Cơ sở xây dựng chiến lƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển báo thể thao việt nam giai đoạn 2012 2020 (Trang 57)

Bảng 3 .3 Danh mục các dự án đầu tư cơ sở vật chất đến năm 2020

3.2 Cơ sở xây dựng chiến lƣợc

Bước đầu tiên trong giai đoạn hình thành chiến lược là xây dựng các căn cứ, nền tảng vững chắc cho chiến lược. Nền tảng đó sẽ quyết định tính khả thi và hiệu quả của chiến lược. Xây dựng chiến lược cho Báo TTVN, tác giả dựa trên ba cơ sở sau.

3.2.1 Mục tiêu, kế hoạch của Báo thể thao Việt Nam

Các chiến lược được xây dựng để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Dựa vào tình hình hoạt động trong những năm qua, Ban lãnh đạo Báo TTVN đã sớm đặt ra kế hoạch trong giai đoạn mới.

Trong năm 2012 - 2015, Báo TTVN chủ trương tăng lượng phát hành báo nên sẽ tăng doanh thu về bán báo. Nhưng dùng khoản lợi nhuận đó để chi cho hoạt động Marketing để thu hút quảng cáo. Tổng doanh thu của Báo TTVN năm 2012 - 2014 tăng khoảng 20% mỗi năm. Sau đó tăng khoảng 25% giai đoạn 2015 – 2020.

Mục tiêu của Báo TTVN đến năm 2015 là nắm giữ thị phần khoảng 10% thị phần báo giấy tại thị trường Việt Nam. Qua kinh nghiệm về khai thác cơ hội của Báo TTVN là các sự kiện lớn về thể thao, Ban Biên tập đã lên kế hoạch để tăng nguồn lợi nhuận. Đặc biệt, Báo TTVN sẽ khai thác các sự kiện lớn trong những năm tới như WORLD CUP 2014, OLYMPIC 2012, SEA GAMES 27 (2013). Đồng thời các bài viết của báo sẽ đi sâu hơn về các môn thể thao mới đang phát triển tại việt Nam như Golf, Quần vợt,…

Khai thác tốt hơn nhu cầu của nguời Việt Nam ở hải ngoại. Tập trung xuất bản các tờ báo bằng các ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, Pháp để gia tăng nguồn thu, tăng lượng xuất bản và từng buớc phục vụ đối tượng bạn đọc ở nuớc ngòai.

Về báo điện tử

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh qua trang web của Báo TTVN. Trong giai đoạn tới, trang web của Báo TTVN phải là cầu nối quan trọng, là một trong năm trang web thể thao có số lượng truy cập lớn tại Việt Nam. Là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Thể dục Thể thao, Báo TTVN cũng xác định trang web sẽ tuyên truyền hoạt động thể thao đến đông đảo người u thể thao. Là cổng thơng tin chính thức của Tổng cục thể dục thể thao để đưa đến độc giả những chính sách, định hướng phát triển ngành Thể thao nước nhà.

Đẩy mạnh quảng cáo và tạo nguồn thu bằng cách cho thuê các khu vực trên website. Đây là hình thức ít tốn kém mà nguồn thu cao. Để làm được điều đó cần phải xây dựng uy tín và sự hấp dẫn, hữu ích cho website thơng qua lượng truy cập lớn.

Về truyền hình

Đến năm 2015, tập đoàn Báo TTVN là đơn vị tổ chức, thực hiện và phát sóng các chương trình truyền hình thể thao qua kênh STTV (Sport Tourism Television). Đồng thời, tổ chức thực hiện các chuyên mục thể thao trong và ngoài nuớc cho các kênh truyền hình lớn tại Việt nam và thế giới.

Đa dạng hóa dịch vụ quảng cáo qua chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình STTV. Hợp tác về nội dung và trao đổi kinh nghiệm với các tập đồn báo chí Châu Âu và châu Mỹ dưới sự hỗ trợ của Tổng cục thể dục thể thao và định hướng phát triển của Nhà nước.

Về dịch vụ và tổ chức sự kiện

Huớng đến các dịch vụ và tổ chức sự kiện thể thao trong nước. Báo TTVN quảng bá và phát triển Trung tâm dịch vụ và tổ chức sự kiện thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện thể thao, đồng thời thực hiện các chức năng mơi giới thể thao, tổ chức quảng bá hình ảnh thể thao Việt nam ra thế giới, đầu tư vào các vận động viên trẻ triển vọng.

