Bảng 3 .3 Danh mục các dự án đầu tư cơ sở vật chất đến năm 2020
1.4 Thực thi và đánh giá chiến lƣợc
1.4.1 Thực thi chiến lƣợc
Thực hiện chiến lược là bước triển khai rất quan trọng trong toàn bộ quá trình quản trị chiến lược. Nhiều doanh nghiệp thiết lập những chiến lược tốt, nhưng khi triển khai rất chậm, mất thời gian, thậm chí triển khai khơng đúng, dẫn đến không đạt hiệu quả như mong muốn.
Theo nhiều tác giả, thực thi chiến lược có nghĩa là “thay đổi”. Mọi người đều đồng ý rằng công việc chỉ được bắt đầu khi các chiến lược đã được xây dựng. Việc thực hiện chiến lược thành cơng địi hỏi có sự ủng hộ, tính kỹ thuật, động cơ thúc đẩy và nỗ lực của các nhà quản trị và nhân viên.
Để quá trình triển khai chiến lược được hiệu quả, phải thực hiện đầy đủ những công việc:
- Xác lập các mục tiêu hàng năm: từ chiến lược tổng thể cần xác định cụ thể các mục tiêu mà doanh nghiệp phải thực hiện qua từng năm.
- Phổ biến chiến lược một các rõ ràng và tường tận đến các cấp quản lý và cả nhân viên - những người trực tiếp thực hiện các công việc của chiến lược. Việc phổ biến càng chi tiết chiến lược đến các cấp thực thi sẽ giúp nâng cao hiệu quả đạt được mục tiêu chiến lược.
- Có chính sách thực thi chiến lược rõ ràng, cụ thể trong việc phân phối các nguồn lực sử dụng triển khai thực hiện chiến lược, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực cơng nghệ đến mọi cấp và kiên quyết thực thi chính sách đã xác định.
- Quản trị các mâu thuẫn và thay đổi: có kế hoạch và chủ động quản trị những thay đổi trong suốt quá trình triển khai chiến lược. Những mâu thuẫn
giữa các cấp trong quá trình thực thi kế hoạch được giải quyết kịp thời và dứt khoát.
1.4.2 Đánh giá chiến lƣợc
Việc đánh giá chiến lược được tiến hành thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình triển khai chiến lược nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, những điểm cần thay đổi để điều chỉnh thích hợp. Đánh giá chiến lược thực hiện thông qua:
- Xem xét lại, đánh giá và điều chỉnh chiến lược. - Xây dựng các nguồn thông tin đánh giá chiến lược. - Hoạch định tình huống bất ngờ.
- Sử dụng kỹ năng tin học để đánh giá chiến lược.
- Kiểm toán, đánh giá các mục tiêu mà chiến lược đã hoạch định.
- Xem xét các phản ứng của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu khả năng điều chỉnh chiến lược của các đối thủ cạnh tranh.
Bước cuối cùng trong quản trị chiến lược là đánh giá chiến lược và kiểm tra những thành quả đã đạt được của tổ chức. Cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hợp lý, các công cụ và phương pháp đánh giá hiệu quả và chính xác. Đặc biệt, trong quá trình đánh giá cần phải phân tích được những sai lệch so với chiến lược ban đầu. Và công việc đánh giá, kiểm tra chiến lược thành công khi đưa ra được những giải pháp giải quyết kịp thời các vấn đề đang tồn tại, cũng như rút ra những bài học về quản trị chiến lược ở những giai đoạn tiếp theo.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 giới thiệu tổng quan về cơ sở lý luận của chiến lược và quản trị chiến lược, cùng các vấn đề liên quan. Đây là những nền tảng cho công việc xây dựng chiến lược ở phần sau. Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược khả thi và hiệu quả, nhà quản trị còn phải nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, môi trường nội tại và môi trường bên ngồi. Vì mỗi ngành nghề kinh doanh có đặc điểm riêng nên chiến lược phát triển cũng khác biệt.
Để hoạch định chiến lược khả thi cho Báo Thể thao Việt Nam, trước tiên cần nghiên cứu về đặc điểm của tờ báo này, đặc thù các “sản phẩm” của tờ báo. Phần tiếp theo giới thiệu sơ lược về báo Thể thao Việt Nam, đặc biệt đi sâu vào phân tích các vấn đề liên quan đến tình hình kinh doanh các năm gần đây. Phần này và phần tiếp theo sẽ được kết hợp với nhau để đưa ra chiến lược cùng các giải pháp ở chương 3.
