầu như đang sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ tức là có hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản quá cao, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực : thăm dò khai thác và dịch vụ khoan như : PVS, PVD. Tỷ số này cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của các doanh nghiệp.

Mặc dù, đặc thù của các doanh nghiệp ngành dầu khí là ngành có tỷ trọng Tài sản cố định / Tổng tài sản cao, do tính chất của lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thăm dò, khai thác các mỏ dầu cũng như vận tải dầu khai thác được. Song với việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn như hiện nay sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp dầu khí khi sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn vay, đặc biệt các khoản vay có nguồn gốc ngoại tệ.

Bảng 2.5. Hệ số Nợ phải trả/ Tổng tài sản

ĐVT : %

CHỈ TIÊU

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DPM 24 10 12 16 PVS 75 71 71 76 PET 54 64 72 74 PVT 57 73 66 60 PVC 36 40 42 50 PVX 78 56 64 61

PVD 45 70 65 62

PVE 71 73 57 72

Nguồn : Kết quả tính tốn của tác giả dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm tốn qua các năm của doanh nghiệp

Căn cứ vào số liệu mà các doanh nghiệp cung cấp qua các năm từ 2007 đến năm 2010, cho thấy rằng việc sử dụng nợ chẳng những khơng có chiều hướng giảm ở những doanh nghiệp này, mà hệ số Nợ phải trả / Tổng tài sản lại đang có xu hướng ngày càng tăng ở một số doanh nghiệp: như PVC vào năm 2007 hệ số này là 36% thì đến năm 2010 là 50% ( tăng 38,9%); PVD năm 2007 là 45% thì đến năm 2010 là 62% ( tăng 37,8%), riêng năm 2008 là 70% ( tăng 55,6% so với năm 2007).

ĐVT :%

CHỈ TIÊU

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DPM Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 24 9 9 12 Nợ dài hạn / Tổng tài sản - 1 3 4 PVS Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 58 45 42 47 Nợ dài hạn / Tổng tài sản 17 26 29 29 PET Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 54 63 71 73 Nợ dài hạn / Tổng tài sản - 1 1 1 PVT Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 26 41 24 19 Nợ dài hạn / Tổng tài sản 31 32 42 41 PVC Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 36 40 42 49 Nợ dài hạn / Tổng tài sản

Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 78 55 57 54 Nợ dài hạn / Tổng tài sản - 1 7 7 PVD Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 15 45 20 26 Nợ dài hạn / Tổng tài sản 30 25 45 36 PVE Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản 68 70 55 71 Nợ dài hạn / Tổng tài sản 3 3 2 1

Nguồn : Kết quả tính tốn của tác giả dựa trên Báo cáo tài chính đã kiểm tốn qua các năm của các doanh nghiệp nghiên cứu

hạn / Tổng tài sản và Nợ dài hạn / Tổng tài sản , tác giả phát hiện ra rằng trong tổng số 8 doanh nghiệp nghiên cứu có đến 5 doanh nghiệp ( chiếm 62,5%) khơng dùng nợ dài hạn. Điều này có thể cho thấy : cấu trúc vốn hiện tại mà các doanh nghiệp dầu khí đang có chưa thực sự là cấu trúc vốn theo đúng nghĩa , nói cách khác là chưa có cấu trúc vốn tối ưu vì cấu trúc vốn chủ yếu xem xét đến vốn dài hạn.

Việc khơng sử dụng nợ dài hạn hay có sử dụng nợ dài hạn như với tỷ lệ Nợ dài hạn/ Tổng tài sản quá thấp như hiện nay cho thấy mức độ mạo hiểm của tài sản doanh nghiệp , cũng như tiềm ẩn những rủi ro trong dòng tiền của các doanh nghiệp. Cá biệt như PVD là một doanh nghiệp gần như độc quyền trong lĩnh vực khoan và dịch vụ khoan ( PVD chuyên cung cấp các dàn khoan và các dịch vụ kỹ thuật khoan phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí trong và ngoài nước. Hiện tại, PVD đang vận hành 7 giàn khoan trong đó có 3 giàn khoan biển tự nâng đa năng, 1 giàn khoan đất liền thuộc sở hữu của công ty và 3 giàn thuê ), một lĩnh vực địi hỏi cơng nghệ cao cũng như vốn đầu tư vào tài sản cố định nhiều như vậy song tốc độ tăng của nợ dài hạn để tài trợ lại chưa tương xứng, như năm 2007 hệ số Nợ dài hạn / Tổng tài sản là 30% thì đến năm 2010 là 36% ( mức tăng 20%) trong khi đó cũng với khoảng thời gian này thì mức tăng của Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản ở doanh nghiệp này là 73,3% ( năm 2007 hệ số Nợ phải trả / Tổng tài sản là 15% và đến năm 2010 là 26%). Qua đây, có thể thấy rằng các doanh nghiệp dầu khí đang dùng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Điều này về lý thuyết, sẽ tiềm ẩn rủi ro dòng tiền cho các doanh nghiệp trong q trình hoạt động.