Liên kết với các câu lạc bộ trong nuớc để đưa tài trợ về chuyên môn từ các câu lạc bộ trên thế giới như Arsenal liên kết với câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai và với Vinamilk mở các trung tâm huấn luyện bóng đá tại Việt Nam. Tổ chức các dịch vụ thể thao kết hợp du lịch trong và ngoài nước, liên kết các hoạt động thể thao và võ thuật truyền thống của Việt Nam để quảng bá hình ảnh du lịch và văn hóa Việt.

Các chi nhánh

Đầu tư và nâng cấp về mọi mặt từ cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính, marketing… để hình thành các công ty con khi Báo TTVN trở thành tập đoàn báo Thể thao Việt Nam. Thiết lập lại cơ chế tổ chức hợp lý và phân quyền, ủy quyền cho các giám đốc các khu vực để nâng cao khả năng độc lập, tạo cơ chế hoạt động hiệu quả và linh hoạt.

3.2.2 Ma trận SWOT

CÁC CƠ HỘI (O)

1. Chính phủ hỗ trợ và định hướng phát triển. 2. Có lượng khách hàng trung thành là các cơ quan chức năng ngành TDTT 3. Thói quen đọc báo của người dân.

4. Công nghệ in ấn, truyền thông phát triển nhanh. 5. Việt Nam là thị trường tiềm năng, cịn nhiều hoạt động có thể khai thác.

CÁC NGUY CƠ (T)

1. Luật pháp về báo chí chưa hồn thiện.

2. Nhu cầu thông tin của độc giả ngày càng cao. 3. Nhiều đối thủ cạnh tranh.

4. Thông tin đến với độc giả qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.

5. Nhiều sản phẩm thay thế

ĐIỂM MẠNH (S)

1. Nhân sự đơng đảo, có kinh nghiệm

2. Sự hỗ trợ nhiều mặt của Tổng cục TDTT

3. Nguồn vốn hoạt động dồi dào

4. Cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ

KẾT HỢP SO

S1 S2 S3 + O1 O2:

 Chiến lược thâm nhập

thị trường.

S1 S2 S3 + O4 O5:

 Chiến lược phát triển thị

trường.

KẾT HỢP ST

S1 S2 S4 + T2 T3 T5:

 Chiến lược liên kết, liên

doanh với các tổ chức khác.

ĐIỂM YẾU (W)

1. Hoạt động Marketing yếu 2. Cơ sở vật chất thiếu, chưa được trang bị tốt 3. Chất lượng phóng viên cịn thấp 4. Khơng chủ động vốn kinh doanh 5. “Sản phẩm” đơn giản, chỉ viết về thể thao 6. Thiếu các phòng chức năng KẾT HỢP WO W5 + O2 O3 O5

 Chiến lược phát triển

sản phẩm mới.

KẾT HỢP WT W3 W4 W5 + T1 T4 T5

 Chiến lược đa dạng hóa

ngành nghề kinh doanh.

W1 W2 W6 + T1:

 Chiến lược tái cấu trúc

hoạt động.

Nguồn: Đánh giá của tác giả

Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu bên trong và các cơ hội, nguy cơ bên ngồi từ mơi trường hoạt động của Báo Thể thao Việt Nam, tác giả xây dựng ma trận SWOT nhằm xây dựng chiến lược khả thi trong giai đoạn mới. Từ các kết hợp từ bảng 3.1 trang 71, tác giả áp dụng phương pháp xây dựng ma trận SWOT đã được trình bày trong phần 1 để đề xuất các chiến lược có thể áp dụng tại Báo TTVN.

Trong kết hợp điểm mạnh (S) và cơ hội (O), tác giả sử dụng nhiều điểm mạnh để tận dụng một số cơ hội. Cụ thể, Báo TTVN có những điểm mạnh như nhân sự đơng đảo, có kinh nghiệm, sự hỗ trợ nhiều mặt của TC.TDTT và nguồn vốn dồi dào, tận dụng lượng khách hàng trung thành là các cơ quan chức năng của ngành TDTT và sự hỗ trợ, định hướng của chính phủ, tác giả đề xuất Báo TTVN sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường. Tương tự, tác giả sử dụng S1, S2, S3 để tận dụng O4, O5 để đề xuất các chiến lược phát triển thị trường.

Trong kết hợp điểm mạnh (S) và nguy cơ (T), tác giả sử dụng nhiều điểm mạnh để tránh một số nguy cơ của Báo TTVN. Tác giả sử dụng S1, S2, S3 để tránh nguy cơ T2, T4, T5 thông qua việc thực thi chiến lược liên doanh, liên kết với các đơn vị khác trong ngành.