CHƢƠNG 2 :
THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BÁO THỂ THAO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011
2.1 Tổng quan về Báo Thể thao Việt Nam 2.1.1 Sơ lƣợc về Báo Thể thao Việt Nam
Báo chí Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Cột mốc quan trọng nhất là sự ra đời của tờ Gia Định báo - tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Trải qua nhiều bước thăng trầm cùng cách mạng Việt Nam, nhiều tờ báo đã ra đời để góp phần vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước.
Cùng với dịng chảy phát triển chung của Báo chí Việt Nam, báo Thể thao Việt Nam cũng có những bước phát triển rõ rệt. Báo Thể dục Thể thao - cơ quan ngôn luận của ngành Thể dục Thể thao Việt Nam - xuất bản số đầu tiên vào ngày 16/6/1957. Khơng chỉ là tiếng nói chính thức trong lĩnh vực thể dục thể thao của quốc gia, đồng thời là diễn đàn của nhân dân xây dựng nền thể dục thể thao của chế độ mới.
Hơn 54 năm hình thành và phát triển, báo Thể thao Việt Nam đã góp nhiều cơng sức cho báo chí nước nhà, được trao tặng nhiều danh hiệu quý giá và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các ấn phẩm của báo TTVN đã có mặt trên tất cả mọi miền đất nước.
Với vị trí là cơ quan ngơn luận của Tổng cục Thể dục thể thao (trước đây là Ủy ban Thể dục thể thao), báo Thể thao Việt Nam đã sớm thiết lập những mối liên hệ với giới thể dục thể thao và giới báo chí thể thao các nước theo định hướng đối ngoại của Chính phủ và nhiệm vụ đối ngoại của ngành Thể dục Thể thao.
2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng và các “sản phẩm” của Báo TTVN
Trong 54 năm qua, hầu như không năm nào tờ báo khơng có các nội dung tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp thể dục thể thao qua "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" và các ý kiến, các bài viết của Người đối với ngành Thể dục thể thao. Việc tuyên truyền tư tưởng của Bác Hồ đối với sự nghiệp thể dục thể thao khơng chỉ có ý nghĩa thúc đẩy sự nỗ lực của toàn ngành làm theo lời Bác, nỗ lực xây dựng ngành phát triển, mà cịn có tác dụng to lớn cổ vũ toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ, tham gia lao động, học tập, chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Trên các ấn phẩm của Báo TTVN, tất cả các hoạt động thi đấu phong trào đỉnh cao, trong cả nước hay ở một địa phương, trong nước hay quốc tế... đều được phản ánh kịp thời. Cùng với các cán bộ, phóng viên, thơng tin viên qua các thời kỳ luôn là lực lượng được báo rất quan tâm tổ chức và giữ mối liên hệ thường xuyên hai chiều để đóng góp ngày càng nhiều cho tờ báo.
Ngoài ra, Báo Thể thao Việt Nam hiện cịn đảm nhiệm thêm cơng tác phát hành, quảng cáo, tổ chức các sự kiện TDTT qua hình thức kêu gọi và vận động tài trợ, vừa để tăng nguồn thu, vừa là một hình thức khuếch trương, quảng bá “thương hiệu” đến với công chúng và bạn đọc cả nuớc.
Bên cạnh các hoạt động theo chỉ đạo của cơ quan chủ quản là Tổng cục Thể dục thể thao, Báo TTVN cịn là đơn vị kinh doanh, ngày càng đóng góp ngân sách lớn cho nhà nước. Hoạt động của Báo TTVN như doanh nghiệp nhưng có những đặc thù của lĩnh vực truyền thơng này. Do đó, Báo TTVN cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh trạnh trong quá trình hoạt động.
2.1.2.2 Các ấn phẩm chính của Báo TTVN
Hiện nay Báo TTVN đang xuất bản những “sản phẩm” sau:
- Tuần báo thể thao Việt Nam: là sản phẩm đầu tiên của báo Thể thao
Việt Nam. Năm 1957, được giới thiệu đầu tiên ở miền Bắc và không lâu sau ngày đất nước thống nhất đã có mặt tại phía Nam. Tuần báo là tờ báo trọng
tâm, mang tính chất định hướng chung cho hoạt động của Báo và nó có chỗ đứng ổn định trên thị trường với mỗi kỳ phát hành khoảng 12.000 bản.