2.3.1.1.2. Chi phí sử dụng nợ

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp này chưa nhận thức đúng đắn về chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng nợ. Chi phí nợ của các doanh nghiệp dầu khí hiện nay chủ yếu là lãi vay vì rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn.

đến từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại ( kể cả vay bằng VNĐ hay vay bằng ngoại tệ ), đặc biệt là vay dài hạn ngân hàng được các doanh nghiệp thế chấp bằng quyền sử dụng đất và máy móc, thiết bị để đảm bảo cho những khoản vay này. Do đó, chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí lãi vay và được đưa vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại chưa tính đến các chi phí khác ngồi lãi vay nhưng nằm trong chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp, như : chi phí giao dịch, chi phí thơng tin liên lạc, chi phí kiểm tốn, chi phí lập dự án khả thi…là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể tiếp cận được với vốn vay ngân hàng.

Bảng 2.7. Tỷ trọng chi phí lãi vay trong tổng chi phí tài chính

ĐVT :%

CHỈ TIÊU

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DPM 99 78 10 10 PVS 82 48 31 29 PET 87 77 77 62 PVT 96 80 57 35 PVC 8 40 45 59 PVX 77 92 77 71 PVD 90 34 22 65 PVE 0 55 0 75

Nguồn : Kết quả tính tốn của tác giả dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của doanh nghiệp

ngoại tệ. Trong tình hình thị trường tiền tệ không ổn định như hiện nay buộc các doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ liên tục phải trích lập dự phịng chênh lệch tỷ giá cho các khoản nợ này, góp phần làm giảm lợi nhuận trong năm của các doanh nghiệp dầu khí. Điển hình như ở các doanh nghiệp dầu khí hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, dịch vụ khoan và vận tải dầu (PVD, PVS, PVT ) thì chủ yếu là các khoản vay bằng ngoại tệ để thực hiện thanh toán cũng như đầu tư vào tài sản cố định là các giàn khoan và đội tàu vận tải dầu thì gánh nặng chi phí lãi vay trong tình hình thị trường tiền tệ biến động mạnh như hiện nay đã thực sự gây áp lực lên cấu trúc vốn của những doanh nghiệp này. Chỉ tính riêng cho PVD, hiện nay vay nợ của PVD khoỏang 250 triệu USD, lãi suất bình quân khoảng 5,5%, khoản tiền trả lãi hàng năm khoảng 15 triệu USD, chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ trong chi phí tài chính của PVD . Việc vay nợ của PVD chủ yếu là để đầu tư mới các giàn khoan, về mặt chi phí thì đầu tư mới với quy mô lớn và vay nợ nhiều đã tạo ra gánh nặng về một khoản chi phí thường xuyên , cho dù PVD có cho th giàn khoan được hay khơng , bao gồm : khấu hao, lãi suất tiền vay, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chi phí quản lý . Hơn nữa , khi khoản vay của PVD chủ yếu là vay ngoại tệ bằng USD nên rủi ro từ khoản vay này khá lớn , PVD liên tục phải trích lập dự phịng chênh lệch tỷ giá khi thị trường ngoại tệ hiện nay không ổn định. Trong năm 2009 do tỷ giá tăng mạnh nên cuối năm PVD phải trích lập dự phịng cho các khoản nợ tương đương 150 tỷ đồng , điều này góp phần làm giảm lợi nhuận trong năm của doanh nghiệp này.

2.3.2.2. Hệ số Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu (D/E)

Hệ số này cho thấy mối tương quan giữa các nguồn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp là : Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu . Hệ số này càng thấp hoặc nằm trong giới hạn an tồn thì tài sản của doanh nghiệp càng giảm được mức độ rủi ro và ngược lại.

ĐVT: %

CHỈ TIÊU

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DPM 31 11 14 19 PVS 318 252 251 331 PET 117 183 299 296 PVT 132 573 295 200 PVC 58 68 73 100 PVX 360 134 206 261 PVD 106 289 192 180 PVE 250 275 132 260

Nguồn : Kết quả tính tốn của tác giả dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của doanh nghiệp

Ngoại trừ DPM có hệ số Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu thấp và có xu hướng giảm , cịn lại các doanh nghiệp khác đều có hệ số này ở mức cao, như : PVT, PVS, PET, PVX, cá biệt như PVT năm 2008 với hệ số Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu là 573%, tức là Nợ phải trả cao gấp 5,73 lần Vốn chủ sở hữu và con số này ln duy trì ở mức cao từ năm 2008 đến nay ở doanh nghiệp này.

Khi phân tích chỉ tiêu trên thành hai chỉ tiêu: Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu và Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu, tác giả nhận thấy rằng cũng chỉ có khoảng 3 doanh nghiệp ( chiếm 37,5% ) trong tổng số 8 doanh nghiệp nghiên cứu là có sử dụng nợ dài hạn như một kênh huy động vốn dài hạn thường xuyên ở doanh nghiệp.