Trong kết hợp điểm yếu (W) và cơ hội (O), tác giả tận dụng nhiều cơ hội để cải thiện một số điểm yếu của Báo TTVN. Cụ thể, tác giả tận dụng O2, O3, O5 để cải thiện điểm yếu W5 thông qua việc thực thi chiến lược phát triển sản phẩm mới.

Trong kết hợp điểm yếu (W) và nguy cơ (T), tác giả đề xuất các giải pháp chiến lược nhằm cải thiện điểm yếu và tránh những nguy cơ của Báo TTVN. Cụ thể, tác giả đề xuất chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để cải thiện điểm yếu W3, W4, W5 và tránh nguy cơ T1, T4, T5. Tương tự, tác giả đề xuất chiến lược tái cấu trúc hoạt động để cải thiện điểm yếu W1, W2, W6 và tránh nguy cơ T1.

3.3 Hoạch định chiến lƣợc phát triển Báo Thể thao Việt Nam giai đoạn 2012-2020

3.3.1 Các chiến lƣợc khả thi cho Báo TTVN giai đoạn 2012-2020

Qua việc phân tích mơi trường vĩ mô, vi mô và đánh giá thực trạng chiến lược phát triển, phân tích các điểm mạnh và yếu, cơ hội và nguy cơ của báo TTVN, tác giả dùng đây là những phối hợp để đưa ra chiến lược. Qua ma trận SWOT của Báo TTVN, tác giả đưa ra các chiến lược sau.

Các chiến lƣợc SO

Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng

Nhận thấy thị trường Việt Nam ổn định và tiềm năng, nhiều nơi mà báo thể thao “có mặt” chưa khai thác hiệu quả, Báo TTVN cần có các hoạt động marketing mạnh mẽ hơn để đưa các sản phẩm vào sâu trong thị trường này. Tận dụng các sức mạnh hiện có như kinh nghiệm, vị thế… để tiếp nhận các cơ hội nhằm giành lấy thị phần ngày càng cao.

Thực hiện chiến lược này, Báo TTVN cần thực hiện tốt chiến lược marketing qua các công việc định giá, phân phối và cải tiến sản phẩm.

Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng

Độ bao phủ thị trường của các tờ báo của Báo TTVN ở Việt Nam khá rộng. Trong giai đoạn tới, Báo TTVN có thể mở rộng ra khu vực qua các ấn phẩm bằng tiếng Anh. Dịch vụ truyền hình, hoạt động mơi giới thể thao là những dịch vụ mới cần phải đẩy mạnh tại thị trường Việt Nam Đồng thời, các dịch vụ và tổ chức sự kiện hướng đến các nước trong khu vực ASEAN.

Thực hiện chiến lược này cần đầu tư ban đầu lớn để xây dựng hệ thống phân phối, xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp.

Các chiến lƣợc ST

Với xu thế hội nhập và cạnh tranh mạnh mẽ, các điểm yếu kém của báo TTVN đã không thể giải quyết trong ngắn hạn nên phải thực hiện chiến lược này. Báo thể thao Việt Nam cần đi theo định hướng của Chính phủ. Đó là các tờ báo sẽ phát triển thành các tập đồn báo chí hùng mạnh. Đồng thời, việc liên kết với nhau để giảm đi sự cạnh tranh lẫn nhau… Trong liên kết này sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chức năng mới của báo như: tư vấn cá cược bóng đá, mơi giới mua bán cầu thủ… Báo TTVN cần liên kết ngay với một vài tờ báo, đài truyền hình để giải quyết những hạn chế, cũng như hướng đến đa dạng hóa một cách tích hợp nhiều sản phẩm dịch vụ liên quan đến nhau để đạt hiệu quả cao. Thực hiện chiến lược này hiệu quả cần phải đánh giá đúng thực lực của Báo TTVN và của các đối tác.

Các chiến lƣợc WO

Chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới

Từ thực trạng ấn phẩm và dịch vụ của Báo TTVN còn nhiều hạn chế ở báo giấy, báo điện tử và nhu cầu của độc giả cao, Báo TTVN cần phải đưa ra các tờ báo mới, xây dựng các dịch vụ tích hợp để đáp ứng nhu cầu thơng tin đa dạng. Bằng các hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường, phải tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp thị hiếu độc giả. Vạch ra các kế hoạch xúc tiến hiệu quả để đưa các sản phẩm mới đến với đông đảo khách hàng.

Các chiến lƣợc WT

Chiến lƣợc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh

Thực hiện chiến lược này nhằm đầu tư vào các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề hiện tại của Báo TTVN. Các ngành nghề có thể đầu tư vào như: ngành in, ngành môi giới thể thao, du lịch và tổ chức sự kiện, xây dựng cơng trình thể thao, đào tạo thể thao và báo chí... Báo TTVN nên tận dụng các điểm mạnh như vốn dồi dào để thực hiện chiến lược này nhằm lấp đi những nguy cơ như khách hàng ít và đối thủ nhiều trong ngành kinh doanh hiện tại.