- Tờ Thể thao hàng ngày: Đây là tờ báo xã hội hóa, phục vụ rộng rãi
các đối tượng bạn đọc. Giai đoạn mới ra đời, nó đã được độc giả chấp nhận và ủng hộ nhiệt tình do đáp ứng được u cầu nhanh chóng về thơng tin.
- Đặc san bóng đá 4-4-2: Đáp ứng yêu cầu u thích và tìm hiểu chun sâu về bóng đá - mơn thể thao vua trên thế giới. Lấy ý tưởng từ đội hình thường được sử dụng trong bóng đá là đội hình 4-4-2 mà tên tờ báo đã tạo cho độc giả ấn tượng và dễ nhớ. Nội dung chủ yếu là các bài viết chuyên sâu về bóng đá, chia sẻ kinh nghiệm trong thể thao, các bài điều tra, phóng sự về đời sống hậu trường của làng bóng đá, các vấn đề chun mơn, nghiệp vụ trong bóng đá ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
- Đặc san Xe và Thể thao: Ra đời vào năm 2008, đặc san đã làm phong
phú thị trường báo chí qua sự kết hợp giữa 2 lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều độc giả của Việt Nam. Những kiểu xe mới, xe độc, xe độ, xe sang cùng với các hoạt động thể thao đã làm cho các tin tức hấp dẫn hơn.
- Website thể thao Việt Nam: Để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, Báo TTVN
cho ra mắt trang Web sinh động của mình với địa chỉ http: //thethaovietnam.com.vn. Trên trang báo điện tử này cũng có các tin đã được in trong báo giấy nhưng cô đọng và chọn lọc hơn và có các mục giới thiệu về Báo thể thao Việt Nam, các khoảng trống dành cho quảng cáo.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Theo hình 2.2, Báo TTVN có các bộ phận chủ yếu như sau:
- Ban Tổng Biên Tập: Đây là Ban lãnh đạo của Báo TTVN, chịu trách
Tổng biên tập gồm 5 thành viên là những nhà báo, nhà quản lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí và thể thao.
- Ban chun mơn: Đây là lực lượng nịng cốt vì bộ phận của Ban chuyên môn là những nguời trực tiếp tạo ra sản phẩm cho Báo TTVN. Được phân chia ra theo từng lĩnh vực cụ thể nhằm phụ trách những mảng quan trọng của Báo TTVN.
Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính, Báo TTVN
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của báo Thể Thao Việt Nam
- Phòng chức năng: Nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các ban chuyên môn,
Ban Tổng biên tập đã xây dựng các phòng chức năng để đảm bảo hoạt động
BAN TỔNG BIÊN TẬP
PHÒNG CHỨC NĂNG
BAN THỂ THAO QUẦN CHÚNG
BAN THỂ THAO QUỐC TẾ
BAN THỜI SỰ CHÍNH TRỊ
BAN CHUYÊN ĐỀ BAN THƢ KÝ TÒA SOẠN
BAN CHUYÊN MƠN
PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHỊNG KỸ THUẬT XUẤT BẢN
PHỊNG THƠNG TIN TƢ LIỆU
PHÒNG TÀI VỤ
CHI NHÁNH PHÍA NAM
CHI NHÁNH MIỀN TRUNG
CÁC CHI NHÁNH
TRUNG TÂM DV VÀ TCSK
NHÀ IN BÁO THỂ THAO
của Báo. Phòng chức năng bao gồm: phịng tổ chức hành chính, phịng kỹ thuật xuất bản, phịng thơng tin tư liệu và phòng tài vụ.
- Các chi nhánh: Để tận dụng lợi thế địa phương cũng như thực hiện chiến
lược bao phủ thị trường, các chi nhánh của Báo TTVN sớm được thành lập. Hiện Báo có 2 chi nhánh là chi nhánh phía Nam và chi nhánh miền Trung.
- Các đơn vị trực thuộc: báo TTVN có 2 đơn vị trực thuộc là Trung tâm
dịch vụ và tổ chức sự kiện, nhà in Báo thể thao. Sự hình thành hai đơn vị này xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của Báo TTVN trong thời kỳ phát triển mới.