ĐVT : %

CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DPM Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 31 10 10 15 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu - 1 4 4 PVS Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 246 161 148 273 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 72 91 103 128 PET Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 117 181 292 291 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu - 2 7 5 PVT Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 60 321 108 62 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 72 252 187 137 PVC Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 58 68 73 97 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu - - - 3

Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu - 1 23 28 PVD Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 36 188 59 76 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 70 101 133 104 PVE Nợ ngắn hạn / Vốn chủ sở hữu 237 264 127 254 Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu 13 11 5 6

Nguồn : Kết quả tính tốn của tác giả dựa trên Báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của các doanh nghiệp nghiên cứu

Bảng 2.10. Tổng vốn của doanh nghiệp qua các năm

ĐVT: tỷ đồng

CHỈ TIÊU PVD PVS PVC PVT PVX DPM PET PVE

Năm 2007 4,330 4,812 310 1,761 861 5,738 1,177 161

Năm 2008 8,633 7,982 397 5,875 3,822 5,192 1,598 181 Năm 2009 12,368 12,400 474 6,388 5,648 6,351 3,094 239 Năm 2010 15,059 17,159 1,142 7,768 12,504 7,418 4,381 370

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp thơng qua việc tính tốn hệ số Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn .

Do áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh , thể hiện bằng việc tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm ( Bảng 2.10 ).

Bảng 2.11. Hệ số Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn

ĐVT : %

CHỈ TIÊU

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DPM 76 90 88 84 PVS 25 29 29 24 PET 46 36 28 26 PVT 43 27 34 40 PVC 64 60 58 50 PVX 22 44 36 39 PVD 55 30 35 38 PVE 29 27 43 28

Nguồn : Kết quả tính tốn của tác giả dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm của doanh nghiệp

Ta thấy, các doanh nghiệp dầu khí với hệ số Nợ phải trả / Tổng tài sản tương đối cao ( ngoại trừ DPM ) như đã phân tích ở trên thì hệ số Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn hay mức độ tự chủ tài chính thấp cũng là điều dễ hiểu.

Thêm một điểm bất hợp lý trong cấu trúc vốn ở những doanh nghiệp này là mức độ tự chủ về tài chính đang có xu hướng sụt giảm qua các năm tương ứng với việc sử dụng nợ ngày càng nhiều của các doanh nghiệp ( có đến 7/8 doanh nghiệp có hệ số Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn giảm dần ). Dễ thấy rằng trên báo cáo tài

lệ, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối và các khoản mục khác. Trong đó, khoản mục lợi nhuận chưa phân phối là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong Vốn chủ sở hữu bên cạnh Vốn điều lệ. Nói như vậy để thấy rằng với hệ số Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn thấp của các doanh nghiệp dầu khí chứng tỏ các doanh nghiệp này nói riêng cũng như ngành dầu khí nói chung chưa khai thác được lợi thế từ nguồn tài trợ nội bộ có chi phí rẻ là Lợi nhuận chưa phân phối.

2.3.3. Sự cần thiết phải đổi mới cấu trúc vốn ở các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ánh cấu trúc vốn của 8 doanh nghiệp dầu khí được chọn làm mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cho ngành dầu khí Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng : đổi mới cấu trúc vốn hiện đang là vấn đề cần và cấp thiết đối với các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam hiện nay vì những lý do cơ bản sau đây :

- Các doanh nghiệp dầu khí hầu như đang sử dụng cấu trúc vốn thâm dụng nợ tức là có hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản quá cao. Với việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn như vậy sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp dầu khí khi sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn vay, đặc biệt các khoản vay có nguồn gốc ngoại tệ đặt trong tình hình thị trường tiền tệ không ổn định như hiện nay.

- Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp dầu khí vẫn chưa nhận thức đúng đắn về chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng nợ. Điều này sẽ dẫn đến việc tính tốn chi phí sử dụng nợ nói riêng từ đó tính tốn chi phí sử dụng vốn nói chung ở các doanh nghiệp dầu khí thiếu chính xác. Chi phí nợ của các doanh nghiệp này hiện chủ yếu vẫn là lãi vay vì rất ít doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn.

- Mức độ tự chủ về tài chính ( hệ số Vốn chủ sở hữu / Tổng vốn ) đang có xu hướng sụt giảm qua các năm tương ứng với việc sử dụng nợ ngày càng nhiều của các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam.

2.4.1. Kết quả đạt được

Cùng với những thành cơng của q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ở những ngành kinh tế mũi nhọn mang tính vận mệnh của quốc gia, trong đó có ngành dầu khí, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dầu khí cũng đã đạt được một số chuyển biến theo hướng tích cực, dần dần từng bước cải thiện tình hình tài chính, nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp dầu khí việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)