Ban lãnh đạo phải đánh giá đầy đủ và tồn diện các ngành liên quan để có kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Chiến lƣợc tái cấu trúc hoạt động

Để phát triển trong giai đoạn mới, Báo TTVN cần xem xét lại các hoạt động, cơ cấu, quy trình, nhân sự để sử dụng hiệu quả với yêu cầu phát triển. Cần sự đầu tư thích đáng vào việc cải thiện các hoạt động thiết yếu để tăng hiệu quả. Việc tái cấu trúc bộ máy hoạt động của Báo, phát triển các phòng ban chức năng phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trong giai đoạn mới, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với đặc điểm hoạt động. Báo TTVN cần thực hiện các phương thức để đẩy mạnh cải thiện những hạn chế tồn này này nhằm đủ sức vượt qua hay né tránh tốt những nguy cơ từ môi trường kinh doanh.

3.3.2 Lựa chọn chiến lƣợc phát triển Báo TTVN giai đoạn 2012-2020

Như phân tích phần trên, trong kết hợp điểm mạnh, điểm yếu của ma trận SWOT, kết hợp SO có 2 chiến lược khả thi trong giai đoạn tới là chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường, kết hợp WT có 2 chiến lược là Chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và Chiến lược tái cấu trúc hoạt động. Để có thể chọn lựa chiến lựa phù hợp nhất cho Báo TTVN trong giai đoạn tới, tác giả sử dụng ma trận QSPM trong các kết hợp SO và WT.

Từ ma trận QSPM của nhóm chiến lược SO như trong bảng 3.1 cho thấy tổng điểm hấp dẫn của chiến lược thâm nhập thị trường là 139, trong khi tổng điểm hấp dẫn của chiến lược phát triển thị trường là 121. Từ đây, do nguồn lực hạn chế và cần tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu, tác giả đề xuất Báo TTVN chọn thực hiện hiện chiến lược thâm nhập thị trường.

Bảng 3.1 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc SO Các yếu tố quan trọng Chiến lƣợc có thể thay thế Phân loại Thâm nhập thị trƣờng Phát triển thị trƣờng AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

Nhân sự đơng đảo, có kinh nghiệm 3 4 12 4 12

Sự hỗ trợ của TC.TDTT 4 4 16 3 16

Nguồn vốn hoạt động dồi dào 3 3 9 3 9

Cơ cấu tổ chức hợp lý 3 3 9 2 6

Cơ sở vật chất thiếu, chưa được

trang bị tốt 2 2 4 1 2

Không chủ động vốn kinh doanh 2 2 4 1 2 Chất lượng phóng viên cịn thấp 2 2 4 2 4

Hoạt động Marketing yếu 2 2 4 1 2

Thiếu các phòng ban chức năng 2 2 4 2 4

“Sản phẩm” đơn giản, chỉ viết về

thể thao 1 1 1 2 2

Các yếu tố bên ngồi

Có lượng khách hàng trung thành 4 4 16 3 12 Công nghệ in ấn, truyền thông phát

triển nhanh 4 4 16 3 12

Chính phủ hỗ trợ và định hướng

phát triển các tờ báo phát triển 3 3 9 2 6 Thói quen đọc báo của người dân. 3 3 9 2 6 Việt Nam là thị trường tiềm năng 3 2 6 1 3 Nhu cầu thông tin của độc giả cao 2 3 6 2 4 Luật về báo chí chưa hồn thiện 2 1 2 2 4

Nhiều sản phẩm thay thế 2 1 2 3 6

Có nhiều phương tiện truyền thơng

khác nhau. 2 2 4 3 6

Nhiều đối thủ cạnh tranh 1 2 2 3 3

Tổng điểm hấp dẫn 139 121

Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm chiến lƣợc WT Các yếu tố quan trọng Chiến lƣợc có thể thay thế Phân loại Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh Tái cấu trúc hoạt động AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong

Nhân sự đơng đảo, có kinh nghiệm 3 4 12 1 3

Sự hỗ trợ của TC.TDTT 4 4 16 2 8

Nguồn vốn hoạt động dồi dào 3 4 12 1 3

Cơ cấu tổ chức hợp lý 3 3 9 2 6

Cơ sở vật chất thiếu, chưa được

trang bị tốt 2 1 2 3 6

Không chủ động vốn kinh doanh 2 1 2 2 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển báo thể thao việt nam giai đoạn 2012 2020 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)