2.1.3.2 Nhân sự
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Tình hình nhân sự của báo Thể thao Việt Nam trong 3 năm qua được thể hiện như bảng 2.1
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự Báo TTVN giai đoạn 2007-2009 STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 1 Tổng NV 292 310 320 2 Giới tính Nam 161 171 176 Nữ 131 139 144 3 Trình độ ĐH trở lên 227 242 250 Dưới ĐH 65 68 70 4 Chức vụ Quản lý 21 24 28 Phóng viên, BTV 128 140 145 Kỹ thuật 13 16 18 Hành chính 130 130 129 5 Lƣơng BQ (triệu) 5.1 5,3 5,8 Nguồn: Phịng tổ chức hành chính, Báo TTVN
2.2 Tình hình hoạt động của Báo TTVN trong những năm qua 2.2.1 Doanh thu
Doanh thu là chỉ số quan trọng cho việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu của Báo Thể thao Việt Nam được thể hiện chi tiết như bảng sau.
Bảng 2.2 Doanh thu của Báo TTVN giai đoạn 2003-2011
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Doanh thu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bán báo 70.160 68.450 80.362 75.760 82.560 85.150 90.960 92.234 100.619 Quảng cáo 23.385 25.120 28.732 27.895 40.980 37.590 44.280 45.280 50.008 Dịch vụ tổ chức sự kiện 0 4.567 7.567 8.588 10.567 9.523 10.364 12.927 16.448 Website 0 0 120 220 260 318 390 449 530 Tổng cộng 93.545 98.137 116.781 112.463 134.367 132.581 145.994 150.890 167.605
Nguồn: Phòng Tài vụ, Báo TTVN
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Báo TTVN Nam trong giai đoạn 2003- 2011. Doanh thu của Báo đến từ hai nguồn chính là bán báo và quảng cáo. Hai mảng này có quan hệ tăng giảm với nhau nhưng chỉ mang tính chất tương đối.
Tình hình thực hiện doanh thu của Báo TTVN 10 năm qua là khá tốt. Việc mở rộng thị trường và tận dụng các cơ hội, sự kiện thể thao một cách rất hiệu quả. Báo TTVN đã có những bước tiến đáng kể. Nhưng nhìn lại con số mới nhất, Báo TTVN cần có đối sách để cải thiện tình hình dịch chuyển này để tạo nguồn thu lớn hơn trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thị trường báo chí hiện nay.
2.2.2 Chi phí và lợi nhuận
Chi phí của doanh nghiệp được thể hiện qua các khoản chi tập hợp trong một năm, nó cũng là chỉ số thể hiện phần nào tình hình hoạt động của cơng ty. Đánh giá chi phí để xem xét các khoản chi phí bỏ ra có phù hợp và đạt được doanh số hay lợi nhuận tương ứng không. Đối với một tờ báo nói chung, báo Thể thao Việt Nam nói riêng thì chi phí bao gồm những khoản chính sau: in ấn, tiếp thị, nhân công, nhuận bút và các chi phí khác… Tại Báo TTVN, các chi phí này trong giai đoạn 2003-20011 được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.3 Chi phí của Báo TTVN giai đoạn 2003-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chi phí 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20010 2011 In ấn 64.070 62.360 74.820 70.170 78.862 77.340 77.225 78.170 80.862 Tiếp thị 920 1.150 1.400 1.930 2.850 2.450 3.252 3.550 3.371 Nhân công 1.595 1.790 1.980 2.250 2.460 2.478 3.463 3.860 4.262 Nhuận bút 10.497 9.824 11.515 12.670 17.750 15.725 21.755 22.661 23.780 Khác 7.636 7.952 8.850 9.270 9.802 10.373 11.801 12.487 13.645 Tổng cộng 84.718 83.076 98.565 96.290 111.724 108.366 117.496 120.728 125.920
Nguồn: Phòng Tài vụ, Báo TTVN
Bảng trên thể hiện chi phí tăng và giảm theo cùng tỷ lệ với doanh thu. Trong đó chi phí in ấn chiếm tỷ trong cao nhất rồi đến chi phí nhuận bút.
Tại chi nhánh phía Nam, việc đầu tư vào xây dựng một nhà in riêng vào thời điểm hiện nay là nằm ngoài khả năng của chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh phải đặt in tất cả các tờ báo tại nhà in Nhân dân và nhà in Lê Quang Lộc, cơng ty In Cần Thơ, xí nghiệp in Daklak nên chi phí cao. Điều này dẫn đến một mặt làm chi phí tăng, mặt khác làm cho chi nhánh không chủ